Cốc mò ...........cò xơi thời hiện đại
Chuyện Cấm Cười - Theo Tuần Báo Mới
Hằng năm thế giới tiêu thụ khoảng 220 tỷ túi trà lọc và những doanh nghiệp như Lipton thu về hàng tỷ đô doanh thu từ mặt hàng này. Nếu người đã có sáng kiến tạo ra chỉ cần thu 1% giá mỗi túi trà bán ra thì ngay đến cả những tỷ phú Warren Buffett hay Bill Gates cũng chưa chắc có nhiều tiền hơn họ.
Năm 1945, Sandy Fowler, một kỹ sư người Scotland để ý thấy mỗi lần cho nước sôi vào ấm, trà lại nổi lên miệng ấm, ông liền nói vợ may cho ông chiếc túi vải nhỏ để đựng trà. Khi uống trà không bị mất mùi vị, cũng không bị đùn lên miệng ấm. Ông liền đến công ty trà Anh tại Columbo và pha biểu diễn cho ban giám đốc. Sau vài lần pha thử, ban giám đốc đã quyết định mua bản quyền với giá 150 bảng Anh. Và chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, tại các cửa hàng ở Anh xuất hiện những túi trà lọc đầu tiên.
Năm 1949 kỹ sư Adolf Rambold đã cải tiến mẫu túi lọc bằng vãi thay bằng loại giấy mỏng thấm nước cùng với chiếc máy tự động đóng gói túi trà cho ban giám đốc công ty Teekanne.
Nhờ sáng kiến này, trong vòng vài năm cọn ty Teelkanne đã trở thành một doanh nghiệp thu về tiền tỷ, nhưng trong những nhà sáng chế, chỉ mỗi chàng kỷ sư người Scottland được thù lao 150 bảng Anh.
Đây không phải là trường hợp ngoại lệ - trong vòng mấy chục năm gần đây, nhiều doanh nghiệp thu được lợi kếch sù từ những sáng kiến, cải tiến công nghệ, còn những người có công lao đẻ ra những sáng kiến thi chẳng được hưởng lợi gì.
Trong trường hợp phát hiện ra hợp chất teflon của kỹ sư Roy Plunkett là một điển hình: Tháng 4 năm 1938 kỹ sư hóa học Roy Plunkett đang làm việc trong phòng thí nghiệm của công ty Dupont, anh thử nhấc bình gas ở góc phòng và thấy rất nặng - hơi ngạc nhiên vì bình không chứa khí, lại nặng một cách bất thường. Tò mò, anh liền dùng cưa để cưa đôi bình ra xem trong đó có gì. Ở đáy bình anh phát hiện thấy có loại bột màu trắng trơn tuột, chịu được các loại acid, kiềm và nhiệt độ cao. Roy Plunkett nhận thấy, với những tính năng hiếm có như vậy, loại vật liệu có thể được ứng vào nhiều lãnh vực.
Tuy nhiên, vì không có vốn để triển khai bước ứng dụng, nên phát hiện chỉ nằm trên giấy. Khi kế hoạch chế tạo bomb nguyên tử có tên "Manhattan" do tướng người Mỹ Leslie R. Groves phụ trách hầu như dậm chân tại chỗ bởi loại khí gas dùng chế tạo hợp chất Uranium (U-253) phá hủy một cách nhanh chóng các loại join lắp đặt trong đường ống dẫn khí, nhưng khi dùng loại vật liệt do Roy Plunkett phát hiện chế tạo các join thì chúng không bị khí gas phá hủy hay ăn mòn.
Sau đó, vật liệu này được dùng để tráng lên mặt ngoài áo giáp cho các nhà du hành vũ trụ. Tuy nhiên, ngành nguyên tử không đem lại cho công ty Dupont bộn tiền, mà những ứng dụng của bột hợp chất này trong lĩnh vực dân dụng đã mang lại cho Dupont tiền tỷ. Đấy là thời điểm vào năm 1960 khi các chuyên gia chế tạo của hãng dùng hợp chất telfon để tráng các loại xoong, chảo dùng trong gia đình.
Trước đó, loại vật liệu này được ứng dụng trong lĩnh vực y học, khi nó trở thành một trong số vật liệu không gây phản ứng đối với hệ miễn dịch của con người, được sử dụng để chế tạo nhiều bộ phận xương khớp, van tim nhân tạo. Bởi không có vốn và khả năng đăng ký bản quyền, phát triển của Roy Plunkett đã được chuyển giao "miễn phí" cho công ty Dupont, để rồi họ thu về bạc tỷ nhờ phát hiện này.
Có những sáng kiến đơn giãn - nhưng rơi vào tay những người có đầu óc kinh doanh, chúng trở thành cơ hội đổi đời cho nhiều công ty. Đấy là trường hợp "thất bại" của tiến sĩ Spencer Silver - thay vì mong muốn chế ra loại keo dán, ông lạ lại thu được loại hồ dán không khô và đã cùng với kỹ sư Arthur Fry đã làm nên "cuộc cách mạng" dùng loại hồ này để chế tạo những xấp giấy văn phòng nhỏ nhiều màu dùng có hồ dán để ghi chép số điện thoại, tin nhắn..... có tên Post-it.
Việc tung ra thị trường các xấp giấy nhỏ Post-it đã mang về cho công ty 3M hàng năm khoảng 300 triệu đô. Nhưng những tác giả của Post-it thì chẳng được một xu và cũng chẳng ai biết họ là ai.
Post a Comment