Sunday, February 16, 2014

Những nguy hại của việc thừa và thiếu chất vôi

Những nguy hại của việc thừa và thiếu chất vôi

 



Chuyện Cấm Cười - Theo Tuần Báo Mới

Để có thể làm việc hiệu quả, chúng ta cần cung cấp cho cơ thể một lượng sinh tố và khoáng chất phù hợp.

Chất vôi là một trong những khoáng chất (hay vi chất dinh dưỡng) rất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu hoặc dư thừa loại khoáng chất đặc biệt quan trọng này?

Khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Chất vôi rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng. Có đến 99% lượng chất vôi trong cơ thể tập trung ở các khớp xương và răng. Thiếu chất vôi sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, xương trở nên dòn và rất dễ gãy.

Chất vôi cũng cần thiết cho sự co giãn các cơ, điều hòa nhịp tim, đồng thời cũng là nguyên nhân gây nên chứng nghẽn mạch máu.
 
Chúng ta nên biết rằng sinh tố nhóm D là nhóm sinh tố có khả năng giúp cơ thể hấp thụ chất vôi tốt hơn. Vì vậy nên chú ý bổ sung lượng sinh tố D cho cơ thể.

Sinh tố D có nhiều trong các loại thực phẩm như sữa và trứng.....

Một số nguồn cung cấp chất vôi như fromage, sữa chua, sữa nguyên kem, rau quả xanh tươi, bánh mì, các loại ngũ cốc...

Điều chỉnh chất vôi trong cơ thể

 
Tuyến cận tuyến giáp trạng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng chất vôi trong cơ thể.

Những tuyến nhỏ này được bao phủ bởi các mô của tuyến giáp trạng sẽ phát hiện ra sự thay đổi bất thường về lượng chất vôi trong máu.

Khi lượng chất vôi xuống thấp. Chúng sẽ tăng cường tiết ra nội tiết tố tuyến cận tuyến giáp trạng, điều này khiến chất vôi được giải phóng khỏi xương và để được tái hấp thụ qua thận, cơ thể cũng dễ hấp thụ chất vôi có trong thức ăn ở ruột. 

Ngược lại, nếu lượng chất vôi trong cơ thể tăng quá cao, quá trình tiết nội tiết tố của tuyến cận tuyến giáp trạng sẽ giảm, lượng chất vôi lại trở về mức ổn định bình thường.

Thiếu chất vôi (hay giảm chất vôi trong máu)

Thế cân bằng lượng chất vôi  trong cơ thể vốn rất dễ bị xáo trộn. Đôi lúc, lượng chất vôi hạ thấp làm mất thế cân bằng vì chất này bị phá vỡ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Điều này có thể là hậu quả của tình trạngg suy thận mãn tính hoặc do người bệnh có những vấn đề liên quan đến tuyến tụy, tuyến cận giáp trạng (như nội tiết tố tuyến cận tuyến giáp trạng không được sản xuất đủ lượng cần thiết...). 

Sự thiểu năng tuyến cận tuyến giáp trạng thường xảy ra và những tổn hại ảnh hưởng đến tuyến này khi người bệnh đã trải qua cuộc giải phẩu tuyến giáp trạng (tuyến to ở tuyến trước cổ, tạo ra các nội tiết tố điều khiển sự phát triển của cơ thể)

Giảm chất vôi trong máu có thể gây ra những hậu quả sau: 

Co thắt và đau cơ ở bàn tay, bàn chân, các cơ ở cổ họng

Suy nhược cơ thể, thường bị tê ở tay chân và vùng chung quanh miệng,
 
Hay bị ngất.

Khi lượng chất vôi giảm xuống mức quá thấp thì việc bổ xung vì chất vôi và sinh tố nhóm D là hết sức cần thiết.

Thừa chất vôi trong máu

Thỉnh thoảng lượng chất vôi trong máu tăng quá cao, điều này thường là hậu quả của bệnh ung thư di căn sang xương.

Việc sản xuất ra quá nhiều nội tiết tố tuyến cận tuyến giáp trạng cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng "calcium trong máu", thường là do có khối u ở một hoặc nhiều tuyến cận tuyến giáp trạng.

Việc sản xuất ra nhiều nội tiết tố tuyến cận giáp trạng  nhằm bù đắp lại những hoạt động bị xáo trộn ở một bộ phận cân bằng chất vôi nào đó của cơ thể, chẳng hạn như thận không thể hoạt động bình thường, hoặc sự thiếu hụt sinh tố nhóm D.

Tăng chất vôi trong máu thường gây ra những hậu quả như:

Đau bụng, buồn nôn, táo bón, giảm cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, giảm cân.

Tình trạng tăng chất vôi trong máu còn có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng hơn như:

Suy nhược cơ thể, mất nước, nứt xương, sỏi thận và những cơn đau tim đột ngột.

Việc điều trị

Cách điều trị còn tùy thuộc vào lượng chất vôi trong cơ thể cao hay thấp, tùy thuộc vào từng triệu chứng và ngưyên nhân khác nhau.

Tiêm thuốc tĩhh mạch có thể giúp làm hạ lượng chất vôi, hoặc giải phẩu cắt bỏ tuyến cận giáp trạng, nếu tuyến cận giáp trạng là căn nguyên của bệnh trạng này.

Để được điều trị đúng đắn về tình trạng dư thừa hoặc thiếu chất vôi, tốt nhất là nên đến chuyên khoa dinh dưỡng học để được bác sĩ chuyên môn chẩn đoán và chỉ định sử dụng thuốc có chất vôi hoặc các nguồn dinh dưỡng thiên nhiên để cơ thể bạn không còn bị dư thừa hoặc thiếu chất vôi.



Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger