Sunday, August 31, 2014

Rèn luyện lòng tự tin

Rèn luyện lòng tự tin

 


Một người muốn có lòng tự tin, trước hết phải có hành động tự tin. Nếu bạn có hành động và không ngừng rèn luyện, thì bạn có thể trở thành một người có đầy đủ lòng tự tin.

Luôn tìm mọi cách ngồi ở phía trước

Trong lớp học, ở những nơi hội họp, tập trung đông người, nếu bạn để ý thấy những dãy ghế phía sau người ngồi rất đông, họ chen nhau ngồi ở hàng ghế sau, bởi họ không muốn lộ rõ mặt, họ sợ xấu hổ. Đó là hành động của sự thiếu tự tin.

Ngồi ở hàng ghế đầu là phương pháp tốt nhất để xây dựng lòng tự tin. Từ nay trở đi, mỗi lần tham gia các buổi thuyết trình, hội họp, hay lên lớp ... bạn nên ngồi ở hàng ghế đầu. Mặc dù ngồi ở hàng ghế đầu dễ bị "chướng mắt", nhưng đừng quên rằng không chướng mắt mà thành công là không thể có.

Chăm chú nhìn vào mắt đối phương

Có nghĩa là để ta hiểu được nội tâm của người đó. Nếu họ không dám nhìn thẳng vào mắt của bạn. Theo bản năng bạn sẽ đặt câu hỏi:

"Người kia có vấn đề gì dối trá?" Người kia sợ cái gì? Hoặc người kia đang dối lòng mình?".

Một khi đối phương không dám nhìn vào mắt bạn, đó là biểu hiện yếu kém:

"Ở bên cạnh anh (chị) tôi cảm thấy yếu kém, thấp hèn, nhỏ bé".

"Tôi cảm thấy có lỗi, tôi làm những việc không muốn để anh (chị) biết.

Khi tôi nhìn thẳng vào mắt anh (chị) tôi sợ anh (chị) biết hết lòng dạ của tôi".

Người hay tránh nhìn vào mắt của người khác, không có gì tốt đẹp cho mình cả. Điều đó như đang nói với bản thân rằng:

"Tôi sợ, tôi không đủ lòng tự tin". Vì vậy mà bạn không dám nhìn thẳng vào mắt đối phương, cũng là để khắc phục tâm lý sợ hãi đó.

Ngược lại, những người khi tiếp xúc dám nhìn thẳng vào mắt người đối diện, có nghĩa là nói với người đó rằng:

"Tôi rất thành khẩn, không giấu diếm điều gì, tôi dám chịu trách nhiệm về những điều tôi nói, tôi không sợ, tôi có lòng tự tin!"

Bạn nên luyện cho đôi mắt của mình có lòng tự tin, đặt tiêu điểm trùng hợp với đôi mắt của đối tượng, làm như vậy mới có thể đưa đến cho bạn lòng tin, để trở thành người có lòng tự tin.

Khi đi đường nên tăng tốc độ lên 25%

Các nhà tâm lý học cho rằng, một người có thái độ lười biếng và bước đi chậm chạp là cho họ không thích thú với công việc họ đang làm và không thích những người chung quanh, các nhà tâm lý học còn nói:

"Một người sau khi thay đổi thái độ, và tốc độ cộng tác của mình trong thực tế. Chỉ cần quan sát có thể thấy được động tác bên ngoài, thực sự đã phản ánh động tác bên trong".

Có người nói rằng:

"Mặt sao lòng vậy". Một người bị khủng hoảng nặng, khi đi đường sẽ không vững, bước thấp, bước cao, một người như thế thì không thể nói đến có lòng tin.

Người bình thường khi đi đường cũng có bước đi bình thường, tự nhiên.

Thái độ của họ dường như đang nói:

"Bản thân tôi không có cái gì quá nghiêm trọng".

Có người khi đi đường thường nhanh hơn người bình thường. Bước đi của họ như đang thi với với người chạy chậm. Họ như đang nói với người bên cạnh rằng:

"Tôi phải đến nơi quan trọng, tôi có việc quan trọng cần làm, không những như thế, việc tôi cần làm phải hoàn thành trong 15 phút".

Để giúp bạn có thêm lòng tự tin, bạn hãy tăng tốc độ đi đường lên 25%, ngẩng đầu vươn ngực, đi nhanh hơn người đi bình thường một chút, chắc chắn sẽ tăng thêm lòng tự tin cho bạn.

Nói năng sôi nổi

Rất nhiều người có trí thông minh, tài năng, nhưng không thích tranh luận, khó tiếp xúc với người khác. Điều đó không thể nói là họ không có năng lực, vấn đề là họ thiếu lòng tự tin.

Trong một cuộc họp có người trầm ngâm không nói, có thể họ cho rằng:

"Ý kiến của tôi không có người cho là ngốc nghếch, không nói ra sẽ không mắc sai lầm. Những người dự họp ở đây có nhiều người hiểu biết sâu sắc hơn tôi, tôi không muốn mọi người biết tôi không có năng lực".

Đó là tâm lý biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.

Người trầm lặng trong các cuộc họp, không hay phát biểu, khi phát biểu không may lại nói chệch hướng, cảm thấy thất bại, cảm thấy mình là người thấp hèn, theo đuôi người khác. Mặc dù anh ta luôn tự động viên mình rằng:

"Lần sau ta nhất định phải phát biểu". Kỳ thực anh ta cũng biết bản thân không thể làm được điều đó.

Đây là điều hết sức quan trọng. Người trầm lặng khi nói chuyện gặp phải thất bại, càng cảm thấy không có lòng tự tin.

Thế nhưng, nhìn từ góc độ tích cực, khi anh (chị) hăng hái phát biểu, chắc chắn sẽ tăng thêm lòng tự tin cho bản thân mình, như vậy khi nói sẽ lưu loát hơn.

Cho nên, hăng hái phát biểu ý kiến của mình, bởi đó là điều cần thiết để rèn luyện lòng tự tin cho bạn.

Luôn mỉm cười

"Cười mỉm có thể đưa đến cho người ta lòng tự tin".

Cười mỉm tuy là liều thuốc có hiệu quả đặc biệt cho người thiếu lòng tự tin, vậy mà có nhiều người lại không tin vào câu nói đó. Khi anh ta (chị ta) có điều gì lo sợ, thì không bao giờ mỉm cười.

Trong thực tế, mỉm cười có thể tăng thêm lòng tự tin cho bạn, xua đuổi mọi sự sợ hãi và phiền muộn. Ngoài ra, cười mỉm không chỉ là liều thuốc có hiệu quả đặc biệt chữa bệnh tình cảm, mà còn là ma lực cảm hóa người khác phản đối ý kiến của mình.

Nếu bạn mỉm cười thật lòng với mọi người, chỉ cần một chút đó thôi cũng làm cho bất cứ ai đó bớt giận với bạn.

Hãy luôn luôn mỉm cười bạn nhé! Có như vậy trong lòng bạn luôn luôn cảm thấy "hôm nay tôi rất hạnh phúc". Có điều bạn không nên mỉm cười một cách gượng gạo, hãy mỉm cười thật lòng, chỉ có nụ cười thật lòng như thế mới có giá trị!.

Tuy nhiên, khi bạn run sợ hay bực mình, thì thật khó mỉm cười phải không? Nhiều người sẽ hỏi, rõ ràng mỉm cười là một kỷ sảo, có thể bạn tự nhủ:

"Bây giờ tôi mỉm cười! Rồi sau đó tôi sẽ cười to".

Hãy đừng quên tác dụng tốt đẹp của nụ cười, bởi luôn luôn mỉm cười sẽ giúp bạn thành công trong mọi công việc.!

Các bạn hãy thử nghiệm những điều xây dựng lòng tự tin trên đây vào công việc giao tiếp hằng ngày, bởi nó có thể làm cho bạn ngẩng cao đầu lên, vươn thẳng ngực tràn đầy lòng tự tin, tràn đầy hy vọng...

Điều đó làm cho bạn hoạt bát, mạnh khỏe hơn và thành công trong công việc. (Theo Tuần Báo Mới)

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger