Không thể đánh bại IS bằng không kích
Trong bài viết mới đây về mối đe dọa của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đối với an ninh thế giới, cựu Thủ tướng Tony Blair (ảnh) cho rằng Anh và các quốc gia khác phải thành lập một liên minh rộng lớn hơn mới có thể đánh bại nhóm vũ trang Hồi giáo này.
Tuy nhiên, chỉ có sức mạnh không quân thì chưa đủ. Chúng (IS) có thể bị bao vây và tới mức độ nào
đó bị kiềm chế nhưng chúng không thể bị đánh bại bằng không lực" - ông viết trên trang cá nhân.
Nhận định của ông Blair cũng có phần tương tự với Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ
Martin Dempsey nhưng trái với Tổng thống Mỹ Barack Obama, người tuyên bố không sử dụng bộ binh
trong chiến dịch tiêu diệt IS.
Cựu Thủ tướng Blair ngoài ra cũng giục Luân Đôn triển khai các hành
động nhằm chống lại "vòi bạch tuộc" của IS.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn trong chương trình "60 phút" của đài
truyền hình CBS hôm 21-9, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết sự trỗi dậy ngày càng
khó kiểm soát của IS là một thất bại của Tổng thống Obama do Washington đã không sớm trang bị vũ
khí cho quân nổi dậy "ôn hòa" Syrie.
Ông Panetta nhấn mạnh ông và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton
từng kêu gọi ông chủ Nhà Trắng vũ trang cho quân nổi dậy Syrie trong cuộc chiến chống lại Tổng
thống Bashar al-Assad từ năm 2012.
"Tôi nghĩ rằng mối quan tâm của Tổng thống Obama khi ấy là ông
lo ngại nếu chúng ta cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syrie, chúng ta không biết được số vũ khí đó
sẽ chảy về đâu. Theo tôi, chúng ta phải trả giá vì đã không làm điều đó " - ông Panetta phát biểu.
Vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo rằng Washington sẽ "mất một thời gian dài" mới có thể đánh
bại IS.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã trực tiếp đề cập với người
đồng cấp Iran Mohammed Javad Zarif về mối đe dọa ngày càng gia tăng của IS ở Iraq và Syrie. Một
quan chức cấp cao Mỹ cho biết trong cuộc hội đàm kéo dài hơn một giờ tại thành phố New York, hai
ngoại trưởng đã thảo luận về mối đe dọa từ IS cũng như những tiến triển trong các cuộc đàm phán về
chương trình hạt nhân của Iran. Nhà ngoại giao Mỹ tuyên bố Tehran có vai trò như Washington trong
việc tìm kiếm liên minh chống IS.
Tại Syrie, tính đến ngày 21-9, số người đổ xô qua Thổ Nhĩ Kỳ tránh
mối đe dọa từ IS đã lên tới 100.000 chỉ trong vòng chưa đầy một tuần. Kể từ khi nội chiến xảy ra ở
Syrie cách nay hơn 3 năm đã có hơn 1,5 triệu người nước này chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ lánh nạn.
Trong một diễn biến có liên quan, IS hôm qua đã kêu gọi quân nổi dậy
ở Bán đảo Sinai của Ai Cập đẩy mạnh các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng an ninh nước này và tiếp
tục việc hành quyết con tin. "Cài chất nổ trên đường. Tấn công các căn cứ và nhà của chúng. Cắt đầu
chúng. Không để chúng có cảm giác an toàn"- người phát ngôn của IS Abu Muhammad al-Adnani hô
hào.
Citi News/TRÍ VĂN (Theo Guardian, AFP, Reuters)
Post a Comment