Wednesday, February 5, 2014

Hồng sâm công dụng và cách dùng

Hồng sâm công dụng và cách dùng


 


Chuyện Cấm Cười - Theo VTC 


Trong các loại sâm thì nhân sâm được xếp vào hàng “đại bổ nguyên khí” vì có chứa saponin, sterol, acid amin, nhân tố vi lượng… nên có tác dụng tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể.

Theo Đông y, “khí” và “huyết” trong cơ thể quyết định sự sống và chết. Khi thống soái huyết, đồng thời huyết cũng là mẹ của khí. Con người có đủ khí, đủ huyết nhưng khí, huyết phải lưu thông nếu không sẽ bị bệnh tật.

Nhân sâm, trong đó có hồng sâm (sâm đã được tinh chế, sâm đã nấu chín) được xếp vào loại “đại bổ nguyên khí” vì nó tác động vào khí. Người thiếu khí sẽ nói năng thều thào, tức ngực khó thở hay nôn nấc vì khí nghịch lên. Vì vậy, trong Đông y sẽ dùng nhân sâm để phối hợp chữa bệnh.
Nhân sâm còn có tác dụng chữa các bệnh yếu khí ở người già, trẻ con có mụn nhọt…Bệnh sa tử cung, sa trực tràng, người hay ra mồ hôi do dương khí kém, người có cơ thể hay bị lạnh.

Với trẻ con thường là “thuần dương vô âm” nên chân tay luôn vận động, dương thịnh, âm yếu nên thường ít dùng nhân sâm. Tuy nhiên, khi cơ thể trẻ em mệt mỏi, yếu mệt, ho thì Đông y sẽ kê cho nhân sâm.

Tinh chất hồng sâm núi là thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe. Có tác dụng:

Tái tạo nhanh chóng năng lượng cho cơ thể những người suy nhược, 

Rối loạn chức năng cơ thể, người cao tuổi, 

Giúp ổn định huyết áp, 

Giảm mỡ máu, 

Điều hòa đường huyết, 

Gia tăng thể lực và trí lực, 

Cải thiện tình trạng mất ngủ, 

Một số rối loạn thần kinh, 

Rối loạn sắc tố da, 

Rụng tóc ở người cao tuổi…

Giúp tăng cường bồi bổ sức khỏe, 

Kéo dài tuổi thọ và trí lực, 

Tăng khả năng làm việc, 

Giúp đầu óc minh mẫn, sảng khoái, nâng cao hiệu quả năng lực làm việc, tăng khả năng ghi nhớ và năng lực phân tích.

Mỗi ngày uống 50ml – 100ml, 1-2 lần vào buổi sáng và trưa.

Mỗi ngày, chỉ nên dùng 4 – 12gr sâm, không nên dùng hơn".

Sâm có tính ức chế tế bào ung thư phát triển, ổn định huyết áp.

Mặc dù nhân sâm rất tốt cho người “khí hư” (yếu khí) nhưng sẽ là nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nếu không biết cách dùng.

Với người đang sốt cao, lạnh bụng, bị tiêu chảy nếu dùng sâm sẽ gặp “tai vạ”.  Có thể chết người.

Với người có huyết áp thấp, dùng sâm thì tốt

Nhưng với người có huyết áp cao, mặt đỏ bừng bừng, nóng người tức là khí vượng nếu dùng sâm, huyết áp sẽ càng cao.

Tuy nhiên, nếu huyết áp cao mà cơ thể thấy mệt mỏi thì lại dùng được sâm nhưng phải có ý kiến của bác sĩ. Phụ nữ có thai, sau khi sinh cũng hạn chế uống sâm vì dễ bị tiêu chảy. Những người tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, bệnh  gút thì càng không nên dùng.

Để xác định được sâm tốt hay không cần đến rất nhiều kiểm nghiệm khoa học. Tuy nhiên, ở mức độ phổ thông chúng ta có thể dùng cảm quan để nhận biết chất lượng. 

Nhân sâm thường màu óng như mật ong hay màu hổ phách, sâm càng già màu càng đẹp. Củ sâm cứng, mùi thơm, nhai có vị ngọt đắng. 

Trên đầu các củ sâm thường có những gạch nhỏ thể hiện năm tuổi. Mỗi năm tuổi của sâm được thể hiện bằng một gạch. Sâm giả thường có màu đen và không có gạch thể hiện năm tuổi. 

Trên thị trường hiện nay, nhân  sâm thường được làm giả từ đậu đũa dại, sâm đất, thương lục (dân gian thường gọi là “sâm voi”), niễng rừng và hoa sơn sâm, trong đó sâm đất và thương lục được dùng nhiều nhất.

Sản phẩm từ sâm thật giả lẫn lộn, người tiêu dùng rất khó nhận biết nên cách tốt nhất là nên chọn mua ở những cửa hàng phân phối uy tín.

Mặc dù nhân sâm rất tốt cho người “khí hư” (yếu khí) nhưng sẽ là nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nếu không biết cách dùng.

Theo Giáo sư – Tiến sĩ Dương Trọng Hiếu, thì để hiểu về tinh chất hồng sâm được chiết xuất từ hồng sâm thì cần hiểu rõ tác dụng của nhân sâm.

Tùy thổ nhưỡng khí hậu khác nhau mà có các loại nhân sâm khác nhau. Tại Việt Nam có sâm Ngọc Linh. 

Sâm Cao Ly (Hàn Quốc) cũng được đánh giá là có chất lượng tốt.

Cách phân biệt hồng sâm thật và hồng sâm giả, Tiến sĩ Hiếu cho rằng: Về cảm quan rát khó nhận biết vì hiện nay kỹ thuật làm giả quá tinh vi. 

Người tiêu dùng nên mua sản phẩm mà mình biết rõ nguồn gốc và chỉ cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm nghiệm mới biết được thật hay giả. Hồng sâm có thể để nguyên củ hoặc chiết xuất ra thành cao hoặc pha loãng ra để uống.

Giáo sư Dương Trọng Hiếu nói: “Với hồng sâm tươi có thể uống phối hợp hoặc dùng độc vị bằng cách hãm uống khi cơ thể suy kiệt, khô miệng. 

Sâm khô có thể ngâm rượu, hãm uống hoặc dùng như một vị trong thang thuốc chữa bệnh. Mỗi ngày, chỉ nên dùng 4 – 12gr sâm, không nên dùng hơn". (Theo VTC)



Không nên lạm dụng sâm



Hiện nay, rất nhiều người lạm dụng sâm khi cho rằng: nhân sâm là loại thuốc bổ và trị được bách bệnh, nếu không trị được bệnh cũng không hại gì. Thực ra, nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc, làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người

Ví dụ như với những bệnh về hô hấp, nếu dùng nhân sâm sẽ làm bệnh nặng thêm, dùng nhiều có thể chết. 

Muốn dùng nhân sâm cho đúng, trước hết cần phải biết loại sâm nào dùng cho bệnh nào, vì không phải mọi loại sâm đều có công dụng như nhau.

Đơn cử, cùng là sâm, nhưng tác dụng của:

Hồng sâm: (sâm chế chín)

Sẽ khác với 

Bạch sâm: (sâm chế nửa chín nửa sống) và 

Sâm tươi: (đã phơi)

- Hồng sâm có tính ấm, vị ngọt, dùng để bổ dương, chữa các hội chứng tỳ thận hư hàn, chân dương suy yếu, khí ở tỳ vị không phấn chấn.

- Bạch sâm và sâm tươi  có tính mát, dùng để dưỡng âm, thanh hư nhiệt, chủ yếu chữa người âm hư có hỏa như: người thấy nóng sốt sau khi bị mất máu, ra quá nhiều mồ hôi, mất nhiều tinh dịch.

Nhân sâm chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị với những trường hợp cụ thể: người suy yếu, mệt mỏi, chán ăn, vã mồ hôi hột, mồ hôi ra không dứt, làm việc nặng thì hơi thở gấp; tim đập nhanh, hồi hộp, hay quên, hoa mắt, chóng mặt, yếu sinh dục, băng kinh, băng huyết, rong kinh cấp, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều; mặt bệnh, vàng sạm, xanh sạm, mạch hư...

Gần đây, y học hiện đại đã chứng minh thêm các tác dụng của nhân sâm trong hạ đường huyết (phòng chống bệnh tiểu đường), tuy nhiên, y học cổ truyền cho rằng mỗi người bệnh thuộc thể bệnh riêng nên việc dùng nhân sâm phải hết sức linh hoạt và cần khéo léo khi phối hợp với một số vị thuốc khác.



Theo Kim Liên

 



Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger