Tuesday, April 1, 2014

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường


 


Chuyện Cấm Cười - Theo Dược sĩ Mã Giám Sinh/Chí Linh Thời Mới


Hiện nay có khoảng 23 triệu 600 ngàn người bị bệnh tiểu đường tại xứ Mỹ (8% tổng số dân cư). Trong số này, 17 triệu 900 ngàn được xác nhận và 5 triệu 700 ngàn chưa được xác nhận mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là một bệnh trạng rối loạn về sự trao đổi chất (disorder of metabolism), cách cơ thể sử dụng thực phẩm tiêu hóa cho năng lượng và tăng trưởng.

Thức ăn phân hóa thành chất đường từ dạ dầy, đi vào máu rồi đi vào các tế bào cung cấp sự tăng trưởng và năng lượng cho sự sống trong cơ thể.

Giai đoạn này cần phải có sự hiện diện của một chất kích thích tố đặc biệt là insulin như một chìa khóa mở cửa các tế bào để cho chất đường đi vào.

Tụy tạng hay lá mía là cơ quan bài tiết insulin. Vì một lý do nào đó, tụy tạng không bài tiết hoặc bài tiết không đủ chất insulin để giúp cho chất đường vào các tế bào thì số lượng đường dư thừa càng ngày càng nhiều trong máu, xâm nhập không cần thiết vào các bộ phận của cơ thể, rồi làm hư hại các bộ phận này như mắt, mạch máu, tim, não bộ, thận, răng rồi sau cùng được phế thải theo đường tiểu tạo nên bệnh tiểu đường.

Có ba loại tiểu đường

Loại 1

Đa số thường xảy ra lúc còn trẻ khi hệ thống tự miễn nhiễm của các bệnh nhân bị hư hại dẫn đến việc tấn côn và tiêu diệt các tế bào beta trong tụy tạng làm cho tụy tạng hoàn toàn không bài tiết được kích thích tố (KTT) insulin. Do đó, các bệnh nhân loại 1 phải chích isulin mỗi ngày. Hiện nay có khoảng 3 triệu bệnh nhân loại 1 tại Hoa Kỳ.

Loại 2

Xảy ra cho đa số người từ 21 tuối trở lên. Khi tụy tạng bài tiết đầy đủ số lượng insulin cần thiết nhưng cơ thể lại không dùng được một cách hiệu quả đưa đến bệnh tiểu đường. Hiện tượng này còn được gọi là hiện chống insulin. Hiện có khoảng 20 triệu bệnh nhân loại 2 này.

Loại 3

Xày ra cho các phụ nữ trong thời kỳ đang mang thai. Tuy nhiên, sau khi sinh sản, theo thống kê xác xuất hiện nay sẽ có từ 20 - 50% phụ nữ có thể bị bệnh tiểu đường loại 2 trong khoảng 5 - 10 năm.

Các triệu chứng dư đường

Khi bệnh nhân ăn quá nhiều, quá ít insulin, thiếu thuốc, đau yếu hay quá căng thẳng, và nếu lượng đường từ 250 mg/dl trở lên có thể bị hôn mê tiểu đường.

Bệnh nhân đói, mờ mắt, buồn nôn, da khô, buồn ngủ, khát nước và đi tiểu rất nhiều lần.

Bệnh nhân nên thử đường trong máu và gọi người chuyên viên tiểu đường hay bác sĩ để được giúp đỡ.

Các triệu chứng thiếu đường

Khi bệnh nhân ăn ít quá, insulin và thuốc quá nhiều, thể dục quá mức. Nếu lượng đường dưới 70 mg/dl, sẽ bất chợt có cơn sốc insulin.

Bệnh nhân run rẩy, tim đập nhanh, nhức đầu, đổ mồ hôi nhiều, nhìn không rõ, sót ruột, chóng mặt, đói và rất mệt.

Bệnh nhân nên thử đường trong máu, nếu thấp hơn 70, uống 120 cc nước cam, hoặc ăn vài cái kẹo đường.

Thử đường mỗi 15 phút, nếu không hết gọi y tá hoặc bác sĩ.

Các mức đường trong máu

Tiền tiểu đường: 100 - 125 mg/dl

Định bệnh tiểu đường: 

* 126 mg/dl hoặc cao hơn, thử 3 lần trước ăn sáng.

* 200 mg/dl hoặc hơn khi thử ngẩu nhiên có dấu hiệu tiểu đường.

Các mục tiêu lý tưởng

Nhịn ăn                        dưới 100mg/dl

Hai giờ sau khi ăn          dưới 180 mg/dl

Khi đi ngủ                    dưới 100 - 140 mg/dl

A1c mỗi 3 tháng           dưới 7%  .

Làm sao kiểm soát được bệnh tiểu đường?

Khi bác sĩ xác định là bạn có bệnh tiểu đường nếu sau 3 lần thử máu với kết quả nhiều hơn 126 mg/dl. Hoặc là lượng a1c cao hơn 7%.

BS thường áp dụng đề nghị trị liệu của các cơ quan bệnh tiểu đường Mỹ quốc như sau:

Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để giữ cơ thể cân lượng đúng tiẻu chuẩn trong vòng 6 - 9 tháng. Thử máu a1c thấp hơn 7% thì tiếp tục như trên.

Sau đó, nếu lượng đường vẫn còn cao thì phải bắt đầu dùng dược liệu.


 







Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger