Thursday, May 7, 2015

Lịch sử nghệ thuật: Những nụ hôn để đời

Lịch sử nghệ thuật: Những nụ hôn để đời



                                (Ảnh Bible Land Pictures/Alamy)



Theo BBC.com.uk

Cặp tình nhân ở Ain Sahkri (khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên)

Được tìm thấy ở một hang gần Bethlehem và hiện được trưng bày ở Bảo tàng Anh Quốc, bức tượng này được làm từ khi loài người mới biết trồng trọt và là sự mô tả cổ nhất được biết đến nay về tình dục . Mặc dù không trông thấy mặt và không biết đâu là nam là nữ nhưng rõ ràng là họ đang hôn nhau: cặp tình nhân được đẽo từ một hòn đá và kết nhập làm một, kéo dài vĩnh hằng theo thiên niên kỷ.

Chiếc bình Attic có hình ảnh màu đỏ (khoảng năm 480 trước công nguyên)




(Wikipedia/1848: Chiếc bình thuộc Lucien Bonaparte, hoàng thân de Canino)
Những bình vại Hy Lạp cổ thường hay mô tả con người hôn nhau nhưng rất ít khi là nụ hôn giữa nam và nữ. Trong khi mà việc mô tả công khai luyến ái vụng trộm có thể bị coi là thiếu đạo đức thì quan hệ yêu đương giữa đàn ông già và trẻ- như ta trông thấy đây, trên một cái bình được bảo tồn rất chu đáo ở bộ sưu tập của Bảo Tàng Louvre lại được coi là có đạo đức tốt. Đây không phải là nụ hôn giữa hai người yêu ngang hàng: Người đàn ông râu xồm đứng cao vọt so với người yêu nhẵn nhụi của ông, nắm tóc và kéo anh ta lại gần.

Hercules và Omphale, 1735

                                              Wikipedia

Việc mô tả hôn hít trong hội họa thời kỳ Phục Hưng lại rất hiếm một cách đáng ngạc nhiên, bạn có thể dễ trông thấy tranh thánh Judas ôm hôn Chúa Jesushơn là trông thấy hai tình nhân chập môi hôn nhau. Nhưng vào đầu thế kỷ 18, với sự phát triển của trào lưu Rococo thì tình dục lại trở thành chủ đề thường thấy hơn ở những họa sĩ nhiều tham vọng. Tại tranh này François Boucher, một trong những họa sĩ danh tiếng của Pháp thuộc trường phái cũ, mô tả người hùng lực sĩ Hy Lạp ở trên giường cùng Omphale, hoàng hậu xứ Lydia, là chủ nô của lực sĩ trong một năm.

Psyche thức giấc mê sảng nhờ nụ hôn của Cupid, 1787-1793

                                             (Wikipedia)

Nghệ sĩ Antonio Canova ở Venice là nhà điêu khắc vĩ đại nhất, vượt xa các đối thủ, của thời kỳ tân cổ điển ở Châu Âu, và những tác phẩm điêu khắc của ông phô diễn tài năng không ai sánh kịp trong việc thể hiện da thịt con người từ chất liệu đá lạnh lùng. Kiệt tác của ông về tình yêu thần thoại, trong đó thần Cupid đánh thức Psyche khi bất tỉnh, bộc lộ sự thanh nhã và tinh túy, một sự cố gắng tái tạo có ý thức các mẫu hình Hy Lạp và La Mã trong thời kỳ Khai Sáng.

Thi Ca Chăn Gối, 1788

                                            (Wikipedia)
Dâm đãng là chủ đề xuyên suốt của tranh in Nhật Bản triều đại Edo, và Utamaro Kitagawa đã tập trung đặc biệt vào mô tả luyến ái và tình dục trong nghệ thuật của mình. Đây là một trong những hình ảnh trong trắng hơn trong tập tranh nổi trội của ông, Thi Ca Chăn Gối, một chu kỳ 12 bản in về sức mãnh liệt thể xác gần như có một không hai. Về sau này các nghệ sĩ Phương Tây, đặc biệt là Édouard Manet và Henri de Toulouse-Lautrec, đã chuyển đổi theo lối vẽ của Nhật Bản, như bức tranh này, để mô tả chân thực các cặp tình nhân và gái hạng sang.

Nụ hôn, 1882–89

                                (Reji/Flickr/CC BY 2.0)

Bức tượng là một trong những mô tả hình tượng nhất của tình yêu lãng mạn trong nghệ thuật phương Tây: một người đàn ông và một người đàn bà trong vòng tay của nhau, được đục đẽo từ đá cẩm thạch nguyên khối, ôm chặt nhau. Điều tiếp theo là quá tồi tệ, cặp đôi ôm ấp nhau này là Francesca da Rimini (đã có chồng) và nhân tình, và hai người đã bị kết tội xuống địa ngục vĩnh viễn, như lời kể của nhà thơ Dante trong tập thơ Inferno (địa ngục). Auguste Rodin mới đầu có ý định tượng cặp đôi này là một phần trong tác phẩm đồ sộ Gates of Hell (Cổng Địa Ngục) của ông, nhưng rồi bức tượng được ái mộ đến mức cuối cùng ông chuyển nó thành một tác phẩm nghệ thuật độc lập.

Pygmalion và Galatea, khoảng 1890

                                          (Quà tặng của Louis C. Raegner, 1927/Bản quyên của bảo tàng Met)
Mặc dù ngày nay ông là người được biết đến nhiều nhất qua những bức tranh trường phái Đông Phương về phụ nữ ở hậu cung và những người dụ rắn, Jean-Léon Gérôme cũng có nhiều tranh vẽ và tượng về đề tài Pygmalion, đó là chuyện một nhà điêu khắc mê say đắm chính tác phẩm của mình. Tuy rằng chuyện hoang đường Pygmalion, nổi tiếng trước tiên là do Ovid và sau đó là do George Bernard Shaw, tồn tại như một suy nghĩ lạ lùng và dễ chịu về tình yêu hạnh phúc mãi về sau nhưng nó còn là biểu tượng của sự sáng tạo nghệ thuật và của biên giới trơn trượt nguy hiểm giữa cái thực tế và cái coi là lý tưởng.

Nụ hôn, 1908–09

                                  (Wikipedia)


Sau nhiều thập niên đứng ngoài lề lịch sử nghệ thuật, gần đây Gustav Klimt lại nổi danh trở lại, không phải ở chỗ ông được ưa chuộng vì những đoàn khách du lịch đông đúc đến lâu đài Belvedere ở Vienna, họ say ngất trước bức tranh được trang hoàng hoang dã này. Cũng như tất cả nghệ thuật của Klimt từ thời kỳ được gọi là “thời kỳ hoàng kim”, bức tranh này sử dụng trang hoàng mãnh liệt cho quần áo vàng rực rỡ của cặp tình nhân ôm ấp bện vào nhau đến mức hai cơ thể hầu như nhập thành một.

Cặp tình nhân, 1928

                               Ảnh The Art Archive/Corbis


Màn vải che quanh mặt cặp tình nhân trong bức vẽ biểu tượng này thường hay được lặp lại trong nghệ thuật của René Magritte, và nó có thể có xuất xứ riêng tư: khi ông còn là một thiếu niên thì mẹ ông bị chết đuối, áo choàng ngủ phủ lên mặt bà. Liệu có phải bức tranh có ý biểu tượng hóa tình yêu thực sự, tình yêu khó chịu hoặc sự xa lạ của tình yêu, Magritte không cho biết. Cho đến cuối nghiệp hội họa ông cứ một mực nói rằng các tác phẩm siêu thực của ông không có ý nghĩa tuyệt đối nào.

LiTer II, 2012

                                (Zanele Muholi/Courtesy of the Stevenson Gallery, Cape Town)

Một trong những nhiếp ảnh gia lỗi lạc ngày nay ở Nam Phi, Zanele Muholi ghi chép về đời sống của các đồng tính nữ với hai ý nghĩa, đó là phương tiện tuyên truyền chống bạo lực do sợ quan hệ đồng tính và cũng là để tán dương một cộng đồng thường bị bỏ rơi như trong tư cách đại diện công chúng. Năm 2012 căn hộ của bà ở Cape Town bị mất trộm và các ảnh chụp ảnh chụp bị hủy, nhưng hình ảnh còn sót lại này chứng thực cho sự chịu đựng và tồn tại của tình yêu đối mặt với tất cả mưu toan vùi dập nó.
Bản gốc tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger