Cuộc chiến của đường
Tuần Báo Mới - Theo Nauka
www.chuyencamcuoi.blogspot.com - Loại bỏ đường ra khỏi thị trường thế nào, để không gây ra phá sản hàng loạt trong ngành công nghiệp thực phẩm? Các công ty lớn lo nghĩ về vấn đề này không khác gì người tiêu thụ bình thường lo lắng về từng centimeter phình to vòng bụng sau mỗi ly nước giải khát có ga.
Nghị viện châu Âu (nghị viện EU) vừa khai hỏa hiệp đấu mới nhất trong cuộc chiến với đường trắng hiện diện khắp nơi trên Trái đất:
Hồi đầu tháng 7/2011 các nghị sĩ EU đã đồng ý thông qua những quy định mới nhất, nghiêm khắc hơn về tem nhãn các mặt hàng thực phẩm. Từ nay nhà sản xuất sẽ có nhiệm vụ đưa lên nhãn mác những chi tiết về: sản phẩm chứa bao nhiêu calorie, bao nhiêu chất béo no và không no, bao nhiêu đường, muối, chất đạm và chất bột.
Những tài liệu đã kể tính theo đơn vị mỗi 100 gram mặt hàng thực phẩm. Sẽ cần phải thông báo bằng dòng chữ in đậm nét về những hợp chất có thể gây dị ứng. Nhà sản xuất cũng sẽ phải tiết lộ về nguồn gốc chất béo (thí dụ dầu hướng dương hoặc dầu cọ) và thịt (trừ các sản phẩm chế biến từ thịt).
Thực vật thay thế đường
Những tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không hoàn toàn hài lòng với các quy định mới. Theo lập luận của họ, để đọc được thành phần các mặt hàng thực phẩm, trong nhiều trường hợp người tiêu dùng sẽ buộc phải sử dụng kính lúp và bàn tính.
Tuy nhiên, Nghị viện EU đã bác bỏ nhiều yêu sách, trong đó có yêu sách buộc nhà sản xuất phải đánh dấu màu đỏ trên nhãn mác bên ngoài sản phẩm chứa nhiều đường và chất béo; với thực phẩm lành mạnh - đánh dấu màu xanh.
Những quyết định trên cùng chiến dịch chính thức do bà Michelle phu nhân tổng thống Obama phát động tại Mỹ cho thấy thời điểm này, sản phẩm ngọt ngào màu trắng sản xuất từ củ cải đường và mía đã trở thành vấn đề chính trị, ý nghĩa của nó có thể so sánh với vấn đề ấm lên toàn cầu.
Thói quen ngọt hóa nhiều món ăn không còn là vấn đề tranh cãi của riêng giới chuyên môn. Người dân đã hiểu, ăn đường là vấn đề quan trọng và chờ đợi những quyết định của chính quyền.
Các nhà chính trị Mỹ ý thức được rằng, không thể xem thường vấn đề, vì thế họ hoàn toàn nghiêm túc thảo luận về bánh ngọt dành cho trẻ em.
Đã đến lúc các bộ máy kinh doanh lớn bừng tĩnh - lo sợ những tổn thất khổng lồ và tính đến lợi nhuận tương lai, các công ty siêu quốc gia ráo riết tìm kiếm giải pháp cho vấn đề: bằng cách nào hạn chế số lượng chất độc rao bán cho người tiêu dùng, đồng thời không bị mất thị trường tiêu thụ?
Những người khổng lồ của ngành công nghiệp thực phẩm đã bắt tay vào chiến dịch quãng cáo vĩ đại.
Họ nổ lực xây dựng thị trường tiêu thụ mới dành cho sản phẩm mới - Stevia. Loài thực vật đã nhiều thế kỷ được người da đỏ sử dụng thay thế đường chứa đựng hai đặc tính tuyệt vời:
Hương vị y hệt đường, nhưng hầu như không có năng lượng (calorie).
Ngành thực phẩm đặt lợi nhuận nhiều tỷ USD vào sản phẩm này.
Không chỉ đã được khám phá chính xác hơn - ngành công nghiệp lớn đã nhớ về nó.
Đã hàng trăm năm người da đỏ trong vùng giáp ranh giữa Brazil và Paragwai sử dụng cây có tên Latinh Stevia rebaudiana này.
Lá cây 30 lần ngọt hơn đường mía, tinh dầu stevia - ngọt gấp tới 300 lần. Tiếp theo hợp chất Rebaudiozyd A của cây còn ngọt hơn. Và không có calorie.
Những chất ngọt khác - như aspartame có mặt khắp nơi - có những đặc tính tương tự, nhưng là sản phẩm nhân tạo, không được đông đảo ngươì tiêu dùng chấp nhận. Hơn thế, tại một số quốc gia đường hoá học bị cấm sử dụng vì tác dụng phụ độc hại của sản phẩm.
Stevia là sản phẩm tự nhiên. Để trả lời câu hỏi, tại sao loài cây tuyệt vời này đến nay vẫn chưa được đưa ra thị trường thế giới, cần tự đặt ra câu hỏi:
"Ai sẽ được lợi, ai mất?
Việc sử dụng stevia trong ngành thực phẩm sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Trái lại, ngành công nghiệp đường và các nhà sản xuất các mặt hàng thực phẩm hoá học
Những người khổng lồ làm giàu nhờ sản xuất những hợp chất như aspartame sẽ thua thiệt.
Từ đầu những năm 80 tại Mỹ người ta đã thử tung ra thị trường stevia. Tuy nhiên, cuộc thảo luận về chủ đề sản phẩm mới đã chớp nhoáng bị dập tắt và kết thúc bằng việc:
Công bố một nghiên cứu giả tạo của Đại học bang Illinoise tại Chicago. Lý do; những thí nghiệm cho thấy, một trong những thành phần tan rã của steviozyd có thể gây ung thư.
Điều đáng chú ý là trong thành phần tham gia nghiên cứu có đại diện các công ty sản xuất đường hóa học.
Tại nhiều quốc gia phương Tây sau những tin tức cố tình trên về những chi tiết không có thật về stevia, người ta đã vội vã không nhắc đến nó nữa, đồng thời nghiêm cấm xử dụng nó trong sản xuất các mặt hàng thực phẩm.
Tình hình khác hẳn tại châu Á. Tại Nhật Bản stevia được sử dụng phổ biến từ những năm 70 và đáp ứng 40% nhu cầu thị trường đường trong nước. Không hề xuất hiện bệnh ung thư như những tin tức cố ý gây ra tại Mỹ.
Tuy nhiên hiện nay phương Tây mức tiêu thụ aspartame và những sản phẩm đường hóa học khác liên tục bị suy giảm.
Ngoài ra, bản quyền nhiều hợp chất làm ngọt hóa học đã hết hiệu lực. Trong đó có aspartame (1992) và sucralose (2005).
Thay vào đó thị trường tràn ngập số lượng khổng lồ các sản phẩm rẻ tiền của Trung quốc.
Những công ty lớn nhất đã không thu lợi nhiều từ việc sản xuất bánh ngọt. Vì thế mối quan tâm về stevia có cơ hội gia tăng.
Ngay từ năm 2007 Coca-Cola đã đăng ký 24 bản quyền sản xuất chứa stevia.
Đối tác và cùng tham gia chiến lược này còn có Cargill, người không lồ trong ngành công nghiệp nông sản và thực phẩm. Nó là hãng gia đình lớn nhất nước Mỹ. Doanh thu của Cargill năm 2010 đã đạt mức 116 tỷ USD.
Châu Âu nhập cuộc
Vậy liệu có xuất hiện đòn đánh bất ngờ vào stevia? hay ngược lại, bây giờ người ta sẽ nhắm vào đường, aspartame và những sản phẩm đường hóa học khác?
Trước tiên cần giải quyết một số việc.
1/ - Stevia cần có hương vị giống như đường truyền thống. Hãng Cargill đã giải quyết thật hiệu quả nhiệm vụ này - hãng của họ cho biết - sẽ loại bỏ hoàn toàn mùi vị lucrecia, hợp chất đặc trưng của stevia.
2/ Cần thuyết phục người tiêu dùng rằng, hợp chất tinh chế bằng phương pháp hóa học là "tự nhìên".
Thực tế "Người da đỏ sử dụng an toàn đã nhiều thế kỷ" có thể chứng minh cho sự tuyên bố của nhà sản xuất.
3/ Những hợp chất làm ngọt mới này bắt buộc phải tung ra thị trường châu Âu.
Tháng 12 năm 2008 Cơ quan kiểm soát Thực phẩm và Tân dược Mỹ chính thức công nhận tính vô hại của rebaudiozyd A như thực phẩm bổ sung trong các sản phẩm làm ngọt.
Nước Pháp đã bắt đầu tung ra thị trường hợp chất này. Ngay cuối năm nay EU cũng có quyết định về vấn đề này.
4/ Stevia buộc phải canh tác trên diện tích đáp ứng nhu cầu thị trường. Hãng Cargill đã ký hợp đồng với nông dân nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở Trung Quốc và bắt đầu khai triển trên qui mô đại trà.
Ngay hôm nay Truvia - thương hiệu thuộc hãng Cargill - đã trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu và chi phối 6 % thị trường các hợp chất làm ngọt.
Tại Mỹ, chất làm ngọt tinh chế từ stevia đã được sử dụng trong sản xuất nước giải khát "Sprite Green".
Đồng thời công ty PesiCo đã bắt đầu sử dụng stevia trong sản phẩm của mình.
Các cơ quan chức năng châu Âu hoạt động thận trọng hơn.
Tháng tư vừa rồi Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu đã công nhận steviozyd là hợp chất vô hại với liều lượng nhỏ. Dẫu cây stevia không được xếp vào nhóm Novel Food (thực phẩm sáng tạo), tuy nhiên, tinh dầu bổ xung cho thực phẩm được đặt tên E 960 đã được bày bán trong các cửa hàng.
Những công ty như Coca - Cola hay Cargill đã cung cấp chứng cứ chứng minh, tính vô hại của hợp chất này.
Tất cả chứng cứ đều cho thấy:
Trong vòng 2 - 3 năm tới sẽ bùng nổ thị trường mới nhiều tỷ USD và cuộc chiến với đường truyền thống sẽ bắt đầu.
Liều chất ngọt trong thực đơn người Mỹ năm 2009
1/ Sirup glucose - fructose
2/ Đường.
(Theo Nauka)
Post a Comment