Thursday, July 10, 2014

Mặt tối khốc liệt trong cuộc mưu sinh của mẫu nam

Mặt tối khốc liệt trong cuộc mưu sinh của mẫu nam

  Mặt tối khốc liệt trong cuộc mưu sinh của mẫu nam



 Chuyện Cấm Cười - Theo Zing
 

Nhiều người mẫu nam phải kiêm nghề vũ công thoát y, trai bao… để kiếm sống. Đôi khi, họ buộc phải dùng ma túy, chất kích thích để giữ dáng theo yêu cầu của NTK.
 

Dublin Sam Homan, một trong những mẫu nam thành công nhất Ireland, từng chia sẻ: “Nghề mẫu không phải là một nghề nghiệp đầy hào quang như bạn nghĩ. Nó đã đẩy tôi đến bờ vực của sự cô đơn và lạc lõng…”. Phút trải lòng này khiến nhiều người sốc bởi anh đang ở đỉnh cao danh vọng với những hợp đồng quảng cáo hàng triệu đôla cùng các thương hiệu như Dunhill, Gant Michael Bastian, McDonald, Berocca…

Thế nhưng, đây lại là tâm sự rất thật lòng và cay đắng về mặt trái tàn khốc của nghề mẫu nam. Mỗi ngày, họ đều phải đối diện với những mối đe dọa bị đào thải rồi nỗi lo tăng cân, không vượt qua được vòng casting, không thể trụ nổi với đồng lương ít ỏi hoặc rơi vào cám dỗ của rượu, thuốc lá, chất kích thích, ma túy, trai bao và nguy cơ bị biến đổi giới tính bất cứ lúc nào.


Mặt tối khốc liệt trong cuộc mưu sinh của mẫu nam
Phía sau ánh hào quang của sàn diễn quốc tế là những cuộc mưu sinh vất vả của mẫu nam.


Trái với dáng bước hiên ngang, mạnh mẽ trên sàn catwalk, nụ cười nửa miệng đầy khinh bạc, sau sàn diễn, Dublin trở về với con người thật của mình: u uất và nhiều tâm sự. Dù đã đạt được thành công đáng mong ước chỉ trong khoảng 5 năm lăn lộn trong làng mẫu quốc tế, nhưng với Dublin, anh hay các mẫu nam khác chỉ là những “sản phẩm thương mại” không hơn không kém. Thậm chí chàng trai Ireland còn không ngại cho biết: “Chúng tôi không khác gì những cái móc phơi đồ. Ám ảnh về nguy cơ bị thay thế bất cứ lúc nào luôn lơ lửng trên đầu”.

Trong một lĩnh vực đã quá nổi tiếng về sự cạnh tranh khốc liệt lẫn đào thải tàn nhẫn, thì với mẫu nam vốn được xem là bình phong cho mẫu nữ, cuộc chiến để duy trì thứ hạng và nắm bắt ước mơ được sải bước trên sàn catwalk còn cay đắng và vất vả gấp trăm lần. Tuổi bước vào nghề ở mẫu nam thường trễ hơn mẫu nữ (khoảng 18 – 25 tuổi so với mẫu nữ vào khoảng 14 tuổi), nhưng thời gian tối đa để trụ được trong nghề khắc nghiệt không kém: khoảng từ 3 -5 năm. Thế nên, vừa bước chân vào làng mẫu, những chàng trai ngây ngô và ít kinh nghiệm đã bị cuốn ngay vào vòng xoáy cạnh tranh tàn khốc.

Mặt tối khốc liệt trong cuộc mưu sinh của mẫu nam
Thời trang là ngành công nghiệp thống trị bởi nữ giới,
nên mẫu nam ít có cơ hội chen chân.


Đã hơn 5 năm trôi qua, nhưng Dublin vẫn nhớ như in những ngày đầu bước chân vào thế giới thời trang phù phiếm: “Tôi bắt đầu vào nghề từ năm 22 tuổi và may mắn đầu quân cho 1 công ty quản lý người mẫu quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc phải di chuyển liên tục từ nước này sang nước khác, ở những căn hộ tập thể với khoảng 4 mẫu nam trong cùng một phòng. Nếu bạn tưởng như vậy là vui và thú vị vì có nhiều bạn bè thì thật sai lầm. Tôi cũng như những mẫu nam khác, dù biết nhau nhưng buộc phải xem người kia là đối thủ, bởi trong mỗi lần casting, chỉ cần người này sơ suất, người kia sẽ chớp lấy ngay cơ hội đó để tiến thân. Cuộc sống chung vì thế luôn cô độc và căng thẳng”.

Với người mẫu quốc tế, được sải chân trên các sàn catwalk danh giá tại các kinh đô thời trang như New York, Milan… là cơ hội ngàn vàng để thực hiện ước mơ lọt vào tầm ngắm của các NTK, nhiếp ảnh gia hay các công ty quảng cáo lớn. Thế nên những vòng casting ở đây cũng khốc liệt hơn nhiều. Trong thời gian mới vào nghề, Dublin có lần phải cạnh tranh với 1.000 mẫu nam khác để được đặt chân lên sàn diễn: “Bạn có thể xếp hàng cả ngày trời để dự vài phút casting. Nhưng nếu không thể hiện tốt trong những phút ngắn ngủi đó, bạn sẽ bị "out" ngay tấp lự, và 1 người mẫu khác nhanh chóng thay thế chỗ của bạn. Đây thật sự là áp lực khủng khiếp”.

Mặt tối khốc liệt trong cuộc mưu sinh của mẫu nam
Với Dublin Sam Homan, người mẫu là một nghề
đầy cô đơn và căng thẳng.


Chính vì sự cạnh tranh quá sức và mức độ đào thải quá nhanh chóng, để trụ lại với nghề và tìm kiếm cơ hội đạt đỉnh cao danh vọng, nhiều mẫu nam đã phải rơi vào cạm bẫy khó lường.

Áp lực đầu tiên bất cứ mẫu nam nào cũng phải kinh qua là phải đảm bảo thân hình chuẩn theo yêu cầu của NTK, nhiếp ảnh gia, công ty quản lý người mẫu và cả khách hàng. Nếu làng mẫu nữ thường chuộng vẻ đẹp mỏng manh “heroin chic”, thì làng mẫu nam lại có 2 trường phái: hoặc cuồn cuộn cơ bắp và thân hình 6 múi mạnh mẽ, lực lưỡng, hoặc phải đảm bảo size 0 ốm tong như các mẫu nam trình diễn cho thương hiệu Yves Saint Laurent năm 2013. Và dù ở chuẩn nào thì mẫu nam đều phải hy sinh nhiều thứ, từ thói quen ăn uống cho đến phải nghiện ngập để duy trì cân nặng lý tưởng. Thậm chí Jeremy Gillitzer, một mẫu nam rất có triển vọng của làng mẫu quốc tế, đã chết khi mới tròn 38 tuổi vì biếng ăn do áp lực giảm cân.

Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt lịch tập luyện thể hình và cắt giảm tối đa chất béo, các mẫu nam còn phải “đi đường vòng” để nhanh chóng đạt số đo yêu cầu của NTK. Dù không tuyên bố công khai,  nhưng các chất kích thích như steroid hay ma túy, heroin, rượu, thuốc lá … từ lâu đã được các mẫu nam chuyền tay nhau như phương thức hiệu nghiệm để duy trì hình mẫu chuẩn nhằm tiếp tục sống với nghề, phó mặc những hậu quả đáng sợ của các loại chất cấm này.

Mặt tối khốc liệt trong cuộc mưu sinh của mẫu nam
Thân hình “cò hương” của những mẫu nam trình diễn cho thương hiệu Yves Saint Laurent khiến người xem không khỏi xót xa.


Thực tế tàn nhẫn thứ hai dành cho mẫu nam là mức thù lao ít ỏi. Ngay cả những mẫu nam thành danh như Dublin thì thu nhập luôn luôn chỉ bằng 1/2 mẫu nữ cùng vị trí. Ngoài ra, một nỗi buồn ít thổ lộ trong giới mẫu nam, đó là chưa bao giờ làng thời trang thế giới công nhận danh hiệu “siêu mẫu nam”, trong khi đầy rẫy những siêu mẫu nữ đình đám, thu nhập hàng chục triệu USD mỗi năm. Một phần dẫn đến nguyên nhân này là do lĩnh vực hoạt động của mẫu nam rất bị hạn chế.  Các nhãn hàng thường có xu hướng chọn các nam ca sĩ, diễn viên hay vận động viên nổi tiếng làm đại diện cho các chiến dịch quảng cáo thay vì dùng người mẫu nam. Lĩnh vực kinh doanh mà mẫu nam có thể cộng tác hầu như chỉ gói gọn trong các ngành nghề như nước hoa, thuốc lá và rượu, trong khi với mẫu nữ lại rất đa dạng và nhiều lựa chọn.

Do đó, để trụ được với cuộc sống đắt đỏ ở những kinh đô thời trang lớn trên thế giới, các mẫu nam đang lên hoặc mới tập tễnh vào nghề buộc phải kiêm thêm các nghề khác. Chuyện làm trai bao, vũ công thoát y nhằm trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày không phải chuyện lạ. Đơn cử như trường hợp “nghề tay trái” của Alessandro. Để theo đuổi ước mơ làm người mẫu Ý, chàng trai 23 tuổi người mẫu hạng trung này đã phải xoay sở đủ nghề làm thêm trước khi trở thành vũ công nhảy thoát y mua vui cho các quý bà đang tuổi hồi xuân tại các quán bar ở Milan.

Mặt tối khốc liệt trong cuộc mưu sinh của mẫu nam
Nỗi buồn tủi khuất sau những màn trình diễn thoát y nóng bỏng của mẫu nam trẻ tuổi Alessandro.
Mặt tối khốc liệt trong cuộc mưu sinh của mẫu nam

Cũng có không ít mẫu nam buộc phải cặp kè với các nhiếp ảnh gia tên tuổi hay khách hàng nhiều tiền lắm của để có cơ hội tiến đến vị trí cao hơn trong làng thời trang. Đây là một trong những nguyên nhân khiến mẫu nam dễ bị biến đổi giới tính hoặc thành trai bao chuyên nghiệp.

Ngoài ra, nhiều mẫu nam đã trở thành “gay” vì những nguyên nhân cực kỳ nhạy cảm chỉ tồn tại trong làng mốt. Gavin James Bower, một mẫu nam người Anh từng xuất hiện tại các show diễn đình đám tại Tuần lễ thời trang Paris cho nhãn hàng John Galliano và Hermes, tham gia nhiều sự kiện thời trang tại London, Paris, Milan, từng tiết lộ: “Trước nhiều show diễn, chúng tôi phải dùng rượu mạnh để tạo hứng khởi. Điều này làm nảy sinh một kết cục đau lòng, đó là do quá kích thích với những chiếc quần lót quá gợi cảm của các nữ đồng nghiệp mà mẫu nam chúng tôi đã làm tình với nhau. Bệnh gay trong giới mẫu nam cũng từ đây mà ra”.

Thậm chí, để được bước chân lên sàn catwalk danh giá, nhiều mẫu nam buộc phải dẹp đi lòng tự trọng đàn ông của mình để làm trò lố nhằm tạo scandal. Trường hợp 1 mẫu nam đã phải thoát y ngay trên đường băng trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang nam giới thu đông Milan, Ý năm 2013 là một ví dụ.

Mặt tối khốc liệt trong cuộc mưu sinh của mẫu nam
Để sống với nghề, nhiều mẫu nam đành phải làm trò lố theo yêu cầu của nhà thiết kế hay đơn vị tổ chức sự kiện thời trang.


Thế nên, cũng dễ hiểu vì sao với người ngoài cuộc, ánh hào quang trên sàn diễn của mẫu nam quá chừng lấp lánh với trang phục hàng hiệu, xế "xịn", kiếm bạc triệu... nhưng với nhiều người trót bị xoáy sâu vào nghề như Dublin thì chỉ còn cảm giác “nhắm mắt đưa chân” đầy ngán ngẩm. Anh thú nhận trong cay đắng khi trả lời phỏng vấn tờ Irishtimes: “Nếu có con, tôi sẽ chẳng bao giờ cho chúng theo cái nghề này”.

Theo Zing

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger