Cuộc đời bi thảm của người phụ nữ quyền lực nhất Bắc Hàn
Sống cả đời trong nhung lụa và quyền lực tối cao, song những gì người phụ nữ Triều Tiên này còn lại cho mình chỉ là sự cô đơn và bệnh tật lúc cuối đời.
Bà Kim Kyong Hui,
“thiên kim tiểu thư” duy nhất của cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành,
em gái yêu của cố chủ tịch Kim Jong Il, đã giữ nhiều chức vụ cấp cao
trong chính phủ Triều Tiên qua nhiều thời kỳ.
Bà là người phụ nữ duy nhất xuất hiện trong các bức ảnh chụp những quan chức cấp cao của quân đội.
Bà cũng được cố chủ tich Kim Jong Il gửi gắm là người dẫn dắt, giúp đỡ cháu trai Kim Jong Un trong quá trình chuyển giao quyền lực cũng như vững vàng trong vai trò lãnh đạo đất nước.
Năm 2010, bà Kim được phong hàm tướng và trở thành Ủy viên của Bộ Chính Trị. Mặc dù sức khỏe đã yếu, bà vẫn được bổ nhiệm là Chủ nhiệm Ban chỉ đạo và tổ chức của đảng, người đứng đầu đơn vị chính sách kinh tế trọng điểm của nước này.
Quyết cưới bằng được để rồi bị phản bội
Chuyện tình bà Kim Kyong Hui nhẽ ra đã có thể trở thành một biểu tượng của tình yêu chân chính, vượt qua rào cản về địa vị xã hội.
Bà Kim Kyong Hui và ông Jang Song Thaek gặp rồi yêu nhau khi cả hai theo học tại Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành. Mặc dù ông Jang xuất thân từ một gia đình khá danh giá – anh cả là trợ lý an ninh của Kim Jong Il, anh hai là chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh Phòng vệ Bình Nhưỡng, các anh rể đều là quan chức cấp cao trong chính phủ, song đối với cố chủ tịch Kim Nhật Thành, tất cả những điều kiện này vẫn chưa thể xứng với con gái cưng của mình. Thêm nữa, ông Jang được cho là có họ hàng sống tại Hàn Quốc – vốn là điều cấm kỵ.
Để chia rẽ tình yêu của đôi trẻ, ông Kim Nhật Thành đã yêu cầu Jang phải chuyển tới thành phố Wonsan để học Đại học kinh tế và sau đó là sang du học ở Moscow (Nga). Đồng thời, cố lãnh tụ Kim cũng có ý sắp xếp để con gái kết hôn với một sĩ quan xuất sắc trong quân đội Triều Tiên.
Bất chấp sự phản đối của cha, bà Kim vẫn không bỏ cuộc. Bà được cho là đã tự đi tới Wonsan gặp người yêu mỗi cuối tuần, kiên trì bảo vệ tình yêu suốt nhiều năm. Cuối cùng, cuộc hôn nhân của bà với Jang Song Thaek vào tháng 4/1972 cũng được cha buộc phải chấp nhận.
Kể từ sau khi trở thành thành viên trong gia tộc quyền lực nhất Triều Tiên,
ông Jang Song Thaek liên tục thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Tuy
nhiên cuộc hôn nhân mà bà Kim từng rất tha thiết lại bắt đầu đổ vỡ. Cả
hai được cho là đã sống ly thân từ những năm 1990.
Theo các nguồn tin từ người Triều Tiên đào ngũ, ông Jang Song Thaek tiệc tùng liên miên, nghiện rượu, cờ bạc tới mức nợ nần chồng chất và lăng nhăng với nhiều phụ nữ. Bà Kim vì thế mà đã vô cùng đau khổ và bệnh tật triền miên.
Nhiều nguồn tin cho rằng, quãng thời gian bà Kim đi điều trị bệnh ở nước ngoài cũng là lúc ông Jang ngày càng dấn sâu thêm vào cuộc sống mất kiểm soát.
Ngã quỵ vì sự ra đi của người thân
Theo báo chí Hàn Quốc, quá tuyệt vọng vì bạn trai không được cha mẹ chấp nhận, Jang Kum Song, con gái độc nhất của bà Kim Kyong Hui với ông Jang Song Thaek, đã thắt cổ tự tử sau khi bị ép phải bỏ học ở Pháp, quay về Triều Tiên.
Vỡ mộng trong hôn nhân, lại thêm cái chết đột ngột của con gái năm 2006 đã khiến bà Kim Kyong Hui “ngã quỵ” và gần như biến mất trước công chúng. Bà được cho là đã rơi vào trạng thái trầm cảm và nghiện rượu suốt vài năm sau đó.
Mãi tới năm 2009, người phụ nữ quyền lực này mới bắt đầu xuất hiện trở lại và đóng vai trò như một nhân vật rất thân cận với chủ tịch Kim Jong Il, thường xuyên tháp tùng ông này trong nhiều chuyến công tác khắp cả nước.
Nhưng chỉ không lâu sau, bà Kim tiếp tục phải chịu sự mất mát lớn lao khi người anh trai mà bà vô cùng kính yêu – chủ tịch Kim Jong Il - đột ngột qua đời năm 2011 trong một chuyến công tác.
Suy sụp về tinh thần, sa sút nghiêm trọng về thể chất, bà Kim một lần nữa rời xa chính trường, thường xuyên phải ra nước ngoài điều trị bệnh.
Bi kịch vẫn tiếp tục bám diết lấy người phụ nữ này khi người chồng Jang
Song Thaek bị bắt giữ công khai ngay giữa cuộc họp của Bộ Chính trị và
bị cháu trai Kim Jong Un xử tử cách đó vài ngày.
Ông đã bị miêu tả bằng những từ ngữ không thể tồi tệ hơn: “kẻ phản bội của mọi thời đại”, tham nhũng, phản đảng, phản cách mạng, sống phóng đãng, đồi trụy, “không bằng một con chó”…
Về phần mình, trước những tin đồn cho rằng bà Kim Kyong Hui cũng đóng một vai trò trong việc thanh trừng ông Jang Song Thaek, bà thậm chí đã bị nhiều người dân Triều Tiên chỉ trích là “người phụ nữ giết chồng.
Làm sao mà bà ta có thể giương mặt ra bây giờ?”. Thậm chí, còn có thông tin cho rằng bà đã bị ép phải ly hôn 1 ngày trước khi vụ xử tử diễn ra.
Sống những ngày cuối đời trong hôn mê
Trong khi đó, một nguồn tin ngoại giao tại Trung Quốc lại cho hay, bà Kim Kyong Hui đã lên cơn đau tim khi đột ngột được tin cháu trai đã xử tử chồng mình. Theo đó, “Bà Kim Kyong Hui đi điều trị bệnh tim ở nước ngoài”, có thể là Nga, hoặc Trung Quốc và vừa trở về Triều Tiên hồi tháng 11 trong tình trạng ốm rất nặng, không thể nhận ra người quen.
Một nguồn tin tình báo Mỹ cho hay, cô ruột của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã rơi vào tình trạng sống thực vật, sức khỏe vô cùng nguy kịch sau cái chết của chồng. Cũng theo nguồn tin này, trước đó, bà Kim đã giảm cân một cách nhanh chóng xuồng còn 35 kg, sức khỏe sa sút nghiêm trọng sau một cuộc phẫu thuật u não năm 2013 tại Paris.
Dường như những bất hạnh, sóng gió liên tiếp ập tới trong cuộc đời đã khiến bà Kim Kyong Hui không còn có thể gượng dậy được nữa. (Theo Soha)
Bà là người phụ nữ duy nhất xuất hiện trong các bức ảnh chụp những quan chức cấp cao của quân đội.
Bà cũng được cố chủ tich Kim Jong Il gửi gắm là người dẫn dắt, giúp đỡ cháu trai Kim Jong Un trong quá trình chuyển giao quyền lực cũng như vững vàng trong vai trò lãnh đạo đất nước.
Năm 2010, bà Kim được phong hàm tướng và trở thành Ủy viên của Bộ Chính Trị. Mặc dù sức khỏe đã yếu, bà vẫn được bổ nhiệm là Chủ nhiệm Ban chỉ đạo và tổ chức của đảng, người đứng đầu đơn vị chính sách kinh tế trọng điểm của nước này.
Quyết cưới bằng được để rồi bị phản bội
Chuyện tình bà Kim Kyong Hui nhẽ ra đã có thể trở thành một biểu tượng của tình yêu chân chính, vượt qua rào cản về địa vị xã hội.
Bà Kim Kyong Hui và ông Jang Song Thaek gặp rồi yêu nhau khi cả hai theo học tại Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành. Mặc dù ông Jang xuất thân từ một gia đình khá danh giá – anh cả là trợ lý an ninh của Kim Jong Il, anh hai là chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh Phòng vệ Bình Nhưỡng, các anh rể đều là quan chức cấp cao trong chính phủ, song đối với cố chủ tịch Kim Nhật Thành, tất cả những điều kiện này vẫn chưa thể xứng với con gái cưng của mình. Thêm nữa, ông Jang được cho là có họ hàng sống tại Hàn Quốc – vốn là điều cấm kỵ.
Để chia rẽ tình yêu của đôi trẻ, ông Kim Nhật Thành đã yêu cầu Jang phải chuyển tới thành phố Wonsan để học Đại học kinh tế và sau đó là sang du học ở Moscow (Nga). Đồng thời, cố lãnh tụ Kim cũng có ý sắp xếp để con gái kết hôn với một sĩ quan xuất sắc trong quân đội Triều Tiên.
Bất chấp sự phản đối của cha, bà Kim vẫn không bỏ cuộc. Bà được cho là đã tự đi tới Wonsan gặp người yêu mỗi cuối tuần, kiên trì bảo vệ tình yêu suốt nhiều năm. Cuối cùng, cuộc hôn nhân của bà với Jang Song Thaek vào tháng 4/1972 cũng được cha buộc phải chấp nhận.
Bà Kim Kyong Hui trong một chuyến thị sát với ông Kim Jong Il.
Theo các nguồn tin từ người Triều Tiên đào ngũ, ông Jang Song Thaek tiệc tùng liên miên, nghiện rượu, cờ bạc tới mức nợ nần chồng chất và lăng nhăng với nhiều phụ nữ. Bà Kim vì thế mà đã vô cùng đau khổ và bệnh tật triền miên.
Nhiều nguồn tin cho rằng, quãng thời gian bà Kim đi điều trị bệnh ở nước ngoài cũng là lúc ông Jang ngày càng dấn sâu thêm vào cuộc sống mất kiểm soát.
Ngã quỵ vì sự ra đi của người thân
Theo báo chí Hàn Quốc, quá tuyệt vọng vì bạn trai không được cha mẹ chấp nhận, Jang Kum Song, con gái độc nhất của bà Kim Kyong Hui với ông Jang Song Thaek, đã thắt cổ tự tử sau khi bị ép phải bỏ học ở Pháp, quay về Triều Tiên.
Vỡ mộng trong hôn nhân, lại thêm cái chết đột ngột của con gái năm 2006 đã khiến bà Kim Kyong Hui “ngã quỵ” và gần như biến mất trước công chúng. Bà được cho là đã rơi vào trạng thái trầm cảm và nghiện rượu suốt vài năm sau đó.
Mãi tới năm 2009, người phụ nữ quyền lực này mới bắt đầu xuất hiện trở lại và đóng vai trò như một nhân vật rất thân cận với chủ tịch Kim Jong Il, thường xuyên tháp tùng ông này trong nhiều chuyến công tác khắp cả nước.
Nhưng chỉ không lâu sau, bà Kim tiếp tục phải chịu sự mất mát lớn lao khi người anh trai mà bà vô cùng kính yêu – chủ tịch Kim Jong Il - đột ngột qua đời năm 2011 trong một chuyến công tác.
Suy sụp về tinh thần, sa sút nghiêm trọng về thể chất, bà Kim một lần nữa rời xa chính trường, thường xuyên phải ra nước ngoài điều trị bệnh.
Bà Kim Kyong Hui và chồng, ông Jang Song Thaek.
Ông đã bị miêu tả bằng những từ ngữ không thể tồi tệ hơn: “kẻ phản bội của mọi thời đại”, tham nhũng, phản đảng, phản cách mạng, sống phóng đãng, đồi trụy, “không bằng một con chó”…
Về phần mình, trước những tin đồn cho rằng bà Kim Kyong Hui cũng đóng một vai trò trong việc thanh trừng ông Jang Song Thaek, bà thậm chí đã bị nhiều người dân Triều Tiên chỉ trích là “người phụ nữ giết chồng.
Làm sao mà bà ta có thể giương mặt ra bây giờ?”. Thậm chí, còn có thông tin cho rằng bà đã bị ép phải ly hôn 1 ngày trước khi vụ xử tử diễn ra.
Sống những ngày cuối đời trong hôn mê
Trong khi đó, một nguồn tin ngoại giao tại Trung Quốc lại cho hay, bà Kim Kyong Hui đã lên cơn đau tim khi đột ngột được tin cháu trai đã xử tử chồng mình. Theo đó, “Bà Kim Kyong Hui đi điều trị bệnh tim ở nước ngoài”, có thể là Nga, hoặc Trung Quốc và vừa trở về Triều Tiên hồi tháng 11 trong tình trạng ốm rất nặng, không thể nhận ra người quen.
Một nguồn tin tình báo Mỹ cho hay, cô ruột của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã rơi vào tình trạng sống thực vật, sức khỏe vô cùng nguy kịch sau cái chết của chồng. Cũng theo nguồn tin này, trước đó, bà Kim đã giảm cân một cách nhanh chóng xuồng còn 35 kg, sức khỏe sa sút nghiêm trọng sau một cuộc phẫu thuật u não năm 2013 tại Paris.
Dường như những bất hạnh, sóng gió liên tiếp ập tới trong cuộc đời đã khiến bà Kim Kyong Hui không còn có thể gượng dậy được nữa. (Theo Soha)
Post a Comment