Friday, August 8, 2014

Điệu bộ qua cách giải mã của FBI

Điệu bộ qua cách giải mã của FBI

 


Chuyện Cấm Cười - Theo Tuần Báo Mới


Ngôn ngữ không lời hay ngôn ngữ cơ thể chiếm hơn 90% nội dung giao tiếp của chúng ta với người khác. Điệu bộ hùng hồn hơn lời nói, biểu lộ trạng thái tâm hồn của người đối diện, giải mã thông điệp mà cơ thể gửi đi là một lợi thế không thể phủ nhận trong cuộc sống riêng tư cũng như trong nghề nghiệp.


Sự thay đổi động tác biểu lộ nhiều điều

Phân tích những yếu tố không lời chỉ có ý nghĩa khi liên kết với một tổng thể. Động tác kéo dài và sự thay đổi tư thế là những dấu hiệu rõ ràng. Vì vậy, hãy quan sát kỹ sự thay đổi thái độ nơi người đối thoại.

Trong một lần thẩm vấn một phụ nữ có thể là nhân chứng của một tội ác. Nhân viên FBI nhận thấy bà ta động đậy bàn chân không ngừng. Ông kể: "Vì động tác ấy được thực hiện tương đối lâu, không mang một tầm quan trọng đặc biệt nào, cho đến lúc tôi hỏi: "Bà có biết Clyde không?". Nghe câu hỏi này, ngay cả khi không trả lời, bàn chân bà ta cũng ngừng động đậy và chuyển sang động tác từ thấp lên cao. Sự thay đổi này là một dấu hiệu quan trọng cho thấy tác động của cái tên Clyde trên người phụ nữ này.

Quả thật bà ta biết Clyde, sau đó bà ta thú nhận gã Clyde ấy dính dáng đến một vụ trộm tài liệu công ở Đức.

Thân trên cần được che khi cảm thấy bất an

Trong một cuộc thẩm vấn hay một cuộc nói chuyện căng thẳng, khi cảm thấy khó thoát khỏi tình huống hay khó trốn khỏi người đối diện, đối tượng có thể có phản xạ sử dụng tay hay một vật nào đó như một thứ rào chắn.

Trong một lần hỏi cung một gã thanh niên trong một phòng khách sạn, Nhân viên FBI quan sát cách gã sử dụng một cái gối. Ngồi trên ghế dài, gã chụp lấy một cái gối và ôm sát vào ngực trong hầu hết thời gian của cuộc nói chuyện kéo dài 3 tiếng đồng hồ. Khi đề tài xem ra vô hại, chẳng hạn về đam mê thể thao của gã, gã đặt cái gối ở bên cạnh. Ngược lại khi nhắc lại việc gã có thể là đồng phạm trong một vụ án, gã lại chụp lấy cái gối và siết vào ngực.

Theo lý giải của FBI, nếu cảm thấy thoải mái, đối tượng sẽ không cần một sự bảo vệ nào; nhưng nếu bị tra hỏi gắt gao, đối tượng sẽ núp sau một rào chắn tượng trưng để cảm thấy an tâm. Nếu điều tra viên không phát hiện điều gì trong lần thẩm vấn này, những cái gối ấy sẽ không hiện diện ở lần nói chuyện kế tiếp.

Bàn tay chắp sau lưng không muốn bị áp sát

Chúng ta không lạ gì hình ảnh một giám khảo giữ kỹ luật trong phòng thi. Ông đi lại trong phòng, hai bàn tay chắp sau lưng. Theo FBI, tư thế này là một tín hiệu rõ ràng báo rằng bạn không nên quấy rầy ông ta.

Khi một người để bàn tay sau lưng, họ ngụ ý: "Tôi ở cương vị cao hơn bạn, đừng đến gần tôi, đừng chạm vào tôi". Đây cũng là một tư thế chỉ ra sự khác biệt. Khi thấy sếp có động tác này, bạn nên tránh làm phiền ông ấy.

Cánh tay dang rộng một phong vũ biểu lộ của lòng tin

Chuyện kể, giám đốc một đơn vị họp các cộng sự để bàn công việc sắp tới. Ông có vẻ như đã trù tính mọi điều, hai tay dang rộng hai bên ghế. Với vẻ tự tin, ông đi vào chi tiết của dự án. Bất chợt, một người lên tiếng: "Thế nên công ty hổ trợ Lakeland đã liên hệ chưa?". Vị giám đốc tức khắc gập hai cánh tay lại, để trên đầu gối, hai bàn tay đan vào nhau. Niềm tin của ông ta như tan biến cùng với hai cánh tay khép lại. Rõ ràng, ông ta đã quên thông báo cho đối tác vừa được nhắc đến.

Theo FBI, khi tự tin người ta dang rộng hai tay, trong trường hợp ngược lại, hai tay để sát vào nhau. Bạn hãy quan sát bàn tay của người đối thoại, liên hệ chúng với những gì bạn đang nói, sẽ biết được trạng thái tinh thần của họ.

Đầu các ngón tay chạm vào nhau tạo sức thuyết phục cho lời nói

Những yếu tố của ngôn ngữ không lời cũng có tác dụng tạo niềm tin nơi người nghe, khi cử chỉ đi kèm lời nói. Theo một FBI, nhận xét này đặc biệt có ích nơi tòa án. Các nhân chứng thường để các đầu ngón tay tiếp xúc với nhau để nhấn mạnh ý kiến của họ hoặc để biểu lộ lòng tin của họ vào điều họ nói.

Bồi thẩm đoàn xem ra tin tưởng những lời chứng của một người tỏ  ra tự tin, biểu lộ qua động tác này của hai bàn tay, hơn là một người để hai bàn tay xiết chặc vào nhau, xem ra không chắc chắn lắm về điều họ nói. Điều ghi nhận này có thể hữu ích cho bạn khi bạn thương lượng với một nhà cung cấp hay phỏng vấn một ứng viên.

Nếu đối tượng cứ xiết hai bàn tay khi đề cập tới một kinh nghiệm đã qua, bạn đừng do dự đào sâu vấn đề vì đối tượng còn giấu bạn điều gì đó.

Những tín hiệu từ mắt

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy con ngươi của mắt giãn ra khi ta nhìn cảnh tượng khiến ta vui. Trong trường hợp ngược lại, con ngươi co lại. Một tín hiệu hùng hồn. Chỉ có điều con ngươi nhỏ nên hiện tượng này khó nhận ra khi quan sát từ xa.

Một FBI có lần tra hỏi một kẻ tình nghi lầm lì về sự đồng lõa của hắn trong một vụ án. Ông quyết điịh đặt một danh sách trước mặt hắn.  Khi nhìn hai cái tên, thoạt tiên mắt hắn mở to như nhận biết hai tên này, rồi con ngươi co lại ngay và hắn nhíu nhẹ hai mắt. Sự co con ngươi và nhíu mày một cách vô thức ấy biểu lộ cảm giác bất an khi thấy hai cái tên này. Kẻ tình nghi không nói gì, chỉ có dấu hiệu duy nhất của mắt cho thấy có thể có sự đồng lõa. Cuộc điều tra sau đó khiến hai kẻ kia phải nhận tội.

Phân biệt nụ cười thật và giả

Nếu người đối thoại muốn đánh lừa bạn, tạo nơi bạn một cảm giác sai lệch, sử dụng miệng là điều không khó đối với họ: Một cái bỉu môi giả vờ để bạn tin rằng hắn ta không đồng ý. Để phân biệt một nụ cười gượng gạo, FBI khuyên chúng ta nên quan sát kỹ hơn. Chẳng hạn, nếu bạn biết rằng một đồng nghiệp X của bạn rất ngưỡng mộ anh A và không mấy thích anh B, nếu X tổ chức một buổi họp mặt với A và B đều được mời dự, bạn hãy quan sát gương mặt của X khi tiếp đón hai người này. Bạn sẽ nhận ra hai kiểu cười chỉ trong rất ít thời gian. Một khi bạn đã biết phân biệt nụ cười thật và nụ cười gượng, bạn sẽ dễ ứng phó hơn trong những giai đoạn khó khăn.

Chớp mắt liên tục: một dấu hiệu của sự căng thẳng

Chúng ta có khuynh hướng chớp mắt nhiều hơn khi bị căng thẳng. Điều ghi nhận về phản xạ này có thể giúp nhận ra cảm giác của người đối thoại và nhờ đó có cách ứng xử thích hợp. Chẳng hạn trong một cuộc nói chuyện, người đối thoại thường xuyên chớp mắt, cho thấy đề tài đang bàn gây căng thẳng hay khó chấp nhận. Thay đổi chủ đề tranh luận là điều nên làm. Hoặc trong một cuộc hẹn, bạn nên quan tâm tới những cái chớp mắt của người đối thoại. Nếu người ấy cảm thấy khó chịu và không dám nói ra thì bạn có thể chủ động dừng câu chuyện lại hoặc bạn cứ tiếp tục đề tài nếu muốn chơi khăm!

Bàn chân: bộ phận "trung thực" nhất của cơ thể

"Đã tiến hành hàng ngàn cuộc thẩm vấn. FBI thường học cách tập trung sự chú ý trước tiên vào bàn chân và chân của kẻ bị tình nghi, rồi dần dần quan sát "gương mặt". Điều này có thể gây ngạc nhiên, nhưng bộ phận "trung thực" nhất của cơ thể bạn lại nằm nơi thấp nhất là bàn chân. Nhân viên FBI kể lại lần nói chuyện khá lâu với một cộng tác viên thân thiết: "Dù cuộc tranh luận diễn ra thoải mái, tôi nhận thấy một bàn chân của anh ấy tạo thành góc vuông với cơ thể, như là anh ta muốn chạy đi. Thế là tôi hỏi: "Anh có việc gì gấp chăng?". Anh ta trả lời ngay: "Vâng". Ngay cả khi phần lớn cơ thể không biểu lộ gì, tư thế của bàn chân cũng nói lên tâm trạng thật.

Bàn tay trên hông

Tư thế của cánh tay là dấu hiệu rõ ràng về mức độ tin tưởng của một người. Việc xử dụng thường xuyên tay của những nhân vật quyền thế là một minh họa có ý nghĩa. 

"Hãy quan sát những sĩ quan cảnh sát hay các quân nhân khi họ nói chuyện với nhau. Họ thường đặt bàn tay lên hông". Để áp đặt sự thống trị, không có gì hiệu quả hơn cách đặt bàn tay trên hông và cánh tay gập. Tư thế ấy giúp ta an tâm hơn. Nhất là khi ta băn khoăn, rối trí. Một nhân viên FBI cho biết:

"Tôi từng hướng dẫn cho những phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo sử duụg khí cụ mạnh mẽ và không lời này khi đối mặt với nam giới. Đó là một cách hiệu quả cho thấy ta là người vững vàng và tự tin, không dễ bị đe dọa hay bắt nạt"

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger