Làm thử nghiệm cho sức khỏe từ tuổi 20
Để luôn giữ được sức khỏe tốt, bạn cần làm các thử nghiệm thường xuyên với lứa tuổi 20, 40, 50 hoặc 70. Mỗi lứa tuổi sẽ có những thử nghiệm riêng.
Thử huyết áp
Nếu các chỉ số huyết áp cao hơn bình thường (14/9mm thủy ngân), cần tiến hành xét nghiệm thêm những chỉ số khác.
Để hiểu biết nguy cơ về tim mạch của bản thân
Dù là nam hay nữ, một xét nghiệm máu đơn giản nhằm xác định hàm lượng đường trong máu, cholesterol trong máu .... có hai yếu tố nguy cơ về tim mạch (thuốc lá, bệnh tiểu đường), trọng lượng cơ thể (quá mập), cần phải lưu ý hơn.
Nếu thấy tim thường đập nhanh
Là biểu hiện của chứng bệnh tim, biểu hiện của di chứng tiền sử bệnh tim (trong gia đình từng có người mắc bệnh tim mạch ...) nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch và nội khoa tổng quát.
Nếu là nữ, hằng năm nên đi khám phụ khoa
Theo quy tắc chung hai lần lấy chất trát lên phiến kính (để quan sát dưới kính hiển vi) được làm cách nhau 1 năm, những lần tiếp theo được thực hiện cách nhau từ 2 đến 3 năm ... nếu kết quả xét nghiệm là bình thường.
Trước khi sử dụng thuốc ngừa thai, nên xin xét nghiệm máu.
Nếu có tiền sử bệnh gia đình về ung thư vú:
(Tức là có mẹ, dì, chị gái mắc bệnh ung thư vú..... ) nên đi xét nghiệm chụp ảnh vú từ 15 năm trước tuổi phát triển ung thư vú của người thân.
Khám mắt
Nếu thấy có rối loạn thị giác (cận thị, loạn thị, viễn thị .....), hằng năm nên khám mắt ở chuyên khoa mắt.
Nốt ruồi
Cần cho bác sĩ (chuyên khoa ung thư, chuyên khoa nội tổng quát, chuyên khoa về da liễu) biết về bất cứ nốt sần nào xuất hiện trên da có hình thù đặc biệt là nốt ruồi.
Hiểu biết về những kết quả xét nghiệm máu
Bảng xét nghiệm máu ghi toàn những thuật ngữ chuyên môn, huyết học, ký hiệu được viết tắt với con số, rất khó giải mã đối với người ngoài chuyên môn.
Để hiểu biết được kết quả. Một số chi tiết sau đây sẽ giúp bạn hiểu về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Huyết học
Số đếm và công thức máu và tiểu huyết cầu (NFS): NFS là xét nghiệm khảo sát về những loại tế bào khác nhau có trong máu. Cần biết:
Hồng huyết cầu (RBCs),
Bạch huyết cầu (WBCs)
Tiểu huyết cầu (platelets)
Hoặc những dạng tế bào rất bình thường, tùy theo từng tình huống bệnh trạng.
Hồng huyết cầu
Bình thường có số lượng từ 4 đến 5,5 triệu/mm3 máu (số đếm hơi cao hơn ở nam giới so với nữ).
Ngoài số lượng hồng huyết cầu còn nhiều chỉ số khác đặc biệt về thể tích, tỷ trọng (VGM) và nồng độ hồng huyết cầu.
Ví dụ, chỉ số về thể tích thấp hơn giá trị bình thường là do cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt.
Hemoglobine (HB):
Hemoglobine là một chất chứa trong hồng huyết cầu tạo khả năng truyền tải dưỡng khí tới tất cả các mô trong cơ thể và truyền tải thán khí từ các mô về phổi - bình thường từ 12 tới 16/100ml (thường có chỉ số hơi cao hơn ở nam giới so với nữ giới).
Tỷ lệ Hemoglobine giúp đánh giá về chứng thiếu máu. Hemoglobine giảm đáng kể. Người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi, muốn đứt hơi.
Hạ tới dưới một ngưỡng nào đó thì phải được truyền máu, vì tỷ lệ Hemoglobine trong máu quá thấp sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Bạch huyết cầu
Tham gia vào việc phòng vệ của cơ thể. Bình thường có số lượng từ 4,000 - 10,000/mm3 máu.
Quan trọng nhất là biết được số lượng tế bào trong từng họ bạch cầu. Loại bạch huyết cầu đa nhân trung tính bình thường có nhiều hơn ở người lớn, có thể tăng khi cơ thể bị nhiễm khuẫn.
Tế bào bạch huyết cầu là do bạch cầu quan trọng thứ hai có thể tăng khi cơ thể bị nhiễm siêu vi trùng.
Bạch huyết cầu là cái eosin tăng trọng một số dạng dị ứng...
Tiểu huyết cầu
Do tủy xương sản sinh ra và giữ vai trò quan trọng trong sự đông máu
Bình thường có từ 50,000, 40,000/mm3 máu, ở dưới một ngưỡng nào đó dễ xảy ra nguy cơ chảy máu.
Trong một số tình huống (sau khi đã được giải phẫu cắt lách, một số dạng ung thư....) số lượng tiểu huyết cầu có thể tăng.
Tốc độ lắng huyết cầu (hay tốc độ huyết trầm)
Trong trường hợp quá cao, chỉ số về tốc độ lắng máu cho biết về một dạng viêm hiện hữu (khi bị nhiễm khuẫn, bệnh tự miễn dịch, ung thư ...). Bình thường máu lắng từ 4 - 10 mm sau 1 giờ đồng hồ.
Đạm phục hoạt C (CRP)
Khi đo chỉ số này, người ta có thể xác định một dạng viêm nào đó. Hiện nay chỉ số CRP được thay bằng chỉ số Tốc độ lắng huyết cầu (VS). Bình thường thấp hơn 6mg/lít máu. Cao hơn mức này là có hội chứng viêm nặng hay trung bình.
Sinh hóa học
Đường:
Nồng độ đường trong máu: Bình thường từ 0,7 - 1,10 g/lít máu (70 - 110). Xét nghiệm nhằm chẩn đoán xem có bệnh tiểu đường tiềm ẩn.
Người mắc bệnh tiểu đường nếu qua 2 lần lấy máu xét nghiệm khi nhịn đói, nồng độ đường trong máu cao hơn 1,26g(126)/lít máu.
Creatinine là bằng chứng về sự hoạt động của thận
Creatinine được tạo ra bình thường từ sự chuyển hóa của cơ và được thải qua đường tiểu tiện. Từ một chỉ số đo, người ta tính toán (tùy theo tuổi, giới tính và trọng lượng cơ thể .... ) và hệ số thải chất creatinine, một giá trị về khả năng vận hành tốt của thận.
Bình thường: thấp hơn 13mg/lít máu.
Cao hơn số này thì có thể có sự thiểu năng thận.
Cholesterol
Định lượng chất cholesterol trong máu cần được thực hiện khi bụng đói. Lượng cholesterol tăng quá mức, chắc chắn có nguy cơ tới sức khỏe tim mạch, dễ gây ra viêm phổi, nhồi máu cơ tim (CT), tai biến mạch máu não.
Người ta cũng định lượng cả cholesterol tốt (HDL cholesterol) và cholesterol xấu (LDL cholesterol).
Triglyceride (TG)
Là chất acid béo cũng quan trọng cần định lượng trong khung chỉ số về tim mạch. Triglyceride dư thừa cần tới cách ăn uống không đường và không rượu.
Bình thường nếu chỉ số Triglyceride thấp hơn 1,5g hoặc 1,7g/mm/ lít máu.
Natrium
Có công thức hóa học là ion Na, gần với sự chuyển hóa nước trong cơ thể.
Bình thường: 135 - 145 mmot/lít máu hoặc mEg/lít máu.
Những biến đổi so với giá trị bình thường chỉ thấy khi có rối loạn chức năng sử dụng một số thuốc chữa bệnh (dược phẩm) nào đó.
Kalium
Công thức hóa học là ion K.
Bình thường 3,5 - 5mmol/lít máu hoặc mEg/lít máu.
Một sự thay đổi quá lớn là do có nguy cơ về chức năng (nhịp tim). Cần phải kiểm soát kalium trong máu khi sử dụng một số loại dược phẩm (thuốc chữa bệnh) mà thuốc lợi tiểu có khuynh hướng làm thay đổi nồng độ kalium trong máu. (Theo Tuần Báo Mới)
Post a Comment