Sunday, August 18, 2013

THIỀN GIÚP NGỦ NGON VÀ CHỮA ĐƯỢC BỆNH TẬT

THIỀN GIÚP NGỦ NGON VÀ CHỮA ĐƯỢC BỆNH TẬT




(chuyencamcuoi.blogspot.com) - Thành tích của con người sẽ tăng rõ rệt nếu chúng ta thường xuyên ngồi thiền.

Sanfort Nidich, một giáo sư bộ môn Giáo dục của đại học Quản lý Maharishi tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp thử nghiệm tác dụng của thiền đối với khả năng hoặt động trí não của học sinh tại một trường ở nông thôn thuộc vùng duyên hải phía đông nước Mỹ. Họ thuyết phục trường cho phép 235 học sinh thực hiện kỹ thuật: "Thiền siêu việt" hằng ngày.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trong nhóm cao hơn 15% so với những học sinh không thiền. Nếu chỉ xét riêng học sinh yếu thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trong nhóm thiền cao hơn 40%.

"Phát hiện của chúng tôi là bằng chứng đầu tiên cho thấy thiền siêu việt có thể tạo ra tác động tích cực đối với tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh. Nó có thể trở thành cứu tinh của những học sinh có thành tích học tập kém ".

Thiền là gì?

Nói một cách đơn giản, thiền là những phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tư tưởng để làm đúng công việc mà chúng ta muốn làm và đang làm. Đặc biệt thiền giúp điều chỉnh lại tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh do quá trình sinh hoặt và làm việc căng thẳng gây ra.

Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là giúp người luyện tập có thể tập trung chú ý vào một điểm ở trong hoặc ngoài cơ thể, vào một đề tài, một hình ảnh hoặc một câu "chú" nhất định nhằm đưa cơ thể tiến dần vào tình trạng nhập tĩnh khi tâm không còn bất cứ ý niệm nào.

Các bước thông thường của một lần ngồi thiền

1.Chẩn bị: 

Trước khi ngồi thiền, cần hoàn tất các công việc thường nhật trong ngày để tư tưởng khỏi vướng bận; tắm rửa sạch sẽ, nới lỏng quần áo; Chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ruồi muỗi.

2. Tư thế: 

Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường. Lưng thẳng, cằm song song với mặt đất, để cột sống được thẳng. Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay buông thõng đặt trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, miễn sao hai tay cảm thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp là được.

Tư thế kiết già (thế ngồi hoa sen), đặc biệt thích hợp cho việc ngồi thiền: Ngồi xếp bằng tự nhiên, thoải mái. Dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân phải lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.

Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy chỉ cần ngồi tư thế hoa sen, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng, vẫn có sự thay đổi ở sóng não từ nhịp Beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp Alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây. Nhịp Alpha là tình trạng sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn. Điều nầy có nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng làm êm dịu thần kinh chưa kể đến những cố gắng khác của việc ngồi thiền. Kết quả trên cũng phù hợp với những lý luận của y học cổ truyền.

3. Giảm các kích thích giác quan

Một trong những yếu tố quan trọng để dễ nhập tĩnh là không bị các kích thích bên ngoài quấy nhiễu. Người xưa gọi là “bế ngũ quan”.

Trên thực tế, những quan sát qua điện não đồ cho thấy chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài. Do đó, nên nhắm mắt lúc ngồi thiền.Khi nhắm mắt chỉ cần khép hờ, để bảo đảm không có sự căng cơ ở vùng mặt.

4. Giãn mềm cơ bắp

Ngày nay, khoa học đã biết rất rõ tác động qua lại giữa hai yếu tố thần kinh và cơ bắp. Khi thần kinh căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng. Ngược lại, nếu điều hòa trương lực cơ bắp ở mức thư giãn thì thần kinh cũng sẽ được ổn định. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này, khi quan sát một người đang giận dữ khi tức giận, gân cổ nổi lên, cơ bắp căng cứng, bàn tay nắm chặt….; đó là lúc thần kinh quá căng thẳng. Ngược lại, hãy nhìn một người đang ngồi ngủ gật trên xe. Lúc người này thiếp đi, là lúc thần kinh ở mức thư giãn, tâm thức không còn ghi nhận ý niệm gì cụ thể và cơ bắp cũng giãn mềm nên đầu dễ dàng ngoẹo sang một bên. Vì vậy, trong lúc hành thiền, việc chủ động giãn mềm cơ bắp sẽ thúc đẩy nhanh việc thư giãn, nhập tĩnh.

Thực tể, chỉ cần quan tâm giãn mềm cơ mặt và cơ bàn tay là đủ.

5. Tập trung tâm ý

Đây là giai đoạn chính của buổi hành thiền. Như đã nói ở phần trên, thiền chính là sự tập trung tư tưởng vào một điểm duy nhất để dần dần đạt đến tình trạng trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ ý niệm nào. Để thư giãn thần kinh hoặc để chữa bệnh, chỉ cần duy trì tình trạng tập trung trong một thời gian nhất định là đủ. 

Điều quan trọng là nên tập đều đặn hằng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần. Lúc đầu, ngồi khoảng 15 phút mỗi lần, dần dần tăng lên. Sau một thời gian, khi não bộ đã ghi nhận thói quen thiền thì việc ngồi vào tư thế, nhắm mắt, việc đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên hoặc ám thị giãn mềm cơ bắp sẽ hình thành nên những phản xạ có điều kiện để đưa người tập vào trạng thái thiền định.

Về điểm tập trung tư tưởng, một vị trí ở vùng bụng dưới mà nhiều trường phái thường chọn làm điểm tập trung khi ngồi thiền là huyệt Đan điền hoặc tiếp tục quan sát hơi thở vào ra là đủ. Lâu dần, những tạp niệm sẽ bớt đi, thời gian tập trung sẽ dài hơn, hơi thở sẽ đều, chậm và nhẹ hơn, cho đến lúc không còn ý niêm và quên luôn cả hơi thở. Nếu thường xuyên đạt đến tình trạng này, có nghĩa người tập đã tiến được một  bước  rất dài. Không chỉ là không bệnh tật mà còn là sự tự tin, cảm thông và hòa hợp để dần dần đạt đến điều mà người xưa gọi là thiên nhân hợp nhất.

6. Xả thiền

Sau khi ngồi thiền, trước khi đứng dậy cần làm một số động tác để cơ thể hết tê mỏi và khí huyết lưu thông bình thường. Từ từ buông thỏng hai chân, xoay người qua lại nhiều lần, xoay ở vùng hông và vùng cổ. Dùng hai tay vuốt nhẹ hai bên sóng mũi từ đầu chót mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân. Việc xả thiền tùy thuộc vào mỗi buổi thiền. Nếu chỉ thiền khoảng 15 phút hoặc khi có công việc cần đứng lên gấp thì chỉ cần co duỗi hai chân và xoay người hoặc lắc cổ qua lại nhiều lần là đủ.

Ngồi thiền có gây nguy hiểm gì không?

Một vấn đề cuối cùng mà những người mới tập thiền thường thắc mắc là liệu ngồi thiền có gây nguy hiểm gì không? 

Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào phương pháp và động cơ của việc ngồi thiền. Một số phương pháp thiền có phối hợp với vận khí hoặc có sự hổ trợ khai mở một số trung tâm lực trong cơ thể nhằm thúc đẩy nhanh việc sinh khí và gia tăng nội lực. Các phương pháp này có thể gây ra những nguy hiểm đi kèm, nếu người tập thiếu những thức thức về khí công, về y học truyền thống hoặc không có đạo sư hướng dẫn để vận dụng và kiểm soát kịp thời nguồn năng lượng mới phát sinh. Trái lại, nếu ngồi thiền để đạt đến sự tĩnh lặng trong tâm trí, để thư giãn thần kinh và tăng cường sức khỏe, không vận khí, không bám víu vào bất cứ ảo giác, âm thanh hoặc hình ành nào thì không có gì nguy hiểm. (Minh Long – Võ Hà – Chí Linh Thời Mới)
  1. Thanks bài viết của admin
    ……………………........
    Website: www.viensangmat.com
    Chia sẻ với mọi người: "Viên sáng mắt tốt nhất của Mỹ" --> giải pháp được xem là tuyệt vời nhất mà tôi từng dùng

    ReplyDelete

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger