Những bài văn bất hủ của học trò
Chuyện Cấm Cười - Theo VnExpress
Đề: Một học sinh tả về cây cầu mới xây
Cây cầu to, dài đến mức em đứng đầu cầu bên này, bố em đứng ở đầu cầu bên kia mà trông bố em chỉ nhỏ như một con chó.
Đề: Hãy tả một loại cây mà nhà em trồng.
Nhà em có trồng một cây chuối. Đến mùa chuối ra quả. Cả buồng chuối dài
3 cm. Lúc quả chín mẹ em chia cho hàng xóm, ăn mấy ngày không hết.
Đề: Em hãy kể lại câu chuyện “Thánh Gióng”
Ngày xửa ngày xưa, đất nước ta sinh ra được một cậu bé Thánh
Gióng trông rất là quái nhân vì đã 3 tuổi mà vẫn không biết nói biết
cười. Đột nhiên một hôm giặc tới, Thánh Gióng nhảy tót lên mình ngựa,
sau khi đã ăn một bữa cơm khủng khiếp với hàng thúng cà muối mặn mà vẫn
không khát nước. Thánh Gióng đánh giặc xong không biết đường về nhà vì
chưa ra khỏi nhà lần nào. Thánh Gióng không biết đi đâu về đâu nên đành
phải bay lên trời.
Đề bài: Em hãy tả đêm giao thừa.
Một học sinh lớp 3 viết như sau: "Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương
giao thừa. Ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc
lá sáng lên loang loáng".
Lời bình của giáo viên: "Em bốc phét quá đà. Theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa không có trăng".
Đề bài yêu cầu tưởng tượng và viết một bức thư cho người bạn học cũ trong lần về thăm trường sau 20 năm.
Bằng sự sáng tạo độc đáo, bài làm của một em học sinh lớp 9
đã khiến cô giáo phải bất ngờ và đưa ra nhận xét "Bài viết của em ngoài
sức tưởng tượng của cô".
Nguyên văn bài viết ấy như sau:
Mặt trăng, 12 tháng 6 năm 2033,
Khánh thân mến!
Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe
không? Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn
chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy.
Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời. Cậu có biết thành
phố thứ ba trên mặt trăng không? Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên
ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình. Nhắc mới
nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết.
Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang
Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc.
Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mỹ để giải quyết một số việc
quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải
Phòng - nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi
trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang
hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường.
Không những thế, nó đã được đưa lên trên không, cao hơn 100 m so với
mặt đất để mở rộng chỗ ở cho người dân. Khi bước vào trường, tớ mới phát
hiện ra hiệu trưởng ở đây chính là Hiền Thảo - một trong những người
bạn đã học chung với anh em mình trong bốn năm cấp hai.
Cậu ấy giờ đã khác, với vị trí hiệu trưởng, cậu ấy chín chắn, cứng rắn
hơn nhưng vẫn đầy tình cảm và tình yêu thương ấy. Cậu đón tiếp tớ với sự
niềm nở, tự hào kể về những việc cậu đã làm, nào là các dãy nhà đã được
tăng lên thành sáu tầng, được lắp cầu thang máy, được xây thêm khu liên
hợp, khu thể thao có thêm bể bơi, sân bóng đá, bóng rổ, sân tenis, bãi
giữ xe...
Ngoài ra, tớ thấy được mới vài điểm quen thuộc trong khuôn viên trường,
đó là cây hoa sữa trước cửa lớp mình, nó đã cao hơn, to hơn. Tớ vẫn nhớ
hồi anh em mình học thể dục, vì trời nắng nên lại chạy ào về gối cây
này tránh nắng, đứa này tranh đứa kia, bàn tán rôm rả để rồi bị trực ban
nhắc. Hay cái lần thằng Hùng, thằng Phát thi nhau trèo cây để xem ai
giỏi hơn ai, cuộc thi chưa kết thúc, thì bảo vệ đuổi, chạy tóe khói khắp
trường để rồi bị bắt lên phòng bảo vệ.
Đang xao xuyến vì những kỷ niệm, đột nhiên có một giọng nói khàn khàn,
nhưng đầy sự trìu mến, gọi: "Trường Ân đó hả em?". Tôi ngờ ngợ rồi quay
lại. Hóa ra đó chính là thầy Nguyên, Khánh ạ. Thầy bây giờ trông đã già
hơn hẳn. Đầu thầy đã không còn tóc, bóng loáng rồi đột nhiên, tớ xúc
động đến tột cùng - "Thầy Nguyên đây ư? Người thầy đã dạy tôi đây ư?".
Trời, thầy giờ già quá, người đã dạy cho tôi cấp hai và cũng là người
đã dành hơn bốn thập kỷ để cống hiến cho giáo dục nhà nước, nhờ thầy,
bao thế hệ đã lớn lên, trở thành những trụ cột, những người đi xây dựng
đất nước, là người cống hiến thầm lặng. Ôi, chả có nhẽ mái tóc của thầy
đã ra đi cùng với sự cống hiến ấy. Khi nghĩ về những điều đó, Khánh ạ,
tớ chỉ chực bật khóc. Thầy quá tận tâm với nghề, cống hiến hết mình.
Thầy giờ là một ông lão ngoài bảy mươi cũng về thăm trường rồi tình cờ
gặp tớ. Tớ dìu thầy ra ghế đá, nó đã được lắp đặt thêm một bộ tản nhiệt
nên mặc cho trời hôm ấy nóng hơn 30 độ, tớ và thầy vẫn thoải mái ngồi
nói chuyện. Tớ hỏi thầy rất nhiều, và cũng tự hào kể ra những thành tựu
mình đã đạt được nhưng không quên cảm ơn thầy vì những công lao như biển
cả của thầy. Nhìn thầy, tớ lại nhớ về những kỷ niệm với thầy, như lần
thầy cho tớ và lũ bạn kiểm tra 15 phút một bài cực dài nhưng rồi lại
không thu khiến cả lũ lăn đùng ngã ngửa, nghĩ đến đó, tớ và thầy lại bật
cười.
Mặc dù không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải rời đi, tớ chào thầy, từ
biệt Hiền Thảo, rồi hẹn một lần khác gặp sau. Buổi chia tay ấy đầy xúc
động, rồi tớ lên phi cơ bay đi. Ngó lại, tớ thấy được bóng dáng của thầy
mờ dần, nhỏ dần rồi cuối cùng biến mất sau làn mây làm tớ lại suy nghĩ
viển vông.
Tớ chỉ viết đến đây thôi. Cho tớ gửi lời chào đến gia đình của cậu và chúc cậu gặp thành công trong mọi mặt cuộc sống.
Đề văn: "Em hãy kể một chuyện xảy ra trong gia đình".
Một học sinh tiểu học viết bài văn "super ngắn" như sau:
- Mở bài: Hôm nay em đi học về thì thấy ông em đang chẻ tăm.
- Mở bài: Hôm nay em đi học về thì thấy ông em đang chẻ tăm.
- Thân bài: Ông đang chẻ tăm thì bị đứt tay. Em vội tháo khăn quàng ra băng bó vết thương cho ông.
- Kết luận: Không nên cho người già chơi dao vì rất nguy hiểm.
Đề bài: Hãy tả ông nội của em.
Bài làm của một học sinh lớp 4 ở Hà Nội có đoạn: "Chiều chiều em dắt
ông nội dạo quanh một vòng bờ hồ. Ông nội thường đi tung tăng quanh em
tỏ vẻ rất thích thú. Ông em có hai cái tai như hai cái mộc nhĩ luôn luôn
phe phẩy, râu và tóc ông thì trắng thôi rồi luôn...".
Post a Comment