Ho: Bài thuốc số 2: Trị ho khan lâu ngày do viêm phế quãn cấp tính (Pmanth)
(Giai đoạn đầu, khi bị cảm lạnh)
Tôi sau khi bị cảm lạnh, ho nhiều khạc ra đờm đặc, có màu xanh, sổ mũi nhưng không hỉ ra đưọc. Bác sĩ cho uống thuốc kháng sinh, ho không còn ra đàm có màu xanh nữa, bệnh cũng đã thuyên giảm. Nhưng vẫn tiếp tục ho khan
Giai đoạn hai
Mặc dù đã hết bị cảm. Tuy nhiên, triệu chứng ho khan về đêm có khi cả ban ngày cũng ho, cứ như vậy kéo dài cả hai tháng, người mệt dốc, thở không nổi, do bị viêm khí quãn, phổi nóng, vì uống quá nhiều thuốc trị sổ mũi, ho của Tây y, lúc nào cũng cảm thấy như có cục đờm trong cổ, nhưng khạc không ra, cứ vương vướng, rất khó chịu.
Cuối cùng nhờ cơ duyên đọc được bài thuốc trị ho trên báo Chí Linh Thời Mới
Tôi đã dùng bài thuốc dược thảo sau đây, sau 15 thang bệnh đã khỏi hẳn. Thật là kỳ diệu, từ đó đến nay khi bị ho khan, viêm khí quãn, tôi dùng (bài thuốc số 2) hay ho cảm tôi dùng (bài thuốc số 1) nên đã khống chế được căn bệnh của mùa lạnh, mà tôi đã bị 20 năm rồi, bệnh chỉ phát vào mùa lạnh từ tháng 11 - đến tháng 4 mỗi năm.
Đây là (bài thuốc số 2) trị ho khan, lâu ngày làm rất mệt, do ống khí quản bị viêm cấp tính và phổi bị nóng.
Trần bì 10 gr
Tỳ bà diệp 10 gr
Xuyên bối mẫu 10 gr (nếu ho nhiều dùng 15 gr)
Mạch môn 10 gr
Ngọc trúc 10 gr
Cam thảo 4 gr.
Sắc với 6 chén nước (nhỏ) nếu chén (lớn) 5 chén. Nấu bằng nồi thuốc bắc bằng điện mua ở các hiệu thuốc bắc. Tự động tắt khi thuốc còn lại 1 chén.
Nước nhì sắc với 5 chén (nhỏ) nếu chén (lớn) 4 chén. Hoà nước nhất và nước nhì vào, rồi chia ra làm 3 phần uống sáng, chiều, tối. Nên uống từ 10 - 15 thang cho bệnh khỏi hẳn.
Đọc thêm để hiểu về công dụng của các vị thuốc trên
Trần bì
Làm tan đờm, bổ phổi
Tỳ bà diệp
Làm tan đờm, mát phổi
Xuyên bối mẫu
Trị ho khan lâu ngày, chống viêm
Mạch môn
Bổ phổi, trị ho
Ngọc trúc
Mát phổi, bổ phổi
Cam thảo
Trị ho, giải độc, điều hòa các vị thuốc
Post a Comment