Du lịch nước ngoài bằng tiền ăn mày
VnExpress/ Quỳnh Hoa - Theo Global Times
Ông lão Zhang You lập cập bước lên máy bay. Đây là lần đầu tiên ông được ra nước ngoài, nhưng không phải để đi chơi, đi học hay làm việc. Ông đi ăn mày.
Một lão ăn mày giả như bị tàn tật trên đường phố Thành
Đô, tỉnh Tứ Xuyên ngày 26/12/2012. Các phóng viên đã theo dõi người này
và phát hiện ông ta sau mỗi ngày "làm việc" đều đi đứng bình thường,
thay quần áo sạch sẽ và leo lên taxi. (Ảnh: CFP)
|
"Mọi
chuyện bắt đầu bằng cuộc trò chuyện với một người đàn ông lạ mặt tôi
gặp trong làng vài năm trước. Ông ta chưa từng cho tôi biết tên họ hay
gốc gác ở đâu. Nhưng ông ấy bảo có thể kiếm cho tôi một chuyến đi miễn
phí ra nước ngoài và kiếm chút tiền", Zhang, 76 tuổi và là người tỉnh Hà
Nam, giải thích.
Người đàn ông lạ mặt nói với Zhang rằng ông cụ không
cần trả bất cứ khoản phí nào cho chuyến đi và sẽ được cung cấp chỗ ăn, ở
miễn phí trong suốt một tháng ở Malaysia. Điều kiện duy nhất là Zhang
phải dành tất cả thời gian trong "chuyến du lịch" để đi ăn xin.
Zhang nhanh chóng nhận ra đây là điều hiếm có và lần đầu tiên trong đời, ông nắm trong tay cơ hội được ra nước ngoài. Ruộng cằn, sức yếu, cần tiền cho tuổi xế chiều, Zhang đồng ý.
Zhang nhanh chóng nhận ra đây là điều hiếm có và lần đầu tiên trong đời, ông nắm trong tay cơ hội được ra nước ngoài. Ruộng cằn, sức yếu, cần tiền cho tuổi xế chiều, Zhang đồng ý.
"Tuổi già khiến tôi không thể làm nông thêm nữa. Sau
khi hai con trai lấy vợ và chuyển tới nơi ở mới, tôi chỉ có chút ít thu
nhập để tự nuôi sống bản thân", Zhang nói.
Zhang dành khoản tiền tiết kiệm bấy lâu để đăng ký hộ
chiếu tại phòng cảnh sát địa phương và sẵn sàng cho chuyến đi lớn nhất
trong đời.
Hai tháng sau, Zhang được đưa tới thành phố Thâm
Quyến, tỉnh Quảng Đông, theo những thỏa thuận đã cam kết với người đàn
ông lạ mặt kia. Ở đó, ông gặp thêm vài chục người khác, đến từ mọi miền
trên đất nước và cùng nuôi hy vọng có thể kiếm bộn tiền ở nước ngoài. Dù
khác biệt về tuổi tác và quê quán, nhưng tất cả bọn họ đều đến từ những
làng quê rất nghèo và đã sẵn sàng để dấn thân vào chuyến hành trình có
một không hai.
Chuyến bay đưa Zhang cùng những người đồng hành tới Kuala Lumpur, và ông đã dành 26 ngày kỳ quặc trong cuộc đời mình tại một ngôi nhà nhỏ ở thủ đô Malaysia.
Chuyến bay đưa Zhang cùng những người đồng hành tới Kuala Lumpur, và ông đã dành 26 ngày kỳ quặc trong cuộc đời mình tại một ngôi nhà nhỏ ở thủ đô Malaysia.
"Mỗi sáng, họ đưa chúng tôi đến khu trung tâm hoặc
những địa danh nổi tiếng. Họ bảo chúng tôi không cần nói một lời nào mà
chỉ cần cầm nón, chống gậy và hướng về phía khách du lịch. Hết ngày,
chúng tôi phải đưa 40% thu nhập của mình cho họ và được giữ lại 60% cho
bản thân", Zhang nói.
Bằng cách đó, Zhang kiếm được hơn 3.000 tệ (khoảng 500 USD) trong một tháng, nhưng ông nói có người còn kiếm được hơn 10.000 tệ.
"Con trai gọi điện bảo tôi về sau khi phát hiện ra bố
nó đã ra nước ngoài làm ăn xin. Nó sợ rằng tôi sẽ không thể về nhà nếu
chẳng may đổ bệnh ở đó", ông lão kể và thêm rằng đã kịp quay về Trung
Quốc ngay trước khi hết hạn thị thực.
Ông Zhang không phải là người duy nhất được trải
nghiệm chuyến đi đặc biệt này. Cảnh sát Hà Nam hồi tháng trước đã triệt
phá một đường dây đưa hàng chục người dân địa phương ra nước ngoài làm
ăn mày từ năm 2007.
"Chúng tôi phát hiện ra vụ việc từ hồi tháng 10 năm ngoái, khi hàng chục người dân địa phương đến chỗ chúng tôi để đăng ký thị thực ở những nước như Malaysia, Thái Lan hay Singapore. Ai cũng bảo họ đi du lịch, những mấy người ấy đều là nông dân nghèo và già cả, lại đến từ những ngôi làng hẻo lánh. Họ gần như không đủ khả năng để đi du lịch ở nước ngoài", Zhang Yaozhong, một cảnh sát ở Zhengyang, Hà Nam, nói.
Hơn nữa, tất cả những ông cụ này đều để lại một địa chỉ và số điện thoại liên lạc giống nhau, càng khiến cảnh sát gia tăng mối nghi ngờ. Cũng theo cảnh sát, một số ông cụ vẫn đang sống ở nước ngoài, và vài người thậm chí đã qua đời ở nơi đất khách
"Chúng tôi phát hiện ra vụ việc từ hồi tháng 10 năm ngoái, khi hàng chục người dân địa phương đến chỗ chúng tôi để đăng ký thị thực ở những nước như Malaysia, Thái Lan hay Singapore. Ai cũng bảo họ đi du lịch, những mấy người ấy đều là nông dân nghèo và già cả, lại đến từ những ngôi làng hẻo lánh. Họ gần như không đủ khả năng để đi du lịch ở nước ngoài", Zhang Yaozhong, một cảnh sát ở Zhengyang, Hà Nam, nói.
Hơn nữa, tất cả những ông cụ này đều để lại một địa chỉ và số điện thoại liên lạc giống nhau, càng khiến cảnh sát gia tăng mối nghi ngờ. Cũng theo cảnh sát, một số ông cụ vẫn đang sống ở nước ngoài, và vài người thậm chí đã qua đời ở nơi đất khách
Quê hương của người ăn mày
Ăn xin không phải là chuyện lạ ở Hà Nam, theo Wu Xinai, một người dân bản xứ.
"Việc ra nước ngoài làm ăn mày mới bắt đầu xuất hiện
từ vài năm trước, nhưng dân tỉnh này từng tới các tỉnh ngoài để làm nghề
xin ăn từ những năm 70 kia", Wu nói.
Là một huyện thuần nông, Zhengyang là một trong những
khu vực nghèo nhất ở tỉnh Hà Nam. Thu nhập của nông dân thường xuyên bị
ảnh hưởng bởi hạn hán và lũ lụt.
"Niềm hy vọng cuối cùng của người cao tuổi là con cái.
Nếu người trẻ làm tròn bổn phận, cha mẹ họ ít nhiều sẽ được hưởng phúc.
Còn không, các ông lão, bà lão sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy
trì cuộc sống", Chen, một tài xế địa phương, nói.
"Trong tình huống ấy, nhiều người già chọn cách đi ăn
xin. Thường thì họ hay tới những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải,
Quảng Châu hay Vũ Hán. Nhưng hiện tại, đi ăn mày ở nước ngoài được xem
là cách dễ nhất để có thể kiếm tiền", Chen nói thêm.
Chen cũng cho rằng, đi ăn xin còn "dễ kiếm tiền hơn làm nông nhiều lần".
Không nơi nương tựa
Theo Lu Xuezhi, phó giám đốc phòng nội vụ Zhengyang,
chính quyền huyện đang cố gắng đưa hàng nghìn người ăn mày về quê, nhưng
những nỗ lực này vẫn chưa đủ mạnh để giải quyết triệt để vấn đề.
Theo số liệu của phòng nội vụ địa phương, trong số 800.000 cư dân của Zhengyang, chỉ có 30.000 người là trong diện được nhận tiền trợ cấp hàng tháng của chính quyền. Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ dừng ở mức 70 tệ (gần 250 nghìn đồng).
Theo số liệu của phòng nội vụ địa phương, trong số 800.000 cư dân của Zhengyang, chỉ có 30.000 người là trong diện được nhận tiền trợ cấp hàng tháng của chính quyền. Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ dừng ở mức 70 tệ (gần 250 nghìn đồng).
"Nhưng làm sao người ta có thể sống nổi với 70 tệ khi
một túi bột mỳ đã có giá 80 tệ?", Wu, một người dân địa phương, nói.
"Thậm chí chúng tôi còn chưa nhắc đến những gì sẽ xảy ra nếu ai đó lâm
bệnh, làm sao họ có thể trả viện phí cho bệnh viện? Thậm chí nếu họ có
cố gắng tìm việc, thì ai dám thuê những người đã quá già?"
Bất cập xã hội
Theo thống kê của Bộ Nội vụ, số người trên 60 tuổi ở
Trung Quốc sẽ chạm mốc 200 triệu vào năm 2013. Khoảng 80% trong số đó
đang sống tại nông thôn, và chỉ một lượng nhỏ người cao tuổi được chăm
sóc tại viện dưỡng lão, trong khi phần lớn những người còn lại không
nhận được bất cứ sự quan tâm tối thiểu nào.
Sự bất bình đẳng về mức lương hưu giữa các khu vực ở
Trung Quốc đang gia tăng một cách đáng kinh ngạc. Những người từng làm
việc ở các cơ quan nhà nước hoặc có hộ khẩu thành phố luôn được hưởng
mức lương cao hơn. Thậm chí, sự chênh lệch giữa mức cao nhất là thấp
nhất lên tới hơn 50 lần.
"Những người cao tuổi rất dễ bị tổn thương. Đừng phê
phán lựa chọn của họ, bởi những người ấy không còn biết làm gì khác
ngoài việc đi ăn mày. Thay vì chê cười, cả xã hội hãy quan tâm tới việc
xây dựng một hệ thống hỗ trợ hiệu quả để có thể đưa họ trở về với cuộc
sống bình thường", Yin Zhigang, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tuổi
già Thượng Hải, nói.
Quỳnh Hoa (Theo Global Times)
Post a Comment