TRUYỀN TUYẾT VÀ KIÊNG KỴ "VỀ QUỈ ĐÓI" TRONG THÁNG CÔ HỒN
Theo phong tục của người Việt, tháng 7 âm lịch được coi là tháng cô hồn, là tháng của quỷ đói…
Cứ tới tháng 7 âm lịch hàng năm, mọi nhà đều chuẩn bị bày
biện và sửa soạn những mâm cỗ cho lễ cúng chúng sinh, hay còn gọi là
cúng cô hồn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và biết về những phong tục của tín ngưỡng dân gian này. Cùng tìm hiểu những truyền thuyết, phong tục hay điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn này dưới đây.
Khởi nguồn từ những truyền thuyết dân gian…
Cúng
cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt Nam.
Người Việt cổ tin rằng, con người gồm hai phần - hồn và xác. Khi mất đi,
phần hồn còn tồn tại, tùy theo việc khi còn sống làm mà sẽ người mất sẽ
được đầu thai kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang
quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.
Diêm Vương cai quản địa ngục sẽ mở cửa quỷ môn quan tháng 7 hàng năm.
Theo
nhiều người, tín ngưỡng này được coi là một hành động nhân đạo, cứu
giúp cho những linh hồn khốn khổ của người Việt. Trong năm, lễ cúng cô
hồn vào tháng 7 âm lịch là lớn nhất, thường trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo.
Dưới
góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Mỗi
năm, Diêm Vương lại cho mở Quỷ môn quan từ ngày 2/7, để quỷ đói được trở
lại cõi trần và đến rằm thì quay về bởi cửa địa ngục sẽ đóng.
Một hình ảnh minh họa quỷ đói trong tín ngưỡng Á Đông.
Do
đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều
quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không
quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Thậm chí, nhiều nơi người ta còn gọi
quỷ đói là “người anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn
quỷ này.
Để xoa dịu quỷ đói, người ta thường gọi chúng là “người anh em tốt”,“thần cửa sau” và "hối lộ" bằng muối, gạo, cháo.
Cũng
có một tích Phật lý giải phong tục cúng cô hồn. Theo đó, phật A Nan Đà
một hôm khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm
khẩu) hiện lên báo rằng, 3 ngày nữa Phật sẽ qua đời và bị hóa thành quỷ
đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói (ngạ quỷ) thức ăn
để được tăng thọ. A Nan Đà sau đó đi gặp Đức Phật, được Phật truyền cho
bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để
thêm phước.
Y theo lời báo của quỷ miệng lửa, A
Nan Đà sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho
nên mới thoát được kiếp nạn.
Ngạ quỷ - nỗi kinh sợ trong tháng cô hồn...
Trong
số những cô hồn, ma quỷ hay phá quấy người dân, dân gian xưa thường
xuyên nhắc tới ngạ quỷ (quỷ đói). Trong các thuyết Phật giáo, người ta
cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm
nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại,
nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục,
nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.
Lũ ngạ quỷ thường sống tại những nơi nhơ nhớp, chuyên quấy rối cuộc sống người dân.
Tín
ngưỡng dân gian cũng lưu truyền một sự tích khác về quỷ đói. Tương
truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà
sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà
tiếp đãi nhà sư cẩn thận.
Nhưng
bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn
chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và
bỏ về. Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai
thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là
quỷ đói.
… và bí ẩn với những điều kiêng kỵ …
Là
một tín ngưỡng dân gian và liên quan rất nhiều tới các linh hồn, quỷ
đói nên trong văn hóa người Việt ta có rất nhiều điều kiêng kỵ mỗi dịp
tháng cô hồn tới.
Những khu vực vắng vẻ, tối tăm là địa điểm yêu thích của các linh hồn.
Phổ
biến nhất, người ta thường kiêng ra đường buổi đêm, nhất là với trẻ
con. Phần đông cho rằng, ban đêm là lúc ma quỷ ra đường nên cần tránh xa
kẻo bị bắt mất. Ngoài ra, rất nhiều người kiêng tới nỗi không dám lái
xe vào ban đêm. Họ sợ sự va chạm - được coi là hành động xúc phạm tới
quỷ thần và có thể reo rắc vận rủi sau này.
Bơi
ngoài sông, ngoài biển cũng là một điều tối kỵ mỗi dịp tháng cô hồn.
Ngạ quỷ thường sống ở nơi nhớp nhúa, ẩm ướt, do đó nếu bơi dễ gặp phải
chúng, bị chúng kéo chân làm cho chết đuối.
Ngạ quỷ luôn chầu chực để trêu ghẹo người thường vào tháng cô hồn.
Để
xoa dịu, lấy lòng ngạ quỷ và các cô hồn, người ta tổ chức lễ cúng cô
hồn. Trong lễ này, điều tuyệt đối bị cấm là sờ vào thức ăn trên mâm cúng
như gạo, cháo, muối. Người xưa lý giải rằng, làm như vậy là chọc giận
ngạ quỷ và chúng sẽ gieo rắc căn bệnh bí hiểm lên người phạm thượng.
Cần phải tránh xa những chỗ đốt vàng mã cho các cô hồn.
Ngoài
ra khi đốt vàng mã hối lộ cho các loài quỷ, ông bà xưa cũng cấm con
cháu bước lên hoặc lại gần vùng đốt lửa. Nguyên nhân là vì lửa sẽ mở ra
cánh cửa vào thế giới linh hồn, nếu chẳng may dẫm phải sẽ bị quỷ dữ lôi
kéo, trêu ghẹo.
Tạm kết:
Mặc dù những điều kiêng kỵ trên chưa được bất kỳ khoa học nào chứng
minh là đúng. Dẫu vậy, tín ngưỡng dân gian cúng cô hồn vẫn tồn tại như
hành động nhân đạo, mang tính nhân văn của người Việt nói riêng và người
Á Đông nói chung. Đó là sự thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người
còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những hành động quá khứ
lỗi lầm xưa kia…(Theo Trí thức trẻ)
Post a Comment