KHI HỆ ĐỀ KHÁNG NỔI LOẠN
(chuyencamcuoi.blogspot.com) - Đôi lúc cơ thể coi tế bào của chính mình là xa lạ và hệ đề kháng bắt đầu tấn công. Hậu quả của sự nhầm lẫn này là bệnh tự miễn dịch.
Bất ngờ tự bộc lộ và thường vào thời điểm trước tuổi 30 là đặc điểm chung của các bệnh tự hủy. Tỷ lệ phụ nữ là nạn nhân cao hơn nam giới. Tiếc rằng đa số bệnh tự miễn dịch rất khó chữa trị và phần lớn chúng ta buộc phải chung sống với nó suốt đời.
Đội quân chuyên môn hóa
Đóng vai trò chính trong hệ đề kháng là tế bào bạch huyết T và B - một trong những bạch cầu của cơ thể. Chúng xuất hiện trong tủy xương, thẩm thấu vào máu và trưởng thành trong tuyến ức hoặc trong những núm eo của hạch ruột.
Trường hợp, thí dụ trong thời gian dịch cúm, chúng ta hít thở không khí trộn lẫn virus gây bệnh qua niêm mạc mũi và niêm mạc họng, chúng thâm nhập vào sâu cơ thể. Một bộ phận kẻ thù lập tức chạm vào phòng tuyến bảo vệ đầu tiên - đối mặt với tế bào có tên đại thực bào. Nuốt sống kẻ thù, đại thực bào tiêu hóa và phân tích thành phần của chúng.
Sau giai đoạn này, đội quân phòng tuyến bảo vệ đầu tiên giới thiệu những hợp chất được phân lập (kháng nguyên) với các tế bào bạch huyết B. Những thành phần này phát hiện virus là kẻ lạ mặt bắt đầu hàng loạt hoạt động trong đó có thay đổi cấu tạo của bản thân và tự biến chúng thành một loại nhà máy sản xuất kháng thể. Các kháng thể lập tức bám vào virus và vô hiệu hóa chúng. Với dự trữ tế bào bạch huyết B thích hợp, hệ đề kháng sẽ thắng trận.
Trong thời gian chạm trán đầu tiên với virus, một phần tế bào bạch huyết B không sản xuất kháng thể, mà tự biến thành cái gọi là tế bào trí nhớ miễn dịch. Sau đó, chúng ngồi yên trong các tuyến hạch. Khi xuất hiện đợt tấn công tiếp theo của cùng đội quân, tế bào bạch huyết B sẽ lập tức sản xuất kháng thể cần thiết. Bằng cách này thời gian nhiễm bệnh sẽ rút ngắn, và chúng ta hoàn toàn không bị những triệu chứng khó chịu - trường hợp không quá đông kẻ thù đánh phá.
Các tế bào bạch huyết T hoạt động hơi khác. Chúng chuyên phát hiện kẻ thù thuộc dạng "bệnh hiểm", thí dụ các tế bào ung thư. Khi ấy chúng sẽ trực tiếp "đánh giáp lá cà" với kẻ thù và tiêu diệt chúng không cần sự trợ giúp của kháng thể. Nhờ thế hệ đề kháng bảo vệ cơ thể có hiệu quả trước sự phát triển của các bệnh ung thư - vần đề đặc biệt cần thiết, bởi hàng ngày cơ thể chúng ta vẫn xuất hiện gần 4 ngàn tế bào ung thư.
Sự hăng hái không cần thiết
Có khi phản ứng đề kháng của cơ thể trở thành cơn ác mộng. Xảy ra như vậy trong trường hợp các bệnh tự miễn dịch, khi hệ miễn dịch vì lý do không rõ đã coi tế bào của chính cơ thể như những kẻ xa lạ và tiêu diệt chúng. Khoa học vẫn không biết tại sao.
Trong những nguyên nhân, giới nghiên cứu nghi ngờ yếu tố gene (thiên hướng di truyền), song vẫn thiếu lý do thuyết phục. Trái lại người ta đã biết, thành phần giải phóng đòn đánh tế bào của chính mình có thể là bệnh nhiễm virus, vi trùng, trạng thái tâm lý căng thẳng quá mức và thậm chí thời gian dãi nắng quá nhiều.
Bi kịch xảy ra thế nào? Một trong số lý thuyết cho biết, một số vi trùng, virus hoặc nấm độc thâm nhập vào cơ thể bẩm sinh có khả năng kết hợp với tế bào của chúng ta và tạo ra tổ hợp kháng nguyên (gọi là piggy back). Cơ thể không có khả năng phát hiện tổ hợp liên kết thí dụ: virus với tế bào của chính mình thuộc dạng này. Bám vào tế bào, virus chu du khắp cơ thể và hệ đề kháng không nhận ra kẻ thù. Tuy nhiên, thủ thuật lừa dối này đôi lúc chỉ kéo dài êm ả trong thời gian nhất định.
Hệ miễn dịch (tế bào bạch cầu T) sẽ ra tay - khi những tế bào đã bị biến dạng bắt đầu nhân bản và số lượng chúng ngày càng đông đảo. Tế bào bạch cầu T sẽ tiêu diệt chúng, để cứu vớt toàn bộ cơ thể.
Tiếc rằng, số lượng những tế bào dị dạng này thường nhiều đến mức, sẽ đi đến kết cục bằng sự phát triển của bệnh tự miễn dịch. Nó có thể xảy ra với duy nhất một cơ quan (thí dụ tuyến tụy - khi hệ đề kháng tiêu diệt tế bào beta sản xuất insulin và xuất hiện bệnh tiểu đường dạng 1) hoặc toàn bộ cơ thể (khi tế bào nhiều cơ quan trong đó có các khớp xương, da, tim, màng phổi, thận...bị tiêu diệt).
Cách phòng ngừa
Không dễ dự báo khuynh hướng mắc bệnh tự miễn dịch. Tuy nhiên hoàn toàn có thể tự phòng ngừa. Đã biết đa số bệnh tự miễn dịch xảy ra sau những bệnh lây nhiễm do virus. Như vậy có thể phòng chống bằng biện pháp tiêm chủng, thí dụ chống cúm. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ - nếu trong gia đình có người đã mắc bệnh tự miễn dịch.
Thầy thuốc sẽ mách nước, có thể tiêm chủng thêm những vaccine nào (thí dụ chống viêm gan virus A và B). Cũng nên quan tâm hơn đến bản thân, cần áp dụng lối sống lành mạnh, chăm vận động áp dụng thực đơn hợp lý, không lạm dụng rượu và thực hiện kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ.
Không chủ quan, coi thường mọi biến cố về sức khỏe và bao giờ cũng cần chữa trị dứt điểm mọi chứng bệnh, thậm chí cả với cảm lạnh thông thường. Để tránh cơ thể bị "rỗng ruột" - cần chữa trị nhanh nhất, trường hợp không may bị bệnh tự miễn dịch bất kỳ.
Danh mục đen
Cho đến nay khoa học đã nhận biết khoảng 80 bệnh có nền tảng tự miễn dịch. Mở đầu danh mục đen là các bệnh thấp khớp (viêm thấp khớp, viêm cứng khớp và cột sống; tiếp theo là các bệnh liên quan đến ruột (viêm loét đại tràng, bệnh Lesniowski-Crohn), viêm loét niêm mạc dạ dầy mãn tính; tiểu đường loại 1; một số loại bệnh thiếu máu; các bệnh về da; một số bệnh về mắt; các bệnh tuyến giáp (bệnh Graves - Basedo, bệnh Hashimoto) bệnh thoái hóa cột sống, một số bệnh vô sinh nam giới; một số bệnh ung thư. (Theo Medic)
Post a Comment