TẠO RA TRÁI TIM SỐNG TỪ "TẾ BÀO GỐC" CỦA CON NGƯỜI
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc tạo ra trái tim “sống” của chuột từ tế bào gốc (hay còn gọi là tế bào mầm) của con người.
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc tạo ra trái tim
“sống” của chuột từ tế bào gốc (hay còn gọi là tế bào mầm) của con
người. Điều này đã mở ra hy vọng về việc phát triển các nội tạng trong
cơ thể người vào tương lai không xa.
Đây là lần
thử nghiệm thành công đầu tiên của các nhà nghiên cứu khi tách quả tim
này khỏi các tế bào của chuột, và sau đó thay thế bằng tế bào gốc của
con người. Kì diệu thay, quả tim này đã đập bình thường trở lại.
Các nhà nghiên cứu đã tách quả tim khỏi các tế bào của chuột, và sau đó thay thế bằng tế bào gốc của con người.
Bước
đột phá này có thể làm tiền đề cho sự thành công của việc cấy ghép nội
tạng thay thế cho các bệnh nhân, nhờ vào chính những tế bào gốc sản sinh
từ quá trình sinh thiết da đơn giản.
Loại tế
bào đặc biệt này - được gọi là tế bào gốc vạn năng cảm ứng( iPS) - có
hoạt động tương tự như tế bào mầm phôi và có khả năng phát triển thành
bất kì loại tế bào nào trong cơ thể người. Đặc biệt hơn, các tế bào mầm
có thể được lấy ra từ các phôi thai mà không hề gây chút tổn hại nào.
Nhìn chung, các tế bào iPS có thể được sử dụng để điều trị hàng loạt các
rối loạn, từ tiểu đường tới bệnh Parkinson. Thay vì tập trung vào những
triệu chứng bệnh gây ra, các tế bào iPS giúp phục hồi những bộ phận bị
thương tổn trong cơ thể.
Đây là hình ảnh về các lớp cơ tim được sắp xếp dày đặc.
Cụ
thể hơn về thí nghiệm trên, trước tiên, các nhà nghiên cứu cùng ông
Yang đã mất khoảng 10 tiếng để loại bỏ tất cả tế bào của chuột ra khỏi
quả tim. Sau đó, quả tim được cấy tế bào tim mạch gốc đa năng (MCP), tạo
ra từ tế bào iPS sản sinh trong quá trình sinh thiết da, và tiếp tục
được kích thích sinh trưởng để phát triển thành 03 loại tế bào khác nhau
của tim người.
Sau vài tuần, các tế bào của
người đã phát triển hoàn tất trong quả tim chuột này, và điều kì diệu
đã xảy ra khi quả tim đập trở lại với nhịp tim từ 40 đến 50 lần/phút
Nhóm
nghiên cứu cho biết, hiện vẫn còn nhiều việc phải làm để giúp trái tim
có khả năng bơm máu hiệu quả cũng như tái tạo lại hệ thống xung điện của
trái tim một cách chuẩn xác nhằm điều hòa nhịp tim.
Những
thành công bước đầu hé mở nhiều tia vọng cho rất nhiều những bệnh nhân
đang bị đe dọa bởi các chứng bệnh nguy hiểm liên quan tới sự rối loạn
chức năng của nội tạng.
(Trí thức trẻ - Theo Mail Online)
Post a Comment