Monday, May 13, 2013

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HẤP THỤ CALCIUM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HẤP THỤ CALCIUM





(afamily.vn) Không phải cơ thể thiếu calcium thì chỉ cần bổ sung calcium là đủ. Chúng ta cần phải cân đối cách dinh dưỡng để đảm bảo rằng, lượng calcium cung cấp cho cơ thể có thể hấp thụ hết.

Canxi được hấp thụ vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa. Vì thế, khả năng hấp thụ canxi phụ thuộc và từng tình trạng cơ thể, tuổi tác, các thành phần trong chế độ ăn uống, vitamin D.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hấp thụ calcium là:

Độ tuổi. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lúc này, cơ thể đang cần một lượng calcium lớn để xây dựng bộ xương, vì thế, hàm lượng calcium có thể hấp thu được lên đến 60%. Tỉ lệ hấp thu calcium sẽ giảm từ 15-20% ở tuổi trưởng thành. Do calcium hấp thụ giảm dần so với tuổi tác của con người, vì thế, để có thể đáp ứng lượng calcium cơ thể cần, mỗi lứa tuổi khác nhau cần cung cấp lượng calcium khác nhau. 

Đặc biệt cần chú ý chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi (từ 51 tuổi trở lên) để bổ sung hàm lượng calcium được nhiều nhất. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ về hàm lượng calcium cần thiết đối với tình trạng cơ thể và lứa tuổi của mình để bổ sung canxi hợp lý.

Vitamin D là một yếu tố giúp cải thiện sự hấp thụ calcium. Cơ thể của bạn có thể lấy vitamin D từ thực phẩm và nó cũng có thể tạo ra vitamin D khi làn da của bạn được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, cung cấp đầy đủ lượng vitamin D từ thực phẩm và tiếp xúc với ánh mặt trời là điều cần thiết để đảm bảo nhu cầu calcium cân đối.

Một số loại thực phẩm khi ăn cùng sẽ làm cản trở việc hấp thụ calcium. Đặc biệt là các thực phẩm giàu axit oxalic và thực phẩm giàu axit phytic. Các thực phẩm giàu axit oxalic là rau bina, khoai lang, đại hoàng, và đậu. Thực phẩm giàu axit phytic bao gồm bánh mì hạt nguyên, đậu, hạt,  ngũ cốc và đậu nành chủng.

Chất xơ có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ calcium. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc và nguồn gốc và bản chất của chất xơ. Các chất xơ cản trở việc hấp thụ canxi điển hình là chất xơ trong vỏ lúa mạch, vỏ ngũ cốc. Các chất xơ này đặc biệt cản trở việc hấp thụ calcium khi được kết hợp với các thực phẩm giàu axit oxalic và axit phytic.
 
Cơ thể bài tiết cũng có thể làm thất thoát một lượng không nhỏ calcium trong cơ thể.
 
Một số loại thực phẩm khi ăn có thể làm tăng việc thất thoát calcium:

Các thực phẩm giàu natri và protein. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm giàu protein và giàu natri cũng chứa calcium, vì thế có thể giúp hạn chế việc thất thoát calcium.

Cafein có thể làm tăng bài tiết calcium và làm giảm tỉ lệ hấp thu canxi.

Rượu Có thể làm giảm tỉ lệ hấp thu calcium ở ruột. Nó cũng có thể ức chế enzym trong gan giúp chuyển đổi vitamin D từ đó dẫn đến  giảm hấp thu calcium.

Bên cạnh đó, việc hấp thụ calcium cũng bị ảnh hưởng bởi hàm lượng calcium mà cơ thể có thể hấp thụ trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, bổ sung calcium cho cơ thể cần cân đối nhu cầu dinh dưỡng trong cả ngày.

Như vậy, không phải cơ thể thiếu calcium chỉ cần bổ sung calcium là đủ. Chúng ta cần phải cân đối chế độ dinh dưỡng để đảm bảo rằng, lượng calcium cung cấp cơ thể có thể hấp thu được. Nếu như cơ thể không hấp thu hết hàm lượng calcium bổ sung, tất yếu sẽ dẫn đến quá trình lắng đọng và gây hại đối với cơ thể.
Theo Thu Hường
Tổng hợp từ Dietblurbs

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger