Phi hành gia đầu tiên: Chuyến bay lịch sử của chú chó Laika
Đầu tháng 11/2012, giới khoa học vũ trụ Nga long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày sinh vật đầu tiên được đưa vào không gian vũ trụ. Vào lúc 5 giờ 30 phút giờ quốc tế ngày 3/11/1957, chú chó có tên Laika, nhà du hành vũ trụ bốn chân đầu tiên, đã rời bệ phóng tại sân bay vũ trụ Tyuratam (nay là Baikonur) trên con tàu vũ trụ Sputnik-2 của Liên Xô. Chuyến bay này rất quan trọng, mở đầu cho lịch sử chinh phục vũ trụ của nhân loại.
Động vật trong không gjan
Sinh vật được lựa chọn đưa vào các chuyến bay thám hiểm không gian đầu tiên là những chú chó không thuần chủng và thường là vô gia cư.
Đến cuối thập niên 1950. Liên Xô đã đạt được kinh nghiệm đáng kể trong việc sử dụng chó để nghiên cứu khoa học (chẳng hạn, những nghiên cứu về sinh lý học của Pavlov đều được thực hiện trên chó.
Chó hoang có sức chịu đựng tốt hơn so với chó thuần chủng, không kén ăn và dễ huấn luyện.
Các phi hành gia bốn chân tương lai được lựa chọn theo những tiêu chuẩn rất rõ ràng, cụ thể, chẳng hạn cân nặng không quá 6 kg và cao không quá 35cm.
Ngoài ra, để có thể gắn chặt các cảm biến trên cơ thể chú chó và để gia tăng độ tin cậy của những chi tiết mà các cảm biến này truyền về Trái đất, những chú chó có lông ngắn được ưu tiên lựa chọn.
Ở giai đoạn đầu, những chú chó được tập làm quen với việc sống dài ngày trong một không gian kín, thử sức chịu đựng, làm quen với những rung chấn mạnh, những âm thanh lớn và kỳ lạ, làm quen với việc bị gắn đủ thứ cảm biến trên cơ thể.
Sau đó, chú chó được "bay thử". Trong những chuyến bay thử được đưa vào buồng đầu đạn (rỗng) của tên lửa. Khi tên lửa phóng lên đạt độ cao 100 - 400km, buồng đầu đạn tách ra, bung dù và rơi trở về mặt đất.
Từ tháng 7/1951 đến tháng 9/1960 đã có khoảng ba chục cặp phi hành gia bốn chân được đưa lên thượng tầng khí quyển theo cách này.
Ở giai đoạn tiếp theo, thay vì tên lửa, những chú chó thử nghiệm được bay trên những thiết bị thăm dò vũ trụ (chẳng hạn vệ tinh nhân tạo). Với vận tốc vũ trụ và ở độ cao vũ trụ (trên 400km tính từ mặt đất), chúng phải bay vòng quanh Trái đất nhiều vòng.
Mục đích chính của các thí nghiệm này là để nghiên cưứ ảnh hưởng của chuyến bay không gia lên cơ thể động vật - sự quá tải trong việc gia tốc cất cánh, trạng thái thường không trọng lượng kéo dài, việc chuyển đổi từ trạng thái quá tải sang trạng thái không trọng lực và ngược lại.... đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ vũ trụ lên cơ thể sinh vật.
Việc thử nghiệm cho chó bay trên tàu Sputniks là để kiểm soát sự an toàn đối với con người khi thực hiện các chuyến bay vào vũ trụ.
Laika chính là chú chó đầu tiên thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Chuyến bay của Laika
Trong số 12 "ứng viên bốn chân", Laika cùng 2 chú chó khác được lựa chọn cho những thí nghiệm khắc nghiệt nhất và chương trình luyện tập cực kỳ gắt gao để trở thành phi hành gia thực thụ.
Nhằm quen dần với việc sống trong khoang lái chật hẹp của tàu Sputnik-2, chúng bị nhốt trong những chiếc lồng chật hẹp suốt 3 tuần lễ lìên tục. Chúng còn phải làm quen với việc mang"trang phục" đặc biệt cùng vô số các loại cảm biến gắn trên cơ thể, đồng thời phải tập dùng những loại thức ăn đóng hộp ở dạng lỏng.
Như đã biết, loài chó rất sợ những tiếng động mạnh, vì thế, để những "phi hành gia bốn chân" không quá hoảng sợ với tiếng gầm của tên lửa khi rời bệ phóng, người ta thường cho chúng nghe tiếng động cơ máy bay phản lực được khuếch đại tối đa qua máy phóng thanh.
Ngoài ra, chúng phải thường xuyên luyện tập với máy ly tâm mô phỏng việc tăng tốc của tên lửa đẩy và với thiết bị mô phỏng tình trạng không trọng lực. Sau mỗi lần luyện tập, nhịp tim của chúng đều tăng gấp đôi, nhưng sau đó, thì hồi phục khá nhanh chóng.
Kết thúc khóa huấn luyện, Laika được đánh giá là có sức chịu đựng tốt nhất và vì thế được lựa chọn để trở thành sinh vật đầu tiên bay vào không gian vũ trụ.
Ngày 3/11/1957, tại sân bay vũ trụ Tyuratam (nay là Baikonur), con tàu Sputnik-2 mang theo Laika được phóng lên quỷ đạo gần Trái đất.
Theo các tín hiệu thu được từ các thiết bị cảm biến gắn trên thân Laika thì trong suốt thời gian phóng tàu, nhịp tim của nó tăng cao gấp 3 lần so với bình thường, nhưng sau khi tàu đạt đến trạng thái không trọng lực thì nhịp tim của Laika lại bắt đầu giảm mạnh.
Ngay ngày hôm đó, Đài phát thanh Moscow phát đi tin tức rằng, những tín hiệu từ Sputnik-2 cho thấy hoạt động của các thiết bị khoa học vẫn diễn ra bình thường và Laika vẫn sống. Tuy nhiên, 6 ngày sau, mặt đất hoàn toàn mất liên lạc với tàu Sputnik-2.
Theo các tin tức do cơ quan nghiên cứu Vũ trụ Liên Xô cung cấp thì Laika đã sống tới ngày thứ 4 của chuyến du hành.
Cũng cần biết rằng, thời bấy giờ, do các thiết bị đổ bộ chưa kịp hoàn chỉnh, nên tàu Sputnik-2 đã được xác định là sẽ thực hiện chuyến bay thử nghiệm cảm tử một đi không trở lại. Theo hoạch định, sứ mệnh của Sputnik-2 sẽ kéo dài khoảng nửa năm, tức là tới tháng 4/1958, nhưng lượng thức ăn và oxy đủ cho Laika dùng trong 10 ngày....
Điều đó có nghĩa là số phận của Laika đã được định đoạt ngay từ đầu: nó chỉ có thể sống tối đa 10 ngày trên tàu Sputnik-2 và xác của nó sẽ bị thiêu cháy cùng với con tàu khi quay trở lại bầu khí quyển Trái đất.
Sau khi bay liên tục 2.570 vòng quanh Trái đất trong 163 ngày, ở điểm gần nhất là 225km và xa nhất là 1.671km, với vận tốc 28.968km/giờ, ngày 14/4/1958, Sputnik-2 mang theo xác Laika đã rực cháy trên đường trở về Trái đất, kết thúc sứ mạng tiên phong của mình.
Các chi tiết chính thức của cơ quan khoa học Liên Xô lúc bấy giờ cho biết Laika đã sống được gần 7 ngày trong không gian vũ trụ. Nhưng đến cuối tháng 10/2002, tức đúng 45 năm sau chuyến bay lịch sử, sự thật về cái chết của Laika mới được tiết lộ taị Hội nghị Không gian vũ trụ Thế giới được tổ chức tại Mỹ.
Báo cáo của Tiến sĩ Dimitri Malashenkov thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề khoa học của Nga đã giúp chấm dứt những suy đoán kéo dài hàng thập niên về cái chết của Laika.
Theo báo cáo này, những cảm biến gắn trên thân Laika ghi nhận rằng ngay sau khi khoang lái đạt vận tốc gần 28.968km/giờ nhịp tim của laika đã tăng gấp 3 lần bình thường do nóng, sợ hãi và căng thẳng.
Sau khi sputnik-2 bay được hơn 6 giờ trên quỷ đạo (tức là sau khi thực hiện được khoảng 4 vòng bay quanh trái đất), trạm kiểm soát mặt đất, không nhận được thêm bất cứ một tín hiệu sống nào của Laika.
Những đóng góp của loài vãt cho công cuộc nghiên cứu vũ trụ
Sau Laika, hai con chó có tên Lisichka và Chaika được phóng lên vũ trụ vào ngày 28/7/1960, nhưng số phận của chúng khắc nghiệt hơn:
Sau 38 giây kể từ khi cất cánh, do trục trặc kỹ thuật, tên lửa rơi xuống mặt đất. Sau biến cố này, các khoa học gia đã quyết định phát triển một hệ thống cứu trợ khẩn cấp dành cho các phi hành gia trong giai đoạn cất cánh.
Ngày 19/8/1960 đã trở thành một mốc son đặc biệt trong lịch sử khám phá vũ trụ:
Hai chú chó Belka và Strelka là những sinh vật đầu tiên thực hiện thành công chuyến bay kéo dài một ngày trên quỹ đạo và trở về an toàn.
Vài tháng sau đó, cặp "uyên ương vũ trụ" đầu tiên này sinh được 6 con chó con (2 đực, 4 cái) khỏe mạnh.
Lãnh tụ Liên Xô Nikita Khurushuv đã chọn một con đẹp nhất gửi tặng Caroline Kennedy, con gái của Tổng thống Mỹ John F. Kenndy.
Ngày 1/12/1960, tàu vũ trụ Vostok 1K 05 mang theo hai chú chó Pchelka và Mushka, sau khi thực hiện thành công chuyến bay kéo dài một ngày tên quỹ đạo, khi trở về bầu khí quyển Trái đát thì gặp trục trặc và nổ tung.
Ngày 22/12/1960, hai con chó Zhulka và Zhemchugina được phóng vào không gian vũ trụ nhưng chẳng may tên lửa đi chệch khỏi hành trình đã định. Tuy vậy, tàu đã hạ cánh an toàn và hai "phi hành gia" sống sót, khỏe mạnh.
Ngày 9/3/1961, chó Chernushka đã thực hiện thành công chuyến bay vũ trụ cùng với một người nộm có tên "Ivan Ivanovich".
Ngày 25/3/1961, con chó Zvezdochka đã thực hiện thành công chuyến bay vào không gian.
Thành công này đã mở đường cho con người bay lên vũ trụ - các nhà khoa học Liên Xô quyết định chỉ cho phép con người bay vào vũ trụ sau hai chuyến bay thành công liên tiếp của chó.
18 ngày sau chuyến bay của Zvezdochka, Yuri Gagarin thực hiện chuyến bay huyền thoại của mình.
Pmanth/Mới - Theo Sputnik)
Post a Comment