Tuesday, November 22, 2011

TẬP CÁCH NHỚ NHANH, NHỚ LÂU

TẬP CÁCH NHỚ NHANH, NHỚ LÂU

  
      Thế giới văn minh ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc nắm vững những kỷ thuật của lao động trí óc. Họ tin tưởng rằng nhờ những kỷ thuật để phát triển kiến thức này trong thời gian học đại học và tất cả các khóa đào tạo khác sẽ đạt được hiệu quả tối đa. Đó là một cơ may để có cuộc sống tốt đẹp hơn. 
       
       Lập lại nhiều lần những chi tiết 
   
        Người có năng lực trung bình có thể nhớ được 7 điều không liên quan gì đến nhau, thí dụ :
     Số điện thoại, tên riêng....  Nhờ kỷ thuật ghi nhớ, có thể tăng số đơn vị lên 10 và 12. Còn việc làm chủ một lượng lớn những chi tiết, thì chỉ cần sau một thời gian rèn luyện ngắn.  Những bài tập về trí nhớ cũng giúp não bộ " cất giữ " những gì đã gặt hái được, và sau này sẽ khai thác chúng từ trí nhớ, một khi có nhu cầu.  Đó là công việc không dễ, nhưng bạn vẫn có thể đạt được, sau khi đã làm chủ được một số kỹ thuật đơn giản.
   
     

        Các chuyên gia đã lựa chọn được vài chục phương pháp đơn giản các sự việc, nhưng có thể chia chúng thành ba nhóm chính. Việc thường xuyên nhắc lại những chi tiết ( con số, từ ngữ, khái niệm.... ) là những kỷ thuật thông dụng nhất.  Việc lập lại một chi tiết có tác dụng gắn chặt những mối liên hệ giữa trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.  Một chi tiết được lập lại càng nhiều, nó càng được ghi nhớ lâu hơn.  Bình thường sau 60 phút chúng ta đã quên đi 70 % kiến thức vốn có.
   
         Để đạt được hiệu quả tối đa, khi bạn tiếp cận với kiến thức cần ghi nhớ trong tình trạng có ấn tượng mạnh, thì sự lưu giữ của não bộ càng diễn ra nhanh và sâu sắc.  Vậy nên bạn phải tạo cảm giác yêu mãnh liệt hoặc ghét thậm tệ những kiến thức mà bạn muốn làm chủ. Trong trường hợp không thể tạo ra những cảm xúc như vậy, kỹ năng " ghi nhớ " kiến thức thông qua các loại liên tưởng đến một điều gì kết hợp với điều mà bạn muốn ghi nhớ, có thể là phương pháp dễ áp dụng hơn.
       
        Sự tĩnh tâm 
   
        Mọi  bài tập giúp trí nhớ đều dựa trên bí quyết đó. Sẽ dễ nhớ hơn một từ ngữ nước ngoài, một khi nó làm bạn liên tưởng tới một điều gì đó, có liên hệ đến từ ngữ mà bạn muốn ghi nhớ .
   
        Tuy nhiên kỹ thuật ghi nhớ tốt nhất cũng vô dụng nếu bạn không làm chủ được thần kinh của bạn, lúc diễn thuyết trước đám đông, hay trong mỗi lần thi cử. Sự xúc động mạnh, hồi hộp, lo âu....Sẽ làm tan biến mọi chi tiết đã được in đậm nét trong đầu của bạn. Một lỗi nhỏ có thể làm cho bạn lúng túng nói chẳng thành lời , và chẳng còn nhớ được gì.  Vậy nên, trạng thái  bình tĩnh và tĩnh tâm là yếu tố rất quan trọng để ghi nhớ. Nó sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của bạn.
                                                           
                                                                                         (  Theo Science )  Tuần Báo Mới

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger