Sunday, August 31, 2014

Nhận biết sức khỏe qua nước tiểu

Nhận biết sức khỏe qua nước tiểu

 


Màu sắc, mùi và những đặc điểm thể chất khác của nước tiểu là những tín hiệu quan trọng có thể cho chúng ta biết những thay đổi về sức khỏe.
 
Thế nên xét nghiệm nước tiểu là một trong những thử nghiệm được chỉ định nhiều nhất tại các phòng khám .

Là một trong những cơ quan mà cơ thể chúng ta sử dụng để đào thải đủ loại hợp chất độc hại hoặc vô tích sự (ba cơ quan còn lại là đại tiện, thở và bài tiết mồ hôi) nước tiểu đóng vai trò hết sức quan trọng trong y học:

Cung cấp các chi tiết về chúng ta ăn gì, uống gì, mà cả tình hình hoặt động của cơ thể, nhất là hệ tiết niệu. Trong nổ lực tìm kiếm những tín hiệu như thế, các bác sĩ thường chỉ định, không chỉ những người "có vấn đề" mà cả những người trông có vẻ khỏe mạnh, phải làm xét nghiệm nước tiểu.

Màu sắc, độ trong suốt và những đặc điểm thể chất khác của nước tiểu cũng như những hợp chất hòa tan trong nước tiểu, đều có thể bộc lộ nhiều vấn đề khác nhau của sức khỏe, như:

Các bệnh lây nhiễm, những bệnh di truyền, bệnh thận, ung thư bàng quang, tiểu đường, lạm dụng những hợp chất độc hại, tiếp xúc với các chất độc, uống quá ít nước, hoặc quá nhiều nước và cả những chi tiết mà các vận động viên thể thao đã sử dụng chất kích thích.

Đầu năm 2012 các nhà khoa học châu Âu đã đúc kết chương trình nghiên cứu kéo dài 8 năm về dư lượng Natrium trong các mẫu thử nước tiểu lấy cả ngày của 3,681 người trưởng thành.

Nhóm nghiên cứu hy vọng tìm ra đáp án cho các câu hỏi, việc tiêu thụ Natrium (trong muối ăn) có ảnh hưởng tiêu cực đến áp huyết và liệu có liên quan đến khả năng dễ mắc bệnh tim?

1/ Màu sắc và mùi

Mùi nước tiểu thay đổi có thể bắt nguồn từ thực đơn - thí dụ sau khi ăn măng tây (một số người vì nhân tố di truyền), hoặc sau khi uống cà phê - nhưng cũng không hiếm trường hợp là tín hiệu thông báo sự biến đổi của sức khỏe, như  viêm nhiễm hệ tiết niệu hoặc tiểu đường (mùi ngọt chứng tỏ sự hiện hữu của đường). Tuy nhiên, màu sắc vẫn là đặc điểm dễ nhận biết nhất.

Khi cơ thể được cung cấp nước đầy đủ, nước tiểu sẽ trong suốt và có màu vàng nhạt - màu bắt nguồn từ sự hiện diện của urobline (niệu sắc tố da cam).

Nước tiểu sẫm màu có mùi ammoniac chứng tỏ tình trạng cơ thể mất nước - hậu quả của việc uống ít nước, ra mồ hôi nhiều, nôn hoặc tiêu chảy cấp tính.

Cần xem như lời cảnh báo phải uống nhiều nước hơn.

Nếu nước tiểu sẫm màu kéo dài - có thể chứng tỏ tình trạng viêm gan, bệnh đòi hỏi sự chăm sóc y tế

Uống một số thuốc và ăn một số thực phẩm cũng có thể thay đổi màu nước tiểu, đôi lúc "đáng báo động". Sau khi ăn củ cải đường - thực phẩm giàu betaine, nước tiểu có thể đỏ như máu.

Tương tự, nước tiểu có thể chuyển thành màu đỏ hoặc màu hồng - sau khi ăn lá đại hoàng hoặc quả mâm xội. Beta và vitamin C sẵn có trong cà rốt tạo cho nước tiểu màu da cam; một số vitamin thuộc nhóm B trong măng tây làm cho nước tiểu có màu cà phê xanh.

Một số tân dược cũng làm biến đổi màu nước tiểu, thí dụ thuốc tẩy giun có thể làm cho nước tiểu có màu nâu. Thuốc chlorpromazine (Fenactil) và Tiorydazin (Melaril) - màu đỏ; Fenazopirydine (Netrecil) và Rifampicin - màu da cam.

Tất nhiên đôi lúc xuất hiện máu trong nước tiểu - điều đó chứng tỏ:

Nhiễm bệnh đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt (nam giới).

Máu trong nước tiểu có thể là hậu quả của những tổn thương bàng quang hoặc niệu quản, đôi lúc máu cũng xuất hiện sau nổ lực thể chất lớn như sau khi chạy đường dài nhiều cây số.

Nhất thiết cần tìm gặp bác sĩ, để được khám bệnh, thử nghiệm dưới góc độ bệnh thận hoặc ung thư - trường hợp không có chứng cứ về sự xuất hiện máu trong nước tiểu, hoặc máu duy trì trong thời gian dài.

Cần làm xét nghiệm nồng độ chì và thủy ngân - nếu không giải thích được nguyên nhân nước tiểu màu đỏ.

Nước tiểu có thể sủi bọt - khi tiểu tiện nhanh. Tình trạng sủi bọt thường xuyên có thể chứng tỏ chất đạm bị thất thoát quá nhiều.

Trong trường hợp này cần gặp bác sĩ.

Nước tiểu đục chứng tỏ bàng quang hoặc tiết niệu bị viêm nhiễm (thường đi kèm hiện tượng tiểu tiện nhiều lần và buốt.

2/ Những nguyên nhân quan trọng khác

Việc chúng ta thải ra bao nhiêu nước tiểu có thể là chỉ số mức độ mất nước quan trọng. Về tổng thể, người khỏe mạnh bình thường "sản xuất" khoảng 80 - 100 ml nước tiểu/giờ, tức xấp xỉ 1 ly trong 2,5 giờ.

Vì thế, nếu chúng ta thải ra nhiều hơn 300ml trong vòng 1 giờ, có nghĩa đã uống quá nhiều nước, nếu ít hơn 30 ml/giờ có thể là dấu hiệu cơ thể mất nước.

Việc ăn quá mặn và nhiều chất bột có thể tạm thời kìm hãm, muối, đường và chất xơ giữ nước trong cơ thể nhiều hơn bình thường.

Cần tiểu tiện nhiều hơn sau khi thưởng thức những đồ uống lợi tiểu - thí dụ đồ uống chứa coffeine (cà phê, nước trà....), đồ uống có cồn (rượu, nhất là bia) - hoặc sau khi ăn hoa quả chứa nhiều nước như dưa hấu.

Trong xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ kiểm soát sự hiện diện của đường (bệnh tiểu đường) và protein (các bệnh thận), và các acid mật (những rối loạn chức năng gan) và hồng cầu (tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu).

Phụ nữ có hoặc động tình dục tích cực (nhất là đối tượng mới bắt đầu cuộc phiêu lưu thầm kín hoặc có thời gian ngừng hoạt động dài ngày), đặc biệt bị đe dọa viêm bàng quang. (Theo Eros)


Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger