Sunday, August 18, 2013

PHÒNG CHỐNG ĐỘT TỬ LÚC NGỦ DẬY

PHÒNG CHỐNG ĐỘT TỬ LÚC NGỦ DẬY


(chuyencamcuoi.blogspot.com) - Tại các quốc gia công nghiệp phát triển, trung bình cứ mỗi tuần, trên 1 triệu dân thì có khoảng 30 trường hợp chết đột ngột do bệnh tim mạch. Đối với người bệnh đã có cơn đau tim thì có tới 25 - 28% bị đột tử...Điều đặc biệt đáng lưu ý ở đây là hầu hết các trường hợp này đều xảy ra lúc vừa ngủ dậy. Lẽ ra họ có thể tránh được cái chết bất đắc kỳ tử này nếu biết sớm một số lời khuyên rất dễ làm của các bác sĩ, đơn cử như: Hãy nhắm mắt nằm nghỉ ngơi ở tư thế cũ sau 2 - 5 phút hãy trở mình ngồi dậy.

Tại sao hay có người chết khi vừa ngủ dậy

Khi ngủ, hoặt động của các cơ quan trong cơ thể giảm ở mức tối thiểu: Tim đập chậm, thở chậm, dạ dầy, ruột co bóp chậm...Nhưng các yếu tố tăng trưởng và các chất làm tăng huyết áp lại được phóng thích ra nhiều trong máu. Người ta cho rằng khi ngủ, vỏ đại não bị ức chế lan tỏa nhưng các trung khu thần kinh dưới vỏ não lại hưng phấn khiến cho nhiều chức năng sinh lý bị thay đổi. Chính vì giảm hoạt tính của thần kinh giao cảm đối với hệ thống tim mạch, làm giảm sự kích thích thụ thể áp suất ở thận nên cơ thể phản ứng, phóng thích Renin trở thành Angiotensin II (chất gây co mạch mạnh để làm tăng huyết áp). Như vậy, khi ngủ kiểm soát của hệ thống thần kinh trung ương (CNS) với chỉ số huyết áp kém quan trọng hơn và lúc này có thể huyết áp được kiểm soát bởi chất Angiotensin II.

Ngay lúc người ta ngủ dậy, nhu cầu về tuần hoàn tăng đột ngột, mạch và huyết áp tăng tức thì do sự kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm vốn cũng có khả năng ảnh hưởng đến các chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể.

Hoặt động làm tăng huyết áp đột ngột hoặc thường xuyên vào buổi sáng sớm có thể có một tầm quan trọng đặc biệt bởi nhu cầu thay đổi nhanh chóng với huyết động mà đáp ứng của dự trữ động mạch vành lại chậm chạp. Một sự gia tăng tương tự của các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cũng xảy ra với các hoặt  động khác gây tăng huyết áp cấp tính.

* Với người bình thường. Sự khởi động đột ngột những hoặt động làm tăng nhanh mạch và huyết áp này là hợp lý, cơ thể có thể chịu đựng được. Nhưng ở người cao tuổi, người mắc bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hoặc bệnh tim mạch thì sự gia tăng đó có thể bị tử vong đột ngột.

* Với người mắc bệnh xơ vữa động mạch mà huyết áp tăng đột ngột làm tăng mạnh áp lực ép lên thành mạch gây vỡ các màng không ổn định trên những đoạn mạch dễ bị tổn thương dấn đến tắc nghẽn  động mạnh vành, động mạch não gây nhồi máu cơ tim, nhồi máu não dễ dàng dẫn đến tử vong. Tương tự, sự gia tăng lực ép tác động lên thành mạch máu não những đoạn yếu phình thì có thể làm đứt, vỡ, mạch máu não, gây xuất huyết não dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng tàn phế nặng nề.

* Với người có bệnh tăng huyết áp, người bị thiếu máu cơ tim, cả người cao tuổi cũng vậy, lưu lượng dự trữ của động mạch vành có thể chỉ còn 50% trị số tiên đoán. Nếu không có tổn thương xơ vữa động mạch kèm theo thì thời gian đáp ứng cấp thời của sự cung cấp máu cho động mạch vành thì lưu lượng dự trữ của động mạch vành còn thấp hơn nữa. Vì vậy, các tế bào cơ tim không nhận được đủ lượng dưỡng khí năng lượng để có thể nhanh chóng điều chỉnh nồng độ chất vôi thì loạn nhịp tim sẽ xảy ra. Ở bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại cơ tim (tỷ lệ bệnh lý rất hay gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp) có một lý do nữa làm giảm sự cung cấp dưỡng khí là hiện tượng xơ hóa làm tăng khoảng cách khuếch tán của dưỡng khí từ mao mạch (mạch máu nhỏ li ti) đến tế bào cơ tim.

Người ta thấy rằng khoảng thời gian thức giấc có tầm quan trọng tối thượng bởi lẽ lúc đó nồng độ các yếu tố tăng trưởng và chất Angiotensin II đều cao và lúc bấy giờ thường có huyết áp cao nhất. Có nghĩa là sức căng thành mạch lớn nhất đi kèm với tăng hoặt động của hệ thống thần kinh giao cảm và tăng nồng độ chất Cathecolamine. Những tương tác đó khiến cho thời điểm tỉnh ngủ trở thành tối quan trọng. Lúc này, huyết áp tăng cao trong một môi trường thích hợp có nhiều tín hiệu để hoặt động và có một môi trường nội tiết tố để nhân rộng. Đó là những yếu tố dẫn đến gia tăng các biến cố về tim mạch như rung thất, loạn nhịp tim đi kèm với thiếu máu cục bộ cấp tính ở tim, hậu quả là gây cho người bệnh chết đột ngột.

Con số thống kê cho thấy, khi biến cố tim mạch xảy ra, có tới 25 - 40% số người này không tránh được cái chết ập tới trong giây phút khiến họ không thể nào trở tay và đại đa số tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện.

Phòng tránh đột tử như thế nào?

tổ chức thế giới (Who) Organisation Mondiale de la Santé (OMS) đã chính thức thành lập một nhóm các chuyên gia hàng đầu trên thế giới về tim mạch chuyên nghiên cứu về chết đột ngột do bệnh tim mạch với mục tiêu là tiến tới dự phòng và làm chủ tình hình về vấn đề này. Có khả năng dự báo và ngăn ngừa được cái chết đột ngột vào lúc mới ngủ dậy được không? Có thể dự báo và ngăn ngừa được tới mức nào?

Nếu như ngành y học hiện đại có thể biết được tầm quan trọng của một số yếu tố đe dọa có thể dẫn đến biến cố tim mạch thì trái lại, chưa có thể dự báo được cái chết đột ngột vào buổi sáng thức dậy do bệnh tim mạch. Tuy những phương pháp dự báo này còn nhiều thiếu sót nhưng cũng cảnh báo cho những người có nguy cơ chết đột ngột cao như: Người có bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, người uống nhiều rượu, nhất là những đối tượng trên lại kèm chứng phì đại tâm thất trái!.

Vấn đề thứ hai là dự phòng xơ vữa động mạch bằng cách ăn uống hợp lý, có thể phải dùng thuốc hạ chất cholesterol trong trong máu. Việc dự phòng xơ vữa động mạch cũng có thể tương đồng với sự cần thiết phục hồi lưu lượng dự trữ cho động mạch vành. Đối với người bị thiếu máu cơ tim, biện pháp dự phòng có hiệu quả là sử dụng thuốc chẹn Beta giao cảm, đặt giá đỡ hoặc làm cầu nối động mạch vành. Biện pháp thứ tư cũng không kém phần quan trọng là làm giảm hoặc dự phòng phì đại cơ tim, suy chức năng tâm thất trái.

Vì vậy, không riêng gì với người cao tuổi, người mắc bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch. Tất cả mọi người chúng ta khi thức giấc, dù đêm hay ngày, nên bình tĩnh nằm yên ở tư thế cũ khoảng từ 3 - 5 phút. Nếu tập thở nhịp nhanh thì càng tốt. Sau đó, hãy ngồi dậy. Như vậy, cơ thể sẽ thích nghi dần với nhu cầu tăng nhanh của hệ thống tuần hoàn, tim, não không bị thiếu máu, thiếu dưỡng khí, có thể giúp tránh được biến cố cấp thời nguy hiểm về tim mạch.

Trong thư tịch cổ Trung Hoa có ghi:"Trúng gió thường xảy ra vào ban đêm, lúc nguy hiểm nhất là giây phút thức giấc. Khi tỉnh giấc hãy dùng phép dưỡng thần 3 phút để rèn luyện thì tránh được cái chết đột ngột do trúng phong". Tây y cũng khuyên bạn như vậy. Không chỉ bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp nên thực hiện lời khuyên khi ngủ dậy mà người bình thường cũng nên tạo thói quen khi bắt đầu một ngày mới một cách khoa học. Cơ thể của bạn sẽ dễ thích nghi không bị áp lực và khỏe mạnh hơn. (Mới Magazine)



Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger