TÁM NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRẦM CẢM KHI MANG THAI
Trầm cảm và lo lắng sẽ khiến bạn gánh chịu
những cơn đau nhiều hơn khi trở dạ
|
Trước
kia, các chuyên gia đã nhầm lẫn cho rằng các hoocmon trong thời kỳ mang
thai sẽ không gây ra chứng trầm cảm và chỉ sau khi sinh, các hoocmon
giảm xuống, phụ nữ mới dễ rơi vào tình trạng này.
Giờ
đây họ tin rằng, sự tăng lên nhanh chóng của các hoocmon ở thời kỳ đầu
mang thai có thể dẫn tới chứng trầm cảm. Sự thay đổi hoocmon cũng có thể
khiến bạn có cảm giác lo lắng hơn mức bình thường. Lo lắng cũng có thể
là một trạng thái khác và cần được khắc phục trong thời kỳ mang thai.
Trầm
cảm và lo lắng có thể không chẩn đoán được vì phụ nữ thường xuyên bỏ
qua những cảm giác của mình, chỉ coi đó là tình trạng tạm thời chứ không
phải là tình trạng thường xuyên xảy ra trong thời kỳ mang thai.
Đừng
ngại gặp bác sĩ nếu như bạn cảm thấy suy nhược khi mang thai. Sự khỏe
mạnh về mặt tinh thần cũng quan trọng như sự khỏe mạnh về mặt thể chất
và trên thực tế hai mặt này ảnh hưởng tới nhau.
Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trầm cảm và lo lắng sẽ khiến bạn gánh chịu
những cơn đau nhiều hơn khi trở dạ. Nếu không điều trị, thì tình trạng
này sẽ ảnh hưởng tới bạn và sự phát triển của con bạn. Một số lý do có nguy cơ dẫn tới tình trạng trầm cảm của bạn.
1. Gia đình hoặc bản thân đã từng bị trầm cảm: Nếu
trước kia bạn đã từng rơi vào trạng thái trầm cảm hay cực kỳ lo lắng,
thì khi mang thai bạn dễ bị rơi vào tình trạng này. Dù chưa bao giờ bạn
rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc lo lắng, nhưng nếu bạn có xu hướng suy
nhược hoặc băn khoăn hoặc lo nghĩ trong suốt một thời gian dài căng
thẳng, thì bạn cũng có thể dễ bị trầm cảm hơn.
2. Những khó khăn trong quan hệ tình dục:
Nếu bạn gặp rắc rối trong quan hệ tình dục, thì bạn nên tìm tới các nhà
tư vấn. Đừng sai lầm nghĩ rằng, sự ra đời của con bạn sẽ biến mọi thứ
thành màu hồng. Một em bé mới sinh chỉ khiến quan hệ vợ chồng của bạn
thêm căng thẳng, vì vậy ngay từ bây giờ bạn đừng chần chừ tìm lời khuyên
của các chuyên gia tư vấn, để cải thiện đời sống vợ chồng của bạn, đặc
biệt nếu bạn đang là nạn nhân của sự lạm dụng.
3. Khả năng sinh sản có vấn đề và bạn phải điều trị: Nếu
bạn có vấn đề khi mang thai, thì có khả năng là bạn gặp quá nhiều lo
lắng, căng thẳng. Nếu bạn gặp rắc rối về khả năng sinh sản và đã phải
điều trị phức tạp, thì trong một thời gian dài bạn vẫn có thể bị chịu
những tác động về mặt tinh thần và bạn vẫn mang nặng nỗi lo trong lòng.
Vì thế, khi mang thai, sẽ không có gì bất thường nếu bạn lo sợ mất em bé
mà bạn đã rất vất vả để có được. Tất cả điều đó có thể khiến bạn rơi
vào trạng thái trầm cảm.
4.Trước kia đã từng sẩy thai:
Nếu trong quá khứ bạn đã từng sẩy thai, thì việc lo lắng về sự an toàn
của lần mang thai này là điều bình thường. Nếu sẩy thai cách đây không
lâu hoặc vài ba năm trước xảy ra một số lần, thì có thể bạn chưa có thời
gian để phục hồi hoàn toàn về cả tinh thần và thể chất. Và giống như
khi bạn gặp rắc rối về khả năng sinh sản và phải điều trị, trong trường
hợp này nếu bạn đang phải chịu đựng những hạn chế về mặtsức khỏe, thì bạn cũng dễ bị rơi vào tình trạng trẩm cảm, lo lắng hơn.
5.Những rắc rối với kỳ thai nghén của bạn:
Thời kỳ thai nghén với rất nhiều rủi ro và phức tạp có thể gây ra những
tổn thương về tinh thần cho bạn, đặc biệt là nếu bạn mệt mỏi phải nằm
bẹp trên giường hàng mấy tuần hay phải trải qua hàng loạt cuộc kiểm tra.
Tình trạng căng thẳng của những lần khám thai thường khiến bạn lo sợ
cho em bé của mình.
Tương tự như vậy, khi không làm được việc hay không làm được bất cứ thứ gì mà trước đó bạn hay làm, cũng sẽ khiến bạn khó khăn hơn trong việc cân bằng cảm xúc của mình. Hãy nói với bác sĩ và ngay bây giờ bạn hãy từng bước khắc phục, điều đó sẽ giúp bạn giảm bớt những rắc rối mà bạn có thể gặp phải sau khi sinh và sẽ giúp bạn thích thú, hạnh phúc hơn với con bạn.
Tương tự như vậy, khi không làm được việc hay không làm được bất cứ thứ gì mà trước đó bạn hay làm, cũng sẽ khiến bạn khó khăn hơn trong việc cân bằng cảm xúc của mình. Hãy nói với bác sĩ và ngay bây giờ bạn hãy từng bước khắc phục, điều đó sẽ giúp bạn giảm bớt những rắc rối mà bạn có thể gặp phải sau khi sinh và sẽ giúp bạn thích thú, hạnh phúc hơn với con bạn.
6. Những lo lắng trong cuộc sống:
Lo lắng về tài chính? Chuyển nhà? Chuyển việc? Kế hoạch ở nhà sau mấy
năm làm việc? Bất kỳ mối quan tâm hoặc thay đổi nào trong cuộc sống, -
mất việc, một người bạn thân hay một thành viên trong gia đình qua
đời…đều có thể đẩy bạn vào hàng loạt nỗi sợ hãi.
7. Tình trạng bị lạm dụng trong quá khứ: Những
phụ nữ từng bị lạm dụng tình dục, hoặc bị đối xử tồi tệ, tinh thần, thể
chất bị tổn thương, thường có lòng tự trọng thấp, có chiều hướng bị phụ
thuộc, hoặc cảm giác đơn độc- tất cả những cảm giác đó sẽ khiến họ có nguy cơ rơi vào tình trạng trầm cảm cao hơn.
Thời kỳ mang thai có thể là khởi đầu quá trình gợi nhớ lại những nỗi đau bị lạm dụng trong quá khứ khi bạn chuẩn bị làm cha mẹ. Sự mất kiểm soát đối với những thay đổi của cơ thể cũng có thể phản ánh tình trạng đơn độc, không nơi nương tựa mà bạn đã trải qua khi bạn bị lạm dụng.
Thời kỳ mang thai có thể là khởi đầu quá trình gợi nhớ lại những nỗi đau bị lạm dụng trong quá khứ khi bạn chuẩn bị làm cha mẹ. Sự mất kiểm soát đối với những thay đổi của cơ thể cũng có thể phản ánh tình trạng đơn độc, không nơi nương tựa mà bạn đã trải qua khi bạn bị lạm dụng.
8. Những nhân tố khác: Nếu bạn trẻ, độc thân và có thai ngoài ý muốn thì nguy cơ rơi vào tình trạng trầm cảm sẽ cao hơn.
Ngô Quý
Dịch từ Babycenter
Post a Comment