Thursday, May 1, 2014

Một kỹ sư gốc Việt chế máy lọc nước bằng từ trường

Một kỹ sư gốc Việt chế máy lọc nước bằng từ trường



Ông Võ Long Tuyền trong một đoạn phim giới thiệu về thiết bị lọc nước Akwamag. (Hình: Akwamag.com)

Chuyện Cấm Cười - Theo Thiên An/Người Việt

Sau một số sản phẩm giúp tiết kiệm năng lượng, ông Võ Long Tuyền, một kỹ sư và nhà nghiên cứu hóa học tại San Jose, sáng chế ra thiết bị lọc nước bằng từ trường có tên Akwamag. Ông và các đồng nghiệp hiện chuẩn bị tung mẫu thiết kế này vào thị trường trong năm nay. 

Sản phẩm này dùng năng lượng từ trường để xử lý các hóa chất trong nước, thay vì dùng muối như hầu hết các máy lọc nước hiện tại. Sau khi được cấp bằng sáng chế vào cuối 2013, sự tiết kiệm về nhiều phương diện giúp mẫu thiết kế của ông Tuyền đoạt giải thưởng về công nghệ và môi trường của Cleantech Open.

Người sáng chế Akwamag, ông Võ Long Tuyền, chia sẻ với Nhật Báo Người Việt về công việc và đời sống, cũng như quá trình làm việc dẫn đến thành công hiện tại của Akwamag.


Một mẫu Akwamag. (Hình: Akwamag.com)
Đằng sau tấm bằng sáng chế

Ông Tuyền kể lướt về thời gian đến Hoa Kỳ hai mươi năm trước. Ông cho biết: “Tôi là một thuyền nhân. Thời gian đầu sang đây cũng rất khổ, như mọi người thôi, rồi mình cố gắng thì cũng vượt qua hết.” Ông nói không muốn nhắc nhiều về thời gian này "nhất là trước báo giới Mỹ, vì tôi không thích cảm giác bị thương hại.”

“Người ta còn khổ hơn mình nhiều.” Ông nói. Gia đình ông vượt biên sang Mỹ gồm ông và các anh chị em của ông. Ông Tuyền cũng cho biết mẹ ông sau này trở thành giáo sư tại Đại Học San Jose State, và trong thời gian bà còn sống, bà là người luôn ủng hộ đam mê nghiên cứu của ông.

Ông theo học ngành Hóa Học và đi làm tại phòng lab trong khi vẫn tiếp tục nghiên cứu cho những ý tưởng sáng chế mới trong thời gian làm kỹ sư hóa. Ông Tuyền cho biết, trước Akwamag, ông từng thành công với một số thiết bị khác với các bằng sáng chế và giải thưởng công nghệ.

“Thực ra khi đó chúng tôi đang có một sản phẩm gắn vào máy lạnh giúp tiết kiệm năng lượng.” Ông Tuyền chia sẻ. “Khách hàng có thể tiết kiệm đến 38% cho hóa đơn tiền điện. Sản phẩm này được giải thưởng vào 2008. Sau đó, chúng tôi mới phát hiện ra phần làm nguội máy hay bị nước đóng cặn, không cách nào giải quyết được ngoại trừ việc phải có cách lọc ra các hóa chất này ra khỏi nước. Đó vừa là trục trặc, vừa là cơ duyên khiến tôi nghĩ đến việc chế ra một máy lọc nước mà không cần bảo trì.”

Ông nói tiếp: “Một máy lọc nước như thế sẽ rất hữu ích cho môi trường, lại giúp tiết kiệm thời giờ và công sức bảo trì thay vì cứ mấy tháng phải thay một lần. Người dùng nước sẽ có nước sạch uống, mà không cần dùng các loại muối có thể gây hại cho cây cối khi thải ra lại môi trường.”

Thiết kế của ông được một nhóm khoa học gia và nhà đầu tư ủng hộ giúp đưa vào sản xuất, như Tiến Sĩ John Crockett, từ San Diego, Tiến Sĩ Friedemann Freund, thuộc phòng nghiên cứu NASA Ames, hay Tiến Sĩ Bradley Stone, giáo sư Đại Học San Jose State...

“Trước khi có Akwamag, tôi cũng bận rộn. Sau khi có Akwamag, tôi bận không còn một phút rảnh rỗi. Tôi coi sản phẩm này như đứa con thứ hai của mình vậy.” Ông Tuyền chia sẻ. Ông hiện sống tại San Jose với vợ và một con trai.

“Từ khi có gia đình, tôi bắt đầu nghĩ cho tương lai và cho môi trường nhiều hơn.” Ông nói.

Akwamag

Theo thông tin từ nhóm kỹ sư Akwamag, điểm khác biệt giữa Akwamag và các máy lọc nước khác là Akwamag sử dụng từ trường, chứ không dùng muối. Với công nghệ được thiết kế đặc biệt, những phân tử hóa chất trong nước khi đi qua thiết bị Akwamag sẽ bị tách rời, không vón cục tạo thành những bợn trắng thường thấy. Ngoài ra, người dùng không phải thay đổi đồ lọc định kỳ và nước thải ra sẽ không chứa muối hóa học.

Mô hình Akwamag được tằng bằng sáng chế vào năm 2013, và giải thưởng của Cleantech Open, một tổ chức vận động cho các sáng chế làm sạch môi trường trên khắp thế giới.

Trong ba loại lọc nước Akwamag, tùy vào chức năng sử dụng cho gia đình 2 người, 4 người, hoặc nhiều hơn, mà sản phẩm có giá thành từ $300 đến $800.

“Các thiết bị lọc nước này sẽ giúp mỗi gia đình tiết kiệm $200/năm, với hàng trăm mét khối nước không còn bị lãng phí trong quá trình lọc và khách hàng cũng không cần mua muối lọc để châm định kỳ vào thiết bị,” ông Võ Long Tuyền giải thích.

Akwamag hiện hợp tác với Đại Học San Jose State và phòng nghiên cứu NASA Ames để tiếp tục nghiên cứu về việc sử dụng từ trường để lọc các chất cặn trong nước.

Tiến sĩ Bradley Stone, giáo sư về Hóa-Vật Lý Học tại  Đại Học San Jose State, cho biết: “Chúng tôi ngạc nhiên với những gì ông ấy đã đạt được. Chúng tôi mong đợi rằng kỹ thuật mới này cũng sẽ thành công trên thị trường.”

Hiện tại, nhóm ủng hộ Akwamag kêu gọi sự giúp đỡ để thiết bị này được sớm sản xuất hàng loạt để phổ biến trên thị trường, qua trang mạng.
  https://www.indiegogo.com/projects/sustainable-water-softener#home

Kỹ sư Tuyền cho biết, công ty mới được Trung Tâm Nghiên Cứu Không Gian Hoa Kỳ (NASA) ký một “Space Act Agrement” trong năm nay. Đây là loại hợp đồng hàng năm NASA chỉ ký với một số ít (trên dưới 300) đồng minh và công ty trên khắp thế giới mà thôi, trong đó có Akwamag của ông.

Kỹ sư này có đưa ra một yêu cầu xin quần chúng ủng hộ, thông qua mạng lưới vận động Indiegogo trên Internet, qua trang mạng

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger