Chữa bệnh khó nói ở "vùng kín" trước khi kết hôn
Theo Trí thức trẻ
HPV và Chlamydia đều là bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus gây nên và dẫn đến hậu quả là bị viêm phần phụ, nhiễm trùng "vùng kín", ảnh hưởng khả năng sinh sản...
Em chào Bs. Hoa
Hồng, năm nay em 23 tuổi và hiện sắp lập gia đình. Em có chuyện khó nói
với ai vì nó liên quan đến "vùng kín". Em đang rất lo lắng vì gần đây em
có nổi một nốt mụn to ngay phía trên môi lớn. Ban đầu không có biểu
hiện gì nhưng vài ngày sau nốt mụn to dần và có mủ xanh bên trong.
Do
lo lắng em có đến phòng khám nhưng bác sĩ nói là em đang bị viêm nhẹ
phía bên trong tử cung (có dịch). Bác sĩ tại phòng khám có nói là lấy
mẫu để xét nghiệm HPV và Chlamyda, cho em thuốc về đặt âm đạo và hẹn khi
nào khỏi viêm thì đến khám lại.
Em
vẫn chưa yên tâm vì đến hôm nay nốt mụn đã bị vỡ, tiết mủ màu trắng
xanh. Hiện tại em rất lo lắng về sức khỏe của mình vì theo kế hoạch
chúng em sắp cưới. Em muốn hỏi nguyên nhân vì sao em lại bị nốt mụn như
vậy và nếu có dương tính với HPV và Chlamyda thì có ảnh hưởng gì đến sức
khỏe sinh sản không? (M.X)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn M.X thân mến,
Nếu
chỉ qua mô tả của bạn là có mụn ở "vùng kín" thì rất khó để chẩn đoán
tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải. Mụn sinh dục (mụn ở "vùng kín") là
bệnh phụ khoa khá phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh thường do quan hệ tình
dục không an toàn, hoặc do ma sát, lông vùng kín mọc ngược hoặc tuyến
mồ hôi bị tắc...
Bình thường, khi mắc bệnh mụn
sinh dục, quanh bộ phận sinh dục thường xuất hiện triệu chứng rát,
nóng, nổi mụn nước nhỏ thành chùm và vỡ ra, đóng vảy. Vết loét đau đớn
nhiều hơn khi đi tiểu. Bệnh có thể kèm theo sốt, nhức đầu, nổi hạch ở
bẹn, ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục.
Tuy nhiên, bạn mới chỉ xuất hiện một nốt mụn to, lại có mủ thì rất có thể đó là do tình trạng vệ sinh
gây nên. Nếu giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và đến khi mụn đó tiết hết mủ và
ngòi của nó thì sẽ khỏi. Bạn đã đi khám, điều mà các bác sĩ quan tâm
không phải là cái mụn ở bên ngoài mà là tình trạng viêm bên trong tử
cung. Tình trạng viêm trong tử cung có thể do nhiễm khuẩn gây ra, cũng
có thể là biểu hiện của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HPV.
Chlamydia, giang mai, lậu... Vì vậy, việc lấy mẫu để xét nghiệm HPV và
Chlamydia là cần thiết.
HPV và Chlamydia đều là
bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus gây nên. Cũng như các bệnh
tình dục khác, nhiều bệnh nhân bị nhiễm virus gây bệnh HPV hay Chlamydia
nhưng chưa phát tác ngay nên ở giai đoạn đầu không có dấu hiệu rõ ràng
của bệnh. Tuy nhiên, đến khi thấy các dấu hiệu cụ thể thì bệnh đã nặng
và việc điều trị dứt điểm có thể gặp trở ngại, khó khăn. Đó chính là lý
do tại sao khi có dấu hiệu nghi ngờ, các bác sĩ thường làm các xét
nghiệm để có chẩn đoán cụ thể.
Bệnh HPV và Chlamydia có những dấu hiệu nhận biết như: Ở cơ quan sinh dục xuất hiện các nốt sùi, nếu lớn thì trông như mào gà, dịch âm đạo ra nhiều, thay đổi trong thói quen tiểu tiện...
Nhiều
chị em vì không biết mình đang bị bệnh nên không điều trị kịp thời,
tích cực, dẫn đến hậu quả là bị viêm phần phụ, ví dụ như viêm cổ tử
cung, buồng trứng, âm đạo... Đến lúc phát hiện thì bệnh đã khó chữa và
kết quả có thể kéo theo là bị tắc ống dẫn trứng, chửa ngoài tử cung, khó
có thai, dễ bị sẩy thai, sinh non...
Bạn nên
chú ý hơn tới việc điều trị của mình bằng cách tuân thủ theo chỉ định
của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Ngoài ra, khi vết loét chưa lành thì
không nên quan hệ tình dục. Cần giữ cho vết loét sạch sẽ, khô ráo, tránh
đụng chạm, tiếp xúc với vết loét để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có
thể ngâm vết loét trong bồn tắm nước nóng để mụn chín và vỡ tự nhiên
không gây đau đớn. Tuyệt đối không nên nặn hay nhể chúng vì nó sẽ làm
cho bạn dễ bị nhiễm trùng.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Post a Comment