Saturday, May 18, 2013

NHỮNG CÂU HỎI KHÔNG NÊN TRẢ LỜI THẬT TẠI CÔNG SỞ

NHỮNG CÂU HỎI KHÔNG NÊN TRẢ LỜI THẬT TẠI CÔNG SỞ






  (danong.com) Thật thà là một đức tính tốt, tuy nhiên với những tình huống "nhạy cảm" nơi công sở, không phải lúc nào bạn cũng nên nói thật những điều mình biết hoặc mình nghĩ.

1. " Hôm qua, tôi thấy anh ăn mặc vest rất lịch sự. Anh đi phỏng vấn phải không?"

Cho dù người đặt ra câu hỏi này là một đồng nghiệp rất thân thiết, bạn cũng không nên thừa nhận việc đã đi phỏng vấn vào một công ty khác. Bạn chỉ nên đưa ra câu trả lời thật khi đã chắc chắn 100% về việc sẽ rời khỏi công ty vào thời điểm này. Đồng nghiệp sẽ cảm thấy khó chịu khi bạn đang tìm một công việc khác trong lúc vẫn đảm nhận trách nhiệm quan trọng ở công việc hiện tại.

Khi ở trong tình huống này, bạn có thể đưa ra những câu trả lời như: "Cảm ơn anh đã chú ý đến bộ vest mới của tôi. Tôi vừa mua nó và muốn được diện ngay tới nơi làm việc. Mọi người thường nói rằng hãy ăn mặc cho vị trí mà bạn mong muốn, đúng không? Tôi thì đang rất hy vọng được thăng tiến trong một tháng nữa đây. Hãy chúc tôi may mắn đi!"

2. "Nói thật đi, bạn có thấy cô ta giống quỷ không?"

"Cô ta" ở đây có thể chính là người mà bạn chẳng có mấy cảm tình. Khi được đặt câu hỏi này, điều đầu tiên mà bạn nghĩ trong đầu là "Đúng, cô ta rất đáng ghét". Tuy nhiên, nói những điều bạn thực sự nghĩ về nhân vật này là điều không bao giờ bạn nên làm, cho dù người đồng nghiệp thân thiết đang chia sẻ những suy nghĩ thật của cô ấy.
 
Tại nơi làm việc, bạn cần thể hiện tác phong chuyên nghiệp và chỉ nên đề cập đến những khó khăn liên quan đến công viêc. Đừng để mình ''dính" vào những câu chuyện ngồi lê đôi mách, nói xấu sau lưng đồng nghiệp.

3. "Trông anh như thể đã thức khuya vào đêm qua. Anh bị ốm hay say xỉn vậy?"

Cho dù người đặt câu hỏi là một đồng nghiệp hay vị sếp rất thân thiện thì cũng đừng bao giờ trả lời rằng bạn đã uống say. Hãy nói bạn ốm hoặc hơi mệt một chút. Một câu trả lời thật thà có thể sẽ khiến bạn trở thành trò đùa cho các đồng nghiệp trong cả ngày hôm đó. Đừng bao giờ kể về những bữa tiệc chia tay thời độc thân của cô/anh bạn, hay vụ nhậu nhẹt nhân dịp người bạn thân nhất mới ly hôn.

Tất nhiên, bạn không nên lúc nào cũng lấy lý do ốm để biện minh cho việc uống say vào đêm hôm trước, mọi người sẽ phát hiện ra rằng bạn không hề thật thà.

4. "Mọi người đều nói sếp của cậu rất hấp dẫn. Cậu có thấy điều đó không?"

Tất nhiên bạn nghĩ sếp của mình rất đẹp trai và hấp dẫn. Tuy nhiên trong trường hợp này, tốt hơn hết bạn nên thể hiện như thể điều đó đối với bạn là rất bình thường. Cho dù, người khác thú nhận rằng đã "đá lông nheo" với sếp của bạn, thì vẫn nên nhớ rằng đó không phải là sếp của cô ấy mà là sếp của bạn.



Khi nhận được những câu hỏi kiểu này, bạn nên mỉm cười và đưa ra câu trả lời hài hước kiểu như: "Chắc chắn rùi, nhưng giá mà tôi có thể nhìn thẳng anh ấy, công việc bận rộn khiến tôi mờ hết cả mắt.". Và sau đó, tiếp tục ngưỡng mộ sếp của mình nếu bạn muốn.

5. "Anh có hiểu mọi người đang nói gì không?"

Bạn hiểu những điều cơ bản của buổi họp nhưng thực tế là bạn cũng không biết chính xác những điều đang được nói đến là gì. Vì vậy đừng mạo hiểm đưa ra những phỏng đoán cá nhân. Người đồng nghiệp có thể tham gia bàn luận vào vấn đề và nói cho mọi người biết về những điều bạn đưa ra. Bạn có thể trả lời rằng: "Nhìn chung tôi hiểu về vấn đề này nhưng còn một số vấn đề cần được làm rõ hơn".

Tại nơi làm việc, những tình huống như trên có thể thường xuyên xảy ra. Việc quá thật thà đôi lúc sẽ đem đến những rắc rối không mong muốn. Điều quan trọng là bạn cần tỉnh táo để biết khi nào nên đưa ra câu trả lời thành thật, khi nào nên lảng tránh những câu hỏi "nhạy cảm" của đồng nghiệp. Hãy cân nhắc và suy nghĩ kỹ lưỡng trong mọi trường hợp.

Theo NDHMoney

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger