Wednesday, March 21, 2012

BÍ QUYẾT VIẾT RÉSUMÉ

BÍ QUYẾT VIẾT RÉSUMÉ


         Bản lý lịch có thể định đoạt số phận của cuộc phỏng vấn. Một số sai lầm thông thường, là bản lý lịch quá dài và gồm nhiều thứ không nên kể ra, Xác xuất thành công khi xin việc làm, không chỉ dựa vào nội dung của bản lý lịch mà còn vào những điều nên tránh như sau :

        Mục tiêu không thực tế

        Thí dụ : Như tôi muốn trở thành một Bill Gates, là một ước mơ cá nhân, tuy có thể trở thành sự thật, nhưng không thích hợp với bản lý lịch và hoàn cảnh đi xin việc hiện tại.


        Kinh nghiệm không đáng kể

         Một quan niệm sai lầm nữa là kể ra tất cả công việc đã làm trong quá khứ, nếu những công việc đó không liên quan đến công việc đang xin, thì không nên để vào bản lý lịch của bạn.

        Thí dụ : như đã từng bán hàng tại các tiệm ăn fast food, nhưng bây giờ đang xin tuyển làm thư ký, thì rõ ràng kinh nghiệm đó không cần thiết đối với công việc hiện tại.

        Thành tích không đáng kể

         Người phụ trách việc tuyển dụng sẽ thấy nhàm chán, khi đọc những bản lý lịch quá dài, và đầy những chi tiết không cần thiết.
     
         Thí dụ: Từng là hoa khôi trường hoặc đã thắng giải chạy đua....Những thành tích này, chẳng liên quan gì đến công việc mà bạn đang muốn được tuyển dụng...

         Đặc điểm về vóc dáng và diện mạo

         Đừng mô tả vóc dáng và diện mạo của bạn kèm theo hình ảnh vì những điều này không liên quan đến công việc, ngoại trừ việc cần tuyển người mẫu hay diễn viên. Quy luật này khác hẵn, đối với một số công ty ngoại quốc, nhất là ở Á Châu, vì họ luôn yêu cầu phải kèm theo ảnh.

          Sở thích

         Theo truyền thống thì trước đây người xin việc thường liệt kê sở thích của mình trong bản lý lịch, nhưng ngày nay, điều này không còn cần thiết và ít khi được thấy trong bản lý lịch. Tuy nhiên, có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn.

          Chi tiết riêng tư

          Không nên liệt kê những chi tiết cá nhân như gia cảnh, có gia đình, độc thân, có bao nhiêu con..Tôn giáo và đảng phái. Ngay cả trong lúc phỏng vấn, người thuê tuyển cũng không được hỏi những câu xâm phạm vào đời tư của người xin việc, vì việc này là không hợp pháp. Ngoài ra cũng không nên tiết lộ một số chi tiết riêng tư khác như :

          - số an sinh xã hội, số này chỉ cung cấp sau khi được tuyển dụng.

          
         Chính tả, văn phạm, độ dài

          Nếu dùng lập trình của máy vi tính để viết bản lý lịch, thì nên dùng chức năng

          - Spell and Grammar checker của MS Word để kiểm chính tả và văn phạm.

         Mục đích của bản lý lịch là mô tả:

         -  Bản lãnh và trình độ

         Nhưng phải thực hiện trong phạm vi ngắn gọn và mạch lạc, chứ không phải viết luận văn, để người đọc có thể nắm được các điểm chính về kinh nghiệm và khả năng của người xin tuyển dụng trong vòng một phút, việc này nên thực hiện bằng hình thức khoảng mục (bullet point), chứ không nên viết thành đoạn văn. Mỗi bản lý lịch đều có phần :

         Tuyên bố mục tiêu (objective) và

          Phần sơ lược ( summary)

         Cả hai phần này, nên vắn tắc và không quá 500 từ, hơn nữa cần nên dùng từ ngữ chuyên môn của ngành nghề đang xin tuyển dụng. Ngoài ra khi liệt kê tiểu sử công việc từng làm, nên giới hạn vào những công việc trong vòng 15 năm trở lại.

          
         Tạo ấn tượng


         Đừng dùng giấy màu, giấy có mùi thơm, chữ in màu để gây sự chú ý, phông chữ với kích cỡ không phù hợp, dạng mẫu hoặc khuôn thức trình bày và bố trí khiến bảng lý lịch khó đọc. Đừng liên kết nội dung với trang mạng cá nhân hoặc những trang mạng xã hội như Facebook, MySpace và Twitter. Cuối cùng là đừng nên dùng những khuôn mẫu (template ) có sẵn từ Microsoft Word.

          Nội dung giả dối

          Hậu quả ngắn và dài hạn đối với việc giả mạo thành tích sự nghiệp trong bản lý lịch rất nghiêm trọng. Đừng bao giờ thêm bớt những kinh nghiệm và thành tích của mình. Trước khi tuyển dụng nhân viên, phòng nhân sự sẽ điều tra kỹ lưỡng về những gì ghi trong bảng lý lịch và thật đáng tiếc, nếu họ tìm ra điều gì không đúng sự thật, nó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín và mức độ chính trực của người xin việc.

           Thông thường, những người lo việc tuyển dụng rất bận rộn, nên họ chỉ đọc lướt qua bản lý lịch, vì vậy hãy liệt kê theo thứ tự như sau:

           - Chức vụ
           - Tên của công ty hoặc sở làm
           - Thành phố và tiểu bang
           - Và cuối cùng là ngày và thời hạn làm việc


           Chứng nhận ( references )

            " Nếu cần có thể cung cấp giấy chứng nhận lý lịch, tư cách, công việc của bạn " Câu này thường kết thúc bản lý lịch. Đừng bao giờ cung cấp chi tiết liên lạc của các nơi bạn đã bị sa thải, để làm chứng nhận.

                                                      Diễm Quyên

         

 


         

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger