Thursday, June 21, 2012

THẤP KHỚP SỰ THẬT VÀ NGỘ NHẬN

THẤP KHỚP SỰ THẬT VÀ NGỘ NHẬN

        Chúng ta vẫn nghĩ, bệnh thấp khớp tấn công duy nhất khớp xương và chỉ liên quan đến người cao tuổi... Đó là một sự ngộ nhận tai hại, một căn bệnh còn hành hạ rất nhiều người.

       1. Bệnh chỉ tấn công những khớp xương

           Sai.

          Chúng bao gồm cả cơ bắp (trong đó có cơ fibromialgia), da và mô dưới da (thí dụ bệnh cứng da). Bệnh viêm khớp có thể tấn công và làm tổn thương hầu hết các cơ quan nội tạng: thận, đường tiêu hóa, phổi, tim, não bộ và hệ dây thần kinh, mắt.....

       2. Khuynh hướng mắc bệnh do di truyền

          Đúng.

          Nhưng chỉ là khả năng gây bệnh. Để bệnh bộc phát, bắt buộc phải có thêm một yếu tố nào đó (thí dụ stress, nhiễm trùng......). Tiếc rằng nếu có mẹ hay bà đã bị những biến chứng thoái hoá khớp nghiêm trọng hoặc bị viêm khớp.....nguy cơ ngã bệnh của bạn sẽ cao hơn. Với phái nam, có thể là viêm khớp sống lưng.


       3. Chỉ có người cao tuổi mới mắc bệnh thấp khớp

          Sai.

          Một số loại bệnh thấp khớp, gần như chỉ dành riêng cho người trẻ tuổi, thí dụ bệnh viêm khớp ở trẻ em. Bệnh nhân viêm khớp nhỏ nhất chưa đầy 1 tuổi.

      4. Một số bệnh thấp khớp "tự hy sinh" cơ quan của cơ thể.

          Đúng.

          Những bệnh này thuộc nhóm bệnh tự miễn dịch, đó là các bệnh thấp khớp, viêm khớp, bệnh lao da, hội chứng Sjogrene....Tóm lại: Vì lý do nào đó, hệ miễn dịch tấn công các tế bào của cơ thể - dẫn đến hậu quả xuất hiện những triệu chứng bệnh.


       5. Để chuẩn đoán chính xác bệnh thấp khớp, cần thực hiện hàng loạt những xét nghiệm

           Đúng.

           Không thể chẩn đoán chính xác khi chỉ qua một xét nghiệm. Việc khám, và phỏng vấn của bác sĩ rất quan trọng. Nhưng cũng tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ thường chỉ định thực hiện một số những xét nghiệm, thí dụ:

          - Thử máu
          - Chụp X-quang
          - Siêu âm
          - Xác định nhân tố thấp khớp
          - Thử nồng độ albumin trong máu
          - Thử nghiệm phát hiện kháng nguyên đồng nhất mô
          - Thử nghiệm da
          - Thử nghiệm cơ bắp
          - Thử nghiệm chất dịch trong khớp.


      6. Tốt nhất nên duy trì khớp bị bệnh trong trạng thái bất động

           Sai.

           Vận động và phục hồi đúng sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì những hoặt động bình thường của khớp. Làm bài tập và tài liệu trình cần thực hiện tại gia đình hoặc tại các trung tâm y tế do các bác sĩ phục hồi chức năng quy định dành cho từng trường hợp cụ thể.

         Trong việc phục hồi chức năng, giới chuyên môn áp dụng các bài tập vận dụng cơ bắp như ;

        - massage
        - Liệp pháp chườm lạnh hoặc nóng
        - Dùng dòng điện
        - Tắm bùn
        - Ngâm nước muối.

      7. Môi trường, khí hậu ẩm thấp có thể là tác nhân gây thấp khớp

          Đúng.

          Nếu môi trường sống bị ẩm thấp thí dụ :

          - Lạnh giá
          - Độ ẩm của không khí cao
        
         Có thể là nguyên nhân thúc đẩy bệnh phát triển ở những người có khuynh hướng dễ bị thấp khớp.

        - Thiếu ăn
        - Cơ thể suy nhược
        - Căng thẳng.....Cũng sẽ tác động tiêu cực tương tự.

      8. Thấp khớp được điều trị tại các khu điều dưỡng

          Sai.

          Khu điều dưỡng chỉ có tác dụng điều chỉnh kết quả đã được điều trị tại gia đình, phòng mạch hoặc bệnh viện. Chỉ có những người khỏe mạnh "gần như bình thường", tức quá trình viêm khớp đã được dung hòa, thì mới nên gõ cửa các khu điều dưỡng. Các bệnh nhân bị thoái hoá khớp đặc biệt cũng được cho vào khu điều dưỡng, bởi họ không bị nguy cơ xuất hiện triệu chứng trầm trọng hơn đe dọa và sự phục hồi chức năng tại đây cũng là phương pháp chữa trị hiệu quả.

      Để có được những khớp khỏe mạnh...

       1. Nên duy trì cân nặng hợp lý, mỗi cân lượng dư thừa, sẽ là gánh nặng đối với các khớp của bạn

       2. Nên vận động tối đa có thể

           - Bơi lội là cách vận động cơ thể tốt nhất, bởi nước phát huy tác dụng tiêu hao năng lượng của cơ thể cao nhất.

      3. Tránh tạo sức ép thái quá lên khớp gối và khớp đùi.

      4. Cố gắng thực hiện những động tác phải cúi người trong tư thế lưng thẳng tối đa.

      5. Hãy kiểm soát tư thế và vận động của cột sống, luôn luôn ngồi thẳng lưng.

      6. Thực đơn hằng ngày nên chú trọng đến những thức ăn giàu chất calcium, vitamin D.

                                                       Theo Zdrowie

     
  1. bài viết hay quá anh ơi, em làm bên thẩm mỹ nếu anh có nhu cầu tìm hiểu về công nghệ cắt mí mắt có nguy hiểm không thì hay inbox cho em nhé

    ReplyDelete

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger