Nước ta bắt đầu ăn Tết Nguyên Đán từ khi nào?
Theo Nguyễn Tuấn Vinh/Tuần Báo Mới Xuân
www.chuyencamcuoi.blogspot.com - Nói về Tết, ngoài hai lần Tết chính, Tết dương lịch và Tết âm lịch của một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, nhân loại còn nhiều cái Tết đặc biệt bản sắc và nhân sinh quan riêng biệt của từng khu vực, từng dân tộc như Tết trồng cây,..v..v..
Thơ cổ Việt Nam có câu:
"Rằm tháng giêng, ai siêng nấy quảy (cúng)
Rằm tháng bẩy, ai quảy nấy ăn
Rằm tháng mười, mười người mười quảy..."
Mỗi năm, người Việt có rất nhiều cái Tết lớn nhỏ như:
Tết Nguyên Đán (1 tháng giêng âm lịch);
Tết Thượng Nguyên (15 tháng giêng âm lịch), còn gọi là Tết Nguyên Tiêu;
Tết Trung Nguyên (15 tháng bẩy âm lịch) còn gọi là lễ Vu Lan hay ngày báo hiếu;
Tết Hạ Nguyên (15 tháng 10 âm lịch), còn gọi là Tết Cơm mới,
Tết Khai hạ (7 tháng giêng âm lịch), còn gọi là ngày hạ nêu;
Tết Hàn thực (3 tháng 3 âm lịch);
Tết Thanh Minh (thời từ Tết Hàn thực cho đến hết tháng 3 âm lịch, bởi thế trong Truyện Kiều có câu "Thanh minh trung tiết tháng ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh");
Tết Đoan ngọ (5 tháng 5 âm lịch), ngày người Trung Hoa kỷ niệm nhà thơ Khuất Nguyên, người Việt lại cho là ngày Tết trừ sâu, bọ,tránh dịch bệnh, trừ tà khí;
Tết Trung thu (15 tháng 8 âm lịch), ngày đặc biệt dành cho trẻ em;
Tết Cửu trùng (9 tháng 9 âm lịch) của các dân tộc thiểu số ở những vùng cao và trung du;
Tết Trùng thập (10/10 âm lịch), còn gọi là Tết Thầy thuốc, và Tết cuối cùng là Tết đưa ông Táo (23 tháng chạp âm lịch), với câu:
"Cò bay, ngựa chạy, đưa ông Táo về Trời....".
Tết là gì? Nguyên đán là gì?
Theo nhiều nghiên cứu xưa nay, chữ "Tết" là do chữ "tiết" đọc trại đi. "Tiết" nghĩa đen là đốt tre dùng để chỉ nhũng khoảng thời gian phân biệt bốn mùa. Theo sách Tố Vấn và Ngọc Hải, mỗi năm có 24 tiết, nhưng người Trung Quốc thuở xưa còn chia một năm ra làm bát tiết:
Lập Xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí
.
Tết Nguyên đán: Tết chỉ khoảng thời gian được phạn chia trong một năm - Nguyên theo tiếng Hán là khởi đầu, đứng đầu, số một (bởi thế Tết kèm theo sau là chữ Nguyên thành ra Tết nhất), còn đán có nghĩa là buổi sớm, còn có nghĩa là thời gian của một ngày.
Tết Nguyên đán là cái Tết đầu tiên của một năm. Thơ xưa có câu:
"Tiết nhật là Tiết đầu năm,
Tục kêu ngày Tết tiếng tăm quen lề
Sáng ra xem thấy tứ bề,
Nêu trồng vòi vọi, pháo nghe tưng bừng
Vội vàng làm lễ rước xuân
Kẻ đi viếng bạn, người mừng tuổi cha..."
Chúng ta thử hỏi Tết Nguyên đán có từ khi nào? Trả lời cho đúng câu hỏi này thật là thiên nan, vạn nan, nên một tạp chí nọ đã viết:
"Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở nước ta, đến nay vẫn chưa có một tài liệu khoa học nào kết luận một cách chắc chắn, duy nhất...."
Mãi đến đời Trần mới có sử quan Lê văn Hưu (1230 - 1322) phụng mệnh vua dùng sử liệu Trung Quốc và Việt Nam để soạn ra bộ sử đầu tiên của nước ta mang tên Đại Việt sử ký gồm 30 quyển và chỉ chép từ đời Triệu Võ Vương (207 - 137 trước Công nguyên) đến thời Lý Chiêu Hoàng (1225).
Năm 1455, ông Phan Phu Tiên soạn Đại Việt sử ký tục biên chép tiếp từ đời vua Trần Thánh Tông đến khi quân Minh bị đánh đuổi về nước (1227 -1427).
Mãi đến triều Lê và thời Lê - Trịnh, nhờ nổ lực biên soạn, bổ xung, sửa chữa của các sử quan như Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, nước ta mới có bộ sử lớn là Đại Việt sử ký toàn thư và bản kỷ tục biên chép từ đời Hồng Bàng (thời kỳ đầu Công nguyên) đến đời Lê Gia Tôn năm thứ 2, tức năm Ất mão (1675). Biết bao sự kiện lịch sử trong 4.000 năm (2879 trước Công nguyên - 1675) mà chỉ chép trong khoảng trên dưới 2.000 trang nên những người biên soạn chỉ ghi lại những sự kiện nổi bật nhất về chính trị và quân sự, hưng phế của từng triểu đại.
Vì thế, nói đến Tết, nhất là Tết Nguyên đán của Việt Nam buổi đầu, dù có ra sức tìm kiếm cũng khó thấy được tài liệu nào. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết về Tết như sau:
Bấy giờ người nước Việt ta là Lý Cầm làm túc vệ ở đài, bèn rủ người làng là bọn Bốc Long 5,6 người giữa ngày đầu năm (200) các nước triều hội, phủ phục ở sân điện tâu rằng:
"Ơn vua ban không đều".
Hữu ti hỏi vì cớ gì? Cầm nói: "Ở Nam Việt xa, không được Trời che, đất chở, cho nên mưa ngọt không xuống, gió mát không đến". Hán Đế xuống chiếu an ủi, lấy một người mậu tài nước ra làm lệnh huyện Hạ Dương, một người hiếu liêm làm lệnh huyện Lục Hợp (Cầm là người Giao Châu)" (121) và đoạn tiếp theo cũng liên quan đến Tết "Trọng là người quận Nhật Nam, khi mới vào Lạc Dương gặp đại hội ngày Nguyên đán. Tấn (sửa là Hán) Minh Đế hỏi rằng: "Ở quận Nhật Nam hướng về Bắc để trông mặt Trời phải không?" Trọng đáp rằng "Nay trong các quận, có quận gọi là Văn Trung là Kim Thành chưa chắc đã có sự thật.
Ở Nhật Nam, mặt trời cũng mọc ở phương Đông thôi còn như Phong Khí ấm áp, bóng mặt trời ở ngay trên đầu, quân dân ăn ở tùy tính mà quay mặt về Đông, Tây, Nam, Bắc không định phương nào, cho nên bảo khu vực mặt trời ở phương Nam vậy?.
Ở Trung Quốc, Tết Nguyên đán có từ đời Tam Hoàng, Ngũ đế và thay đổi tùy theo thời đại:
Nhà Hạ chọn tháng giêng (tức Dần)
Nhà Thương chọn tháng chạp (tức Sửu)
Nhà Chu lấy tháng 11 âm lịch (Tý) làm ngày Tết.
Sau khi gồm thâu lục quốc, Tần Thủy Hoàng cho ăn Tết vào tháng 10 (Hợi).
Mãi đến đời Hán Vũ Đế (140 TCN) mới lấy tháng giêng (Dần) để ăn Tết.
Sự lựa chọn này trùng hợp với sự hồi sinh của thiên nhiên, hoa nở, chim hót, bướm lượn nên các triểu đại sau vẫn tiếp tục duy trì tập tục ăn Tết Nguyên đán vào đầu tháng giêng.
Nước Việt Nam là nơi quần cư của nhiều dân tộc. Trong Việt Nam văn minh sử cương, học giả Lê Văn Siêu có nhận xét: "...Các công phu tìm tìm tòi về nguồn gốc của người Việt Nam của các nhà cổ học cho tới nay vẫn chưa thể đưa đến một kết luận dứt khoát nào rằng:
Người Việt Nam thuộc giống Tây Tạng, giống Indosien, Melanésien hay giống Việt Câu Tiễn đời Xuân Thu,...v..v..
Có lẽ là tất cả từ nhiều phía, đã cùng đến cư ngụ, trước hay sau nhau một thời gian nào đó, và cũng đã để lại được những đặc tính của mình".
Nhóm có nền văn hóa lớn thường tỏa sáng cho cả dân tộc, thế thì nhóm của người Bách Việt, Lạc Việt của nước Xích Quỷ (trước) và nước Văn Lang (sau) đã biết đến Tết Nguyên đán.
Điều này đã được minh chứng qua đoạn văn sau:
"Việt Sử Đại Toàn ghi lại chuyện bánh chưng, bánh dầy có từ thời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá giặc Ân, đã truyền ngôi cho Tiết Liêu - người con thứ 18 vì tỏ ra hiểu luật trời, khi dùng gạo nếp làm bánh chưng vuông, bánh dầy tròn để tượng trưng hình trời đất, phải lấy lá bọc ngoài, bỏ nhân trong để tượng trưng cha mẹ sinh thành. Điển tích này có sách nói Tiết Liêu được thần linh mách bảo.
Sau sự kiện này mỗi năm, vào dịp xuân về năm nào cũng làm bánh chưng, bánh dầy cúng lễ. Dân gian cũng theo đó mà làm bánh chưng, bánh dầy để cúng Tết (Trùng Trương sưu tầm). Qua nhà Thục trong Đại Việt Sử ký toàn thư 1, chú thích có ghi: "Thục Vương Vua nước Thục.
Nước Thục nào? Nước Thục ở miền Tứ Xuyên của Trung Quốc đã bị nước Tần diệt từ khoảng năm 316 TCN, cách đó gần một trăm năm. Có lẽ sau khi nước Thục bị diệt, con cháu nước Thục chạy xuống miền Nam, cũng vẫn tự xưng là Thục Vương, đến thời Thục Phán trôi nổi đến miền Bắc kết làm láng giềng với nước Văn Lang, cũng vẫn xưng là Thục Vương."
Như thế thì thời nhà Thục, người Việt đã biết "Vui Xuân chung cả một trời". Kể chuyện thành Cổ Loa 2054 mùa Xuân tác giả Hương Trà có viết: "Và ngày 27 tháng chạp năm Quý Tỵ, thành Cổ Loa mới được hoàn tất. Chính trong dịp xuân ấy, nhà vua đã trị vì đất nước Âu Lạc và đã ở lại thành Cổ Loa. Thần dân vui mừng mở tiệc và vui xuân. Lấy lịch trăng trên trên trống đồng làm ngày Tết". (Nguyễn Tấn Vinh)
Post a Comment