Sự gây mê trong ngành giải phẩu
Chuyện Cấm Cười - Theo Tuần Báo Mới
Gây mê là một quá trình không thể thiếu của một số phẩu thuật nhưng cũng luôn luôn có thể gây bất trắc. Tuy nhiên, trong 10 năm gần đây, gây mê được chuyên môn hóa trong ngành y với nhiều tiến bộ đáng kể.
Trước hay sau khi gây mê
Mỗi cuộc giải phẩu được thực hiện trong một môi trường có kỷ thuật cao, máy móc hiện đại thường xuyên kiểm soát nhịp tim, tập trung oxygen trong máu và áp huyết can thiệp bất kỳ một dị dạng nào. Các sản phẩm gây mê có hiệu năng cao hơn và cũng tự đào thải nhanh hơn.
Sức khỏe của người bệnh trước và sau khi được gây mê mới là quan trọng, có nhiều tai biến đã xảy ra do không biết về thể trạng của bệnh nhân hay sơ xuất trong việc trông nom họ sau cuộc giải phẩu.
Sự gây mê tổng quát đưa người bệnh chìm vào một giấc ngủ nhân tạo nên chúng ta thường lo sợ họ có thể sẽ không tỉnh dậy. Điều này, thật tự nhiên vì bệnh nhân không điều khiển được cơ thể mình.
Sự tư vấn trước khi gây mê có thực giúp dự cảm trước những vấn đề?
Từ cuối năm 1994, sự việc trên có tính chất bắt buộc (trừ trường hợp cấp cứu) và chủ yếu kế hoạch được lập 1 tuần hay lâu hơn trước phẫu thuật; lập bảng đối chiếu sức khỏe rõ ràng, truy tầm các tiền sử bệnh, giải phẩu và kiểm tra lại các phương pháp trị liệu hiện hành, đòi hỏi khi không thích hợp với một số chuyên viên gây mê. Từ những dữ liệu này, sự gây mê mới thiết lập một "chương trình" cho mỗi bệnh nhân, đồng thời ngừa được những tai biến ngẫu nhiên.
Có thể lựa chọn phương pháp gây mê?
Có nhiều hình thức gây mê (tổng quát, an thần kinh từng phần...) Đôi khi có thể lựa chọn được, nhất là trong những trường hợp giải phẩu dưới của cơ thể.
Thực tế, quyết định phải thống nhất với chuyên viên gây mê về kỹ thuật, bảng kiểm soát sức khỏe, tính cách người bệnh và cuộc giải phẩu.
Thí dụ: lắp một bộ phận giả của háng có thể chỉ cần gây tê tại chỗ nhưng thật hiếm vì âm thanh rất dễ gây căng thẳng. Trong những trường hợp khác mọi sự chọn lựa đều bị loại trừ; giải phẩu quan trọng như tim chẳng hạn, cần được gây mê toàn diện.
Những bệnh nhân ghiền thuốc lá dễ bị rủi ro?
Nếu bộ máy hô hấp và tim mạch của người bệnh không khỏe mạnh, chuyên viên gây mê có thể gặp trở ngại. Một điều chắc chắn là không nên giấu chuyên viên về tình trạng ghiền thuốc của bệnh nhân để có thể áp dụng những biện pháp thích nghi (thuốc đặc trị, theo dõi cảm nhận.....). Tốt hơn hết là người bệnh nên ngưng hút thuốc nhiều tuần lễ trước ngày được giải phẩu.
Trong khi được gây mê toàn diện, bệnh nhân có nguy cơ tỉnh dậy đột ngột không?
Việc kiểm soát thuốc ngủ và thuốc mê được thực hiện bằng máy điện toán và tái lập khi cần thiết với những liều lượng thật chính xác. Do đó không sợ sự việc trên có thể xảy ra.
Nếu gây mê lâu, sự tỉnh dậy cũng lâu?
Không, có liều gây mê đều được đo lường chính xác và cung ứng dần dần theo phẩu thuật để tránh trường hợp thuốc tích tụ nhiều trong cơ thể bệnh nhân và tỉnh dậy muộn. Việc này còn tùy vào chức năng phản xạ của mỗi người.
Gây tê vùng lưng có thể gây nên những cơn đau dữ dội sau đó?
Đây là trường hợp càng ngày càng giảm đi: những cơn đầu này xảy ra do có một chút dịch não tủy chảy ra ngoài ống khi tiêm thuốc và các cải tiến kỹ thuật đã tránh được sự việc này.
Sự gây tê cột sống có nhiều rủi ro làm phát sinh những cơn đau đầu hơn là gây tê lưng cho dù đã được hạn chế nhiều bằng các tiến bộ khoa học.
Có thể khắc phục được những phản ứng với thuốc mê?
Nếu rủi ro được phát hiện trước phẩu thuật thì một kế hoạch đặc biệt sẽ được thiết kế để phòng tránh tai biến, nhưng mặc dù có phòng bị, thì cơn phản ứng khó thấy được vẫn xảy ra bất ngờ cho khối giải phẩu. Thường là phản ứng với cưa, sản phẩm làm giãn cơ.
Các loại gây mê
Gây mê toàn diện: người bệnh được uống thuốc an thần để giảm thiểu sự lo lắng. Nhờ các loại thuốc ngủ (uống hay tiêm tĩnh mạch) người bệnh sẽ hôn mê sau vài giây. Sau đó, các thuốc làm giảm đau, các dược phẩm khác làm giãn cơ và giúp phẩu thuật được dễ dàng hơn.
Một ống phổi được thông khí bằng một ống luồn, đảm bảo cho sự hô hấp nhân tạo (cổ họng nhạy cảm trong vài ngày).
An thần kinh: kết hợp thuốc an thân với thuốc giảm đau (tiêm tĩnh mạch) thậm chí gây tê tại chỗ. Hình thức này hiện nay ít được sử dụng, các loại thuốc gây mê gần đây cho một giấc ngủ nhẹ và tỉnh dây chỉ vài phút sau.
Gây tê từng vùng thường được áp dụng cho những cuộc phẫu thuật dưới của cơ thể (dưới rốn): niệu, phụ khoa, chân.
Phương pháp Peridurale nhằm tiêm thuốc vào vùng lưng, trong khoảng cách giữa các đốt sống và bao tủy sống. Phương pháp gây tê cột sống là một kỹ thuật tương tự, nhưng việc tiêm (vùng ở lưng) sâu hơn, vào tới chất tủy trên đều cho phép hồi sức nhanh hơn gây mê toàn diện, nhưng đều cần được theo dõi chặt chẽ như nhau.
Post a Comment