Những bản nhạc phim từng 'sống chết' với thế hệ 8X Việt
Những ca khúc nhạc phim luôn có một vai trò quan trọng giúp tạo dấu ấn trong lòng khán giả.
Đối với thế hệ 8x, có những ca khúc nhạc phim đi cùng năm tháng, như "Mong ước kỷ niệm xưa", "Lời ru cho con", "Lời muốn nói"...
Mong ước kỷ niệm xưa - phim "Xin hãy tin em" (1997)
Mong ước kỷ niệm xưa - phim "Xin hãy tin em" (1997)
Xin hãy tin em là một bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Nguyễn Thị Thu Huệ. Đây là bộ phim đầu tay của đạo diễn Nguyễn Thanh Hải với dàn diễn viên trẻ của thời điểm đó như Bùi Lệ Hằng, Lê Vũ Long, Hoa Thúy...
Bộ phim được phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ nhật vào năm 1997. Bộ phim tập trung miêu tả Hoài "thát-chơ" - một cô sinh viên năm cuối trường Tổng hợp với tính cách mạnh mẽ, phá phách, ngang tàng gặp chàng sinh viên Nhạc viện tên Thắng đã làm cô thay đổi.
Đây là một trong những phim hay về đề tài sinh viên của điện ảnh Việt Nam, thành công trong việc miêu tả hoàn cảnh sống, những suy nghĩ và hoài bão của sinh viên thời kỳ đó. Bộ phim cũng có tư tưởng hướng thiện rất sâu sắc qua việc nhân vật Hoài thay đổi về tính nết và miêu tả được những tình bạn đẹp thời sinh viên khá chân thực và hài hước.
Cô Tấm ngày nay - nhạc phim "Chuyện nhà Mộc" (1998)
Câu chuyện về sự đổi thay khi người ta va phải những cám dỗ trên đất thành thị được thể hiện qua những tình tiết hài hước của phim cùng ca khúc "Cô tấm ngày nay" đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng mọi khán giả truyền hình.
Ca khúc nhạc phim "Cô Tấm ngày nay" là bài hát đầu tiên giúp Khánh Linh ghi dấu ấn với công chúng, một sáng tác của anh trai, nhạc sỹ Ngọc Châu. Cùng với bộ phim hài hước nhẹ nhàng, giai điệu ca khúc vui tươi rộn rã, pha chút nét "dân gian" khiến khán giả không thể nào quên. Cái tên bài hát, "Cô Tấm ngày nay" giờ cũng đã thành một cụm từ để chỉ những cô gái nông thôn lên chốn thị thành.
Lời ru cho con - phim "Của để dành" (2000)
Tên tuổi của Hà Trần cũng gắn liền với giai điệu da diết, cảm động của ca khúc này. Trải qua hơn 1 thập niên với rất nhiều phiên bản khác nhau, nhưng có lẽ chỉ khi lắng nghe Lời ru cho con qua giọng hát của Hà Trần người ta mới thực sự cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng về mẹ mà nhạc sĩ Xuân Phương gửi gắm trong ca khúc này.
Bộ phim "Của để dành" khai thác và ca ngợi tình mẫu tử sâu sắc. Phim xoay quanh gia đình bà Vi và ba đứa con lớn của bà là Thanh, Tiến và Thư. Do bà Vi thường xuyên bệnh tật nên cần người chăm sóc nhưng cả ba đứa con của bà do quá bận rộn với công việc nên không có thời gian chăm sóc bà mẹ.
Vì vậy, ba đứa con đã quyết định tìm người giúp việc cho mẹ, nhưng tất cả đều đã không ở lại giúp việc được lâu. Thất vọng vì ba đứa con, bà đã quyết định bỏ đi. Chỉ khi ấy, ba người con mới nhận ra bà Vi quan trọng thế nào. Vì thế họ đã lo lắng và sốt sắng đi tìm mẹ mình. Sau khi cảm thấy mình đã cho họ một bài học đích đáng, cuối cùng bà cũng đã trở về.
“Của để dành” là một bộ phim truyền hình thứ hai của đạo diễn Đỗ Thanh Hải sau bộ phim truyền hình đầu tay Xin hãy tin em, ra mắt lần đầu năm 2000. Đây cũng là bộ phim làm nên tên tuổi của đạo diễn trẻ Đỗ Thanh Hải.
Lời chưa nói - phim "Phía trước là bầu trời" (2001)
Sự thành công của bộ phim vẫn còn giữ mãi tới tận thời mà sinh viên không còn vất vả đối mặt với nỗi lo cơm, áo, gạo tiền như ngày trước nữa. Giai điệu của ca khúc thỉnh thoảng lại văng vẳng trong những xóm trọ khang trang như một cách để người ta nhớ lại cái thời đã quá xa của sinh viên Việt Nam.
Nguyệt, Thương và Nhung, ba cô gái tỉnh lẻ vừa tốt nghiệp đại học ở trong một xóm trọ sinh viên. Những bộ hồ sơ xin việc và những buổi đi tìm việc chiếm hết thời gian của họ. Nhung xin vào làm báo cho một tòa soạn, Thương làm việc trong nhà hàng còn Nguyệt vì có người yêu đàng hoàng nên xin được việc tốt hơn.
Ba cô gái với ba cá tính khác nhau sống chung một nhà. Hàng ngày họ phải đối mặt với cơm, áo, gạo, tiền. Trong khu trọ cũng có nhiều sinh viên, mỗi người một hoàn cảnh, một mảnh đời khác nhau như một xã hội thu nhỏ với đủ buồn vui.
Hoa cỏ may - phim "Hoa cỏ may" (2001)
Ca khúc nhạc phim cùng tên, "Hoa cỏ may" do ca sỹ Hằng Nga thể hiện, cùng với bộ phim, cũng lưu dấu ấn mạnh mẽ trong khán giả cho đến tận bây giờ. Giai điệu giản dị, nhẹ nhàng, kể về những cảm xúc bâng khuâng trong tình yêu của cô gái... vẫn nằm trong playlist của nhiều 8x và cả 9x ngày nay.
Lời yêu xưa - phim "Những ngọn nến trong đêm" (2002)
“Những
ngọn nến trong đêm” là một bộ phim tâm lý, tình cảm của ba đạo diễn: Đỗ
Đức Thành, Mai Hồng Phong, Đỗ Hồng Sơn, ra mắt lần đầu năm 2002. Nội
dung phim kể về Trúc, một cô gái đam mê thiết kế thời trang, cuối cùng
ước mơ đó cũng thành hiện thực, nhưng cuộc đời cô cũng gặp nhiều sóng
gió trước khi đến với thành công.Cùng với bộ phim rất được yêu thích, ca khúc trong phim có tên "Lời yêu xưa" do ca sỹ Thương Huyền đã từng làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng âm nhạc đương thời. Cho đến giờ, khi nhắc đến bộ phim, giai điệu "Lời yêu xưa" vẫn văng vẳng trong lòng khán giả đã từng dõi theo những thăng trầm của cuộc đời "cô Trúc".
Wing/Maskonline
Post a Comment