2 vấn đề bài tiết gây phiền phức cho phụ nữ khi mang bầu
Theo Trí thức trẻ
Trong suốt thai kỳ, nhiều các bà bầu thường xuyên đối mặt với những rắc rối trong việc bài tiết như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ợ hơi, chán ăn…
Ngồi hàng giờ trong toilet vì táo bón
Trong số những bệnh về tiêu hóa trong thời kỳ mang thai, táo bón luôn là bệnh thường gặp và phổ biến nhất, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Mỗi
khi đi đại tiện, người đang mang thai tháng thứ 8
phải ngồi hàng giờ trong toilet vẫn không giải quyết được vấn đề, bước
ra ngoài mặt nhăn, mày nhó. Chị Nhung cho biết, từ khi mang thai chị bắt
đầu bị táo bón, có lần chị còn phải đi bệnh viện nhờ can thiệp của bác sĩ.
Làm
theo tư vấn của bác sĩ, chị thường xuyên bổ sung đồ mát, những thực
phẩm dễ tiêu hóa và có chế độ tập luyện phù hợp, tình trạng táo bón cũng
chỉ đỡ được mấy tháng.
Bác sĩ chuyên khoa sản cho biết, bà bầu dễ bị
táo bón hơn người bình thường. Nguyên nhân do khi mang thai,
nồng độ hormone thay đổi dẫn đến giảm nhu động ruột. Thêm vào đó, khi
mang thai bạn thường xuyên phải bổ sung chất sắt khó tiêu hóa cùng
với sự phát triển của thai nhi chèn ép các cơ quan nội tạng làm tăng
tình trạng táo bón vào cuối thai kỳ.
Khi
mang thai, tử cung chứa thai nhi chèn ép lên các cơ quan trong ổ bụng và
tác động đến hệ tiêu hóa làm cho nồng độ progesterone tăng lên. Điều
này làm giảm trương lực cơ trơn dẫn đến thời gian vận chuyển thức ăn qua
ruột non kéo dài làm cho thai phụ dễ bị táo bón.
Hơn
nữa, trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có những sự
biến đổi lớn về sự thay đổi của hormone. Điều này có thể gây nên những
ảnh hưởng xấu đến ruột. Rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai, đã
“nạp” vào cơ thể quá nhiều chất sắt, canxi, vitamin... nên dẫn đến chứng
táo bón ở trong thời kỳ mang bầu..
Khi bị táo
bón, phân và khí đọng lại trong ruột, phân không bài tiết qua ngả hậu
môn được làm đầy bụng khó chịu, buồn nôn, tức bụng... khiến cho các bà
bầu chán ăn và hậu quả có thể là dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cả mẹ
và bào thai.
Thậm chí, táo bón làm phân rắn,
khi đại tiện phải rặn nhiều nên dễ dẫn đến bệnh trĩ hoặc gây sẩy thai.
Hơn nữa, khi phân tồn trữ lâu ngày các chất độc như phenol, amoniac,
indol... trong phân bị tích tụ lâu trong ruột, bị hấp thu vào máu rồi
lan truyền khắp cơ thể dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng
tới sự phát triển bình thường của thai nhi.
Ảnh minh họa
Giữ gìn sức khỏe vẫn không tránh được tiêu chảy
Tuy không phổ biến như táo bón nhưng tiêu chảy cũng là bệnh hay “tìm đến” phụ nữ mang thai.
Gặp
nhiều rắc rối tiêu hóa, ngoài bệnh táo bón đầu thai kỳ, có người còn hay bị tiêu chảy.
Mỗi lần
tiêu chảy bạn có thể bủn rủn chân tay, bỏ bê ăn uống dẫn đến mất sức. Lo lắng
ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo
bác sĩ thì trong thời kỳ mang thai, phụ nữ rất nhạy cảm, dễ bị vi
khuẩn, virus tấn công. Các loại vi khuẩn, virus này có thể có trong thức
ăn, nước uống, môi trường không khí. Ngoài ra, cơ thể không thích ứng
với sữa bầu cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Tiêu chảy kéo dài
dẫn đến tình trạng rối loạn nhu động ruột, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
của phụ nữ mang thai.
Phụ nữ đang mang thai
khi mắc tiêu chảy thường bị nặng hơn các trường hợp bình thường và mức
độ nguy hiểm cũng cao hơn. Bệnh tiêu chảy không những gây hại đối với cơ
thể mẹ như mất nước, mệt mỏi, suy nhược... mà còn ảnh hưởng cả đến
thai. Trong trường hợp người mẹ bị tiêu chảy cấp, thai nhi cũng có thể
bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết
trong bụng mẹ.
Ảnh minh họa
Khắc phục táo bón, tiêu chảy khi mang thai
Khi mang thai, thai phụ thường hay gặp rắc rối về tiêu hóa,
bên cạnh những nguyên nhân do thay đổi nội tiết, hormone, kích thước tử
cung,… thì hệ miễn dịch cũng yếu đi rất nhiều. Vì vậy, ngoài khắc phục
sự cố bài tiết, việc chăm sóc hệ miễn dịch bà bầu cũng nên hết sức quan
tâm.
Hầu hết phụ nữ khi
mang thai đều mắc phải những rắc rối bài tiết này. Không quá khó để khắc
phục tình trạng trên, điều quan trọng là bà bầu phải tuân thủ chế độ ăn
uống và hoạt động khoa học.
Đối phó với táo
bón, bà bầu nên ăn thức ăn nhiều trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc,… giàu
chất xơ có tác dụng tăng cường hệ vi khuẩn đường ruột. Uống nhiều nước
và tránh đồ uống kích thích như café, chè, soda. Đi bộ, di chuyển nhẹ
nhàng, vận động hợp lý. Bà bầu có thể tư vấn bác sĩ để được hướng dẫn sử
dụng một số loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ có thai.
Tiêu
chảy có thể gây mất nước và điện giải ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Khắc phục tiêu chảy trước hết là phải uống nhiều nước trái cây, muối
đường để bổ sung lượng nước đã mất. Cần đặc biệt lưu ý chế độ, thành
phần thức ăn, tốt nhất nên ăn những món dễ hấp thu như chóa, khoai tây,
cà rốt, bánh mì, chuối,… tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ, bơ. Khi bị tiêu
chảy, bà bầu phải thận trọng khi sử dụng thực phẩm nhất là sữa.
Trường
hợp tiêu chảy nặng, kèm theo ói mửa, buồn nôn, nôn và các triệu chứng
mất nước như khô miệng, tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu
hoặc chóng mặt… cần đến cơ sở y tế theo dõi truyền dịch.
Post a Comment