Sinh con muộn và những nguy hại cho sức khỏe phụ nữ
Theo Trí thức trẻ
Có nhiều cặp vợ chồng muốn ổn định về kinh tế rồi mới sinh con để có điều kiện chăm con tốt nhất. Tuy nhiên, sinh con muộn cũng ẩn chứa nhiều nguy hại với sức khỏe người phụ nữ.
Sinh non vì đã ngoài tứ tuần
Chị
Ngọc Lan ở Hà Đông, Hà Nội là một trường hợp gặp rắc rối do sinh con
quá muộn. Có một cháu trai đầu lòng, vợ chồng chị Lan yên tâm công tác,
cống hiến cho sự nghiệp và quyết định tránh thai trong vài năm.
Càng
để lâu, vợ chồng chị càng ngại sinh. Sau 10 năm phấn đấu, sự nghiệp đã
vững vàng, tài chính đảm bảo để cho con hưởng điều kiện chăm sóc tốt
nhất, vợ chồng chị mới quyết định sinh con. Lúc này chị cũng đã ở tuổi
ngoài tứ tuần. Thời gian đầu thai kỳ mọi việc diễn ra thuận lợi, đến
tuần thứ 32 thì xảy ra chuyện. Chị Lan thấy xuất hiện nhiều dấu hiệu lạ
như ra máu, đau bụng âm ỉ, nước ối ra nhiều…
Đến
bệnh viện khám, chị ngỡ ngàng khi bác sĩ chỉ định mổ lấy thai gấp vì đã
có dấu hiệu vỡ ối. Ra đời quá sớm, em bé phải đưa vào lồng kính để các
bác sĩ theo dõi, chăm sóc đặc biệt. Em bé mắc bệnh hô hấp nặng từ
khi lọt lòng mẹ nên thường xuyên đau ốm khiến chị Lan rất chật vật
trong việc chăm con. Sức khỏe chị cũng giảm đi rõ rệt.
Ảnh minh họa
Suýt bị tiền sản giật vì sinh con muộn
Chị
M. L là Phó hiệu trưởng một trường mầm non. Bỏ ngoài tai những
lời khuyên của gia đình, mặc kệ lời xì xào của hàng xóm, chị L. vẫn dồn
hết tâm huyết cho công việc và sự nghiệp của mình mà không nghĩ đến
chuyện chồng con.
Mải chạy theo sự nghiệp, 38
tuổi chị Lý mới lập gia đình. Kinh tế khá giả, sự nghiệp trên đà thăng
tiến nhưng chuyện con cái của chị lại không thuận lợi. Mặc dù không sử
dụng biện pháp tránh thai nào, nhưng phải 2 năm sau chị mới mang bầu trong niềm vui sướng của cả nhà.
Được
chăm sóc đặc biệt, chị và thai nhi tăng cân đều và khỏe mạnh.
Thế nhưng, đến tuần thứ 37, chị L. bị tăng huyết áp và có dấu hiệu tiểu
đường thai kỳ.
Một phần vì chủ quan, một phần
cũng vì muốn làm cố việc trước khi nghỉ sinh, chị L. không chú ý nhiều
đến các triệu chứng của mình. Cho tới một hôm, chị bỗng thấy đầu đau như
búa bổ, kèm theo hoa mắt, chóng mặt, bàn tay bàn chân sưng phù, miệng
buồn nôn, bụng đau âm ỉ...
Vội vàng đến bệnh
viện khám, bác sĩ nói chị có dấu hiệu tiền sản giật và phải mổ cấp cứu
ngay thì mới có thể bảo đảm tính mạng cả mẹ và con.
Cũng theo
các bác sĩ, trường hợp sản phụ nhiều tuổi như chị L. gặp phải biến chứng
tiền sản giật khi mang thai cũng khá phổ biến.
Ảnh minh họa
Sinh con muộn: nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi
Chị
em sinh con muộn có ưu điểm là đã trưởng thành hơn trong suy nghĩ cũng
như kinh tế ổn định. Lúc này, người phụ nữ có điều kiện, hiểu biết để
chăm sóc con chu đáo hơn các bà mẹ trẻ. Có trường hợp sinh con muộn
nhưng cả mẹ và con đều khỏe mạnh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều
rằng, phụ nữ sinh con muộn có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ đáng lo ngại
với cả người mẹ và thai nhi.
Theo bác sĩ sản
khoa, phụ nữ
tuổi ngoài 35 mới sinh con thường có nguy cơ tiểu đường, sẩy thai, sinh non, thai lưu, khó sinh, tiền sản giật ở người mẹ, thiểu năng, dị tật ở trẻ… cao hơn phụ nữ trẻ.
Bác
sĩ giải thích, người phụ nữ bước sang tuổi 35, sức khỏe cũng như
chất lượng của trứng giảm dần, khả năng thụ thai kém hơn, nhau thai bám
thấp tăng dẫn đến nguy cơ sinh non, độ giãn nở của khung chậu đã bị hạn
chế nên việc mang thai và sinh nở lần đầu có nhiều rủi ro cho cả mẹ lẫn
con. Đặc biệt, người mẹ sinh con muộn, trẻ sẽ kém thông minh hơn những
em bé khác, còn làm tăng nguy cơ nhiễm sắc thể bào thai gây nhiều di
chứng ở trẻ.
Phụ nữ tuổi càng cao chất lượng
trứng càng giảm. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, tốt nhất
chị em nên sinh con trong độ tuổi an toàn. Phụ nữ ở độ tuổi 20 - 30 sinh
con đầu lòng là hợp lý nhất, bởi khoảng tuổi này không chỉ hoàn thiện
về thể chất, chất lượng trứng tốt, nguy cơ tai biến thấp mà còn ổn định
về tâm lý.
Nếu vì lý do nào đó khiến chị em
phải sinh con muộn thì cần phải đi khám, và được bác sĩ theo dõi kỹ để có những lời
khuyên hữu ích. Các bác sĩ sẽ tiến hành làm đầy đủ các xét nghiệm để
chắc chắn rằng bé được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Nên có sự hướng dẫn
cụ thể của bác sĩ chuyên khoa, tham gia lớp học tiền sản để thêm kiến
thức và kinh nghiệm sinh nở.
Khi mang thai nên tiêm phòng đẩy đủ, tuân thủ lịch thăm khám thai của bác
sĩ, tập thể dục điều độ, nhẹ nhàng, tránh căng thẳng, tránh làm việc
nặng… Phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi nên ăn uống hợp lý, nên lựa chọn thực phẩm giàu axit folic,
canxi, sắt, protein, vitamin... trước khi mang thai, trong thời kỳ mang
thai và sau khi sinh.
Post a Comment