Saturday, August 31, 2013

Những "nhầm lẫn" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin

Những "nhầm lẫn" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin

 Những "nhầm nhọt" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin 7

Theo trí trức trẻ

Tai nạn máy bay là do phi công điều khiển, một vết nứt trên máy là thảm họa... là một vài sai lầm mà ai cũng tin.

Máy bay là một phương tiện chuyên chở quen thuộc với tất cả mọi người. Nó đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế, quân sự của hầu hết các quốc gia. Quen thuộc là thế nhưng có một vài điều vô lý, sai lầm về chúng mà chúng ta vẫn tin là sự thật.

1. Một vết nứt trên máy bay là thảm họa

Nhiều người trong chúng ta vẫn tin rằng, chỉ cần một lỗ nhỏ xuất hiện trên máy bay sẽ tạo ra một vùng chân không với sức hút cực lớn. Lỗ nhỏ này nhanh chóng phát triển to ra và hút hết mọi người ra ngoài cho đến khi máy bay vỡ tan. Đây là kết quả của sức ảnh hưởng quá lớn từ các siêu phẩm điện ảnh Hollywood, nhưng sự thật lại hoàn toàn khác.

Những "nhầm nhọt" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin 1

Năm 2011, khi đang bay trên chiếc máy bay của hãng hàng không Nam Mỹ. Các du khách bỗng phát hiện có một lỗ thủng ở ngay phía trên đầu mình, to bằng một ô cửa sổ. 

Lúc bấy giờ, máy bay đang ở độ cao 11.000m, có nghĩa là chênh lệch áp lực bên trong và bên ngoài của máy bay là rất lớn. Nhưng khi vụ việc xảy ra, không có ai trên máy bay bị lỗ không ấy hút ra ngoài, cái lỗ ấy cũng không hề phát triển về kích thước như các bộ phim bom tấn.

Những "nhầm nhọt" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin 2
 Nhiều người trong chúng ta bị ám ảnh bởi những lỗ nhỏ trên máy bay sẽ hút tất cả mọi người ra ngoài.
Trong thực tế, khi rào cản giữa áp suất không khí bên trong máy bay và áp lực bên ngoài được loại bỏ, sẽ xuất hiện một lực hút khá lớn. Nhưng máy bay được thiết kế vững chắc với khung thép mạnh mẽ để chống lại lực hút bên ngoài, giúp giảm lực hút tối đa và cân bằng áp suất, đồng thời ghế ngồi của hành khác rất chắc chắn cùng đai an toàn nên việc bị kéo ra ngoài không trung là rất hy hữu. 

Những "nhầm nhọt" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin 3

Tuy nhiên vẫn tốt hơn khi trên máy bay không xuất hiện một lỗ thủng nào. Bởi máy bay di chuyển với tốc độ cao, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu khi phải nghe âm lượng đó. 

2. Tai nạn máy bay là do phi công

Các tai nạn máy bay rất thảm khốc và hầu như chẳng mấy người sống sót khi thảm họa này diễn ra. Và khi nghe những tin tức đáng buồn như thế, chúng ta thường hay quy kết nguyên nhân chính là do các phi công vô trách nhiệm. Chỉ vì họ không tập trung, ngủ quên, mải nói chuyện hay thiếu kinh nghiệm… nên đã gây ra tai nạn thảm khốc.

Những "nhầm nhọt" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin 4
Các phi công thường bị đổ lỗi trong các vụ tai nạn máy bay.

Sự thật là các phi công ít khi thiếu tập trung, phòng lái của họ luôn được chiếu sáng cùng một hệ thống báo thức hoạt động liên hồi để thức tỉnh các phi trưởng. Trong khoang lái còn có một nữ tiếp viên đảm nhiệm vai trò phục vụ cũng như nhắc nhở thái độ, tinh thần làm việc của các phi công.

Những "nhầm nhọt" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin 5

Thủ phạm chính gây ra các vụ tai nạn máy bay một phần là do sự chỉ dẫn của trung tâm dưới mặt đất. Chỉ cần một bỏ qua các hiện tượng thời tiết tiêu cực, thiếu hiểu biết về một địa hình phức tạp, những chỉ huy dưới mặt đất rất dễ dàng đưa máy bay vào một khu vực cực kỳ nguy hiểm. 

Đơn cử trong tai nạn máy bay thảm khốc nhất lịch sử hàng không giữa hai chiếc máy bay Boeing 747 tại sân bay Tenerife vào năm 1977. Khi ấy, bộ phận điều khiển ở mặt đất đã chỉ dẫn một chiếc máy bay hạ cánh xuống đường băng, trong khi đó một chiếc khác lại nhận lệnh cất cánh. 

Những "nhầm nhọt" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin 6

Mọi việc diễn ra trong một ngày nhiều sương mù làm hai phi công của hai máy bay không nhìn được nhau. Kết quả là, hai chiếc phi cơ đâm sầm vào nhau trên đường băng, thân rách toạc, dầu tràn lênh láng, lửa khói mù mịt. Vụ va chạm đã phá hủy cả hai máy bay, giết chết tất cả 583 sinh mạng vô tội.

Những "nhầm nhọt" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin 7
Sai lầm của bộ phận điều khiển ở sân bay Tenerife đã tạo ra thảm họa kinh khủng nhất ngành hàng không.

Một nguyên nhân đóng vai trò thường trực trong các vụ tai nạn chính là chất lượng của máy bay. Để tiết kiệm chi phí, nhiều công ty sẵn sàng bỏ đi các hệ thống cảnh báo tai nạn như máy GPWS giúp thông báo độ cao an toàn, chương trình hệ thống TCAS 2000 có khả năng nhận diện được máy bay khác ở cách xa 160km. Hay tệ hơn, các hãng hàng không sử dụng những chiếc may bay lỗi, bị hỏng để chuyên chở khách hàng. 

Điển hình là sự việc một máy bay Boeing 747 của hãng không Japan Air Lines bị đâm ở gần núi Phú Sĩ vào năm 1985. Chiếc máy bay này đã bị hỏng ở phần đuôi và được nhiều phi công cảnh báo không nên sử dụng. Tuy nhiên vì lợi nhuận, những ông chủ đã tiếp tục dùng nó trong nhiều chuyến bay xuyên quốc gia và gây ra thảm họa cướp đi mạng sống của 520 người.

3. Điều khiển máy bay trực thăng rất dễ và khó gặp tai nạn

Trong các bộ phim điện ảnh những nhân vật anh hùng khi trốn thoát sẽ nhắm vào những chiếc trực thăng. Bật các nút điều khiển cho cánh quạt quay và dùng một tay cầm để đưa máy bay lên trời. 

Bạn cho rằng, hành động này có vẻ đơn giản hơn việc lái một chiếc phi cơ khổng lồ hay máy bay phản lực nhiều. Nhưng sự thật sẽ khiến mọi người ngạc nhiên.

Những "nhầm nhọt" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin 8
Nếu so ra thì máy bay trực thăng có kết cấu, cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều máy bay dân dụng hay phản lực. Không chỉ thế, máy bay trực thăng còn tốn nhiều nhiên liệu, tầm bay xa, tốc độ kém hơn rất nhiều các loại máy bay khác. 

Một điều trở ngại đáng kể chính là hiệu suất khí động học của loại máy bay này rất thấp. Để điều khiển và thắng được trọng lực Trái đất, người lái phải nắm rõ nhiều nguyên tắc quan trọng. 

Những "nhầm nhọt" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin 9
Để điều khiển được những chiếc trực thăng, người lái phải có nhiều kinh nghiệm, cùng sự bản lĩnh hơn người 

Cánh quạt phải đạt một tốc độ đủ mạnh nếu không sẽ không thể cất cánh, nhưng nếu tốc độ cánh quạt quá cao sẽ tạo ra bức tường âm thanh gây cộng hưởng - nhẹ làm mất hiệu năng bay, nặng thì gãy cánh quạt gây ra những tai nạn nghiêm trọng.

Ngoài ra, một máy bay có cánh cố định, khi bay bản thân nó đã là một hệ cân bằng bền, bất cứ một lực hay tác nhân nào tác động cũng sẽ có một lực khác xuất hiện để đưa máy bay về vị trí cân bằng mới. 

Những "nhầm nhọt" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin 10

Bản chất bay của trực thăng thì ngược lại, nó là một hệ cân bằng không bền. Trong quá trình bay luôn phát sinh ra các lực làm máy bay mất cân bằng và phi công phải luôn can thiệp. 

Những "nhầm nhọt" về tai nạn máy bay mà ai cũng tin 11

Ngay cả việc hạ cánh cũng là cả một vấn đề, cánh quạt tạo dòng khí xoáy xuống bên dưới. Nếu không điều khiển khéo léo, máy bay có thể rơi vào chính vòng xoáy do mình tạo ra, mất điều khiển và rơi tự do.

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger