Monday, April 16, 2012

THIẾU VẬN ĐỘNG DỄ TÁO BÓN

THIẾU VẬN ĐỘNG DỄ TÁO BÓN


       Táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần với những triệu chứng đau quặn bụng, phân rắn, muốn đại tiện được, phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi, ở một số người, khi đại tiện rồi, mà có cảm giác như :  vẫn còn phân trong ruột.

       Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoặt thường ngày. Nhưng táo bón gây  phiền toái cho bệnh nhân, táo bón là một trong những triệu chứng rất phổ biến của hệ thống tiêu hoá và cũng là triệu chứng xuất hiện ở nhiều bệnh trạng khác của cơ thể. Tất cả mọi đối tượng đều có thể bị táo bón, nhưng so với người trẻ tuổi, thì người cao tuổi đúng là bị mắc chứng này cao hơn rất nhiều. Táo bón không điều trị kịp thời, dễ dẫn đến táo bón mãn tính hay đọng thành những cục phân lớn có thể gây ra tắc ruột, nhất là đối với người lớn tuổi và trẻ em.

       Táo bón có thể gây ra các biến chứng khá trầm trọng như trĩ, hậu môn sa trực tràng, khi bị các triệu chứng trên khi đi đại tiện bị đau, nên bệnh nhân ngại đi, do đó lại càng bị táo bón thêm, tạo thành một cái vòng lẩn quẩn.

       Khi cố gắng rặn cũng làm tăng áp lực của máu (biểu hiện mặt đỏ) nên rất nguy hiểm cho người cao huyết áp, người bị bệnh tim mặt ( dễ bị đột quỵ) táo bón lâu ngày có thể gây ra bệnh ung thư trực tràng. khi thấy một trong những dấu hiệu sau nên đến những trung tâm chuyên khoa về tiêu hóa, nhất là những người trên 40 tuổi.

       * Táo bón kéo dài


       * Màu sắc phân thay đổi (thường có máu và chất nhầy trong phân, có máu màu lờ lờ như máu cá. Dấu hiệu có máu trong phân dù chỉ thoáng qua, hay kéo dài đề phải quan tâm!


       * Kèm theo táo bón: thường hay đau bụng, đầy bụng, chướng hơi, sức khỏe suy kém, không thấy ngon miệng, sụt cân hoặc có sốt nhẹ kéo dài.

        Có rất nhiều nguyên nhân khác như:

        * Bị tổn thương tại ống tiêu hoá
        * Dùng thuốc
        * Cách ăn uống không lành mạnh
        * Bệnh lý toàn thân
        * hoặc thậm chí là do thói quen
        * Các tổn thương ở ống tiêu hoá, hoặc các bộ phận lân cận
        * Ung thư đại trực tràng
        * Hoặc các tổn thương khác làm hẹp lại lòng đại tràng cũng gây ra táo bón.

        Bệnh cũng rất thường gặp ở những người ăn ít rau xanh và hoa quả tươi, nhất là ở một số người kiêng khem quá mức, ăn ít, hoặc ăn những thức ăn có nhiều chất như :

        * Bơ
        * Sữa
        * Đường tinh chế
        * Những thức ăn ít chất sơ
        * Thức ăn có nhiều gia vị cay, nóng...

        Các biện pháp chữa trị :

        * Thay đổi cách ăn uống:

        * Ăn nhiều chất sơ 200 - 300gr/ngày. Ăn nhiều các thứ nhuận tràng như:

         - Rau đay, rau muống, rau mồng tơi, khoai lang, bí đỏ, mướp
        
         - Uống nhiều nước, từ 1 - 1.5 lít, đặc biệt là các nước hoa quả và nước khoáng có kali, chất rất cần cho sự vận động của ống tiêu hoá.

         - Tránh ăn gia vị cay, nóng, trà và cà phê đậm

         - Nên tập thể dục thường xuyên, độ mạnh tùy theo tuổi và tình trạng sức khỏe

         - Luyện tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày

         - Tránh sự căng thẳng

         - Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn hạn vào giai đoạn bắt đầu điều trị. Giai đoạn sau là tập luyện và ăn uống đúng cách, vì tất cả thuốc trị táo bón đều có ảnh hưởng không tốt, nếu dùng lâu sẽ bị lệ thuộc vào thuốc.

        - Uống nhiều nước cũng là cách giảm chứng táo bón.

       Riêng với người cao tuổi, có những nguyên nhân gây ra táo bón mà nếu hiểu biết thì hoàn toàn có thể kiểm soát được

        Thí dụ :

       * Ít vận động ( do chân yếu khó đi lại, đau khớp gối mãn tính, đau lưng....)

       * Uống ít nước ( ở người có bệnh thận, bệnh về đường tiết niệu hoặc do bị u xơ tuyến tiền liệt );

       * Vì tác dụng phụ của các thuốc có chất tanin, thuốc chống trầm cảm, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dầy có chứa nhôm, lạm dụng một số thuốc có tác dụng nhuận tràng....

       Táo bón đúng là do nhiều nguyên nhân, nhưng thực tế trong rất nhiều trường hợp, chỉ cần điều chỉnh lối sống, thói quen trong sinh hoặt và trong ăn uống là chúng ta đã phòng tránh khá hiệu quả.

                             Bác sĩ Lê Như Sơn. (Chí Linh Thời Mới) 
 

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger