Saturday, February 8, 2014

Những phi hậu tai tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc

Những phi hậu tai tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc

 


Chuyện Cấm Cười - Theo Tuần Báo Mới số Xuân


Trong lịch sử Trung Hoa, các vương triều đều là những chiến trường chính trị quyết liệt. Ngay cả hậu cung thế giới của những mỹ nhân cũng là một phần bộ mặt thật của từng vị hoàng đế. Nếu như về phía vua chúa, Trung Hoa sản sinh nhiều người quái dị, tàn khốc, dâm đảng thì chốn hậu cung cũng không hiếm những phi hậu đầy tai tiếng.

Người mẹ của Tần Thủy Hoàng

Về phương diện pháp lý, Tần Thủy Hoàng là con của Tần Trang Tương Vương. Nhưng thực tế, cha đẻ của vị hoàng đế thống nhất Trung Hoa lại là con của thương nhân Lã Bất Vi, người nước Triệu. Một lần Lã Bất Vi kết thân với công tử Tử Sở đang làm con tin tại Triệu.

Từ đó, họ Lã luôn tìm cách tiếp cận Tử Sở. Về sau đến Tần bằng mưu lược và sức mạnh tiền bạc, Lã Bất vi đã chinh phục cảm tình An Quốc Quân và cuối cùng thành công trong kế hoạch làm cho Tử Sở được kế vị (Tử sử lên ngôi tức Tần Trang Tương Vương).

Trước đó, Lã Bất Vi từng quen biết với một cô ca kỹ xinh đẹp tại Hàm Đan và đã cưới cô làm thiếp. Tử Sở đã phải lòng cô gái ấy. Tử Sở yêu cầu Lã Bất Vi nhường lại cho mình. Rất đau lòng nhưng Lã Bất Vi không thể làm khác hơn.

Trong lúc đó, người thiếp của Lã Bất Vi lại đang mang thai (về sau đứa bé đó trở thành Tần Thủy Hoàng, Doanh Chính).

Ít lâu sau, Tử Sở mang ái thiếp và đứa con về Tần, kế thừa ngôi vị. Sau khi lên ngôi, Tử Sở Trang Tương Vương phong tước vị cho Lã Bất Vi, cấp bổng lộc 100,000 ngàn hộ tại Lạc Dương (tức Thập vạn hộ hầu). Về sau, Tử Sở lại phong Lã Bất Vi do công đã thực hiện được kế hoạch chính trị lâu dài của mình một cách hoàn hảo.

Trị vì được 3 năm, Trang Tương Vương băng hà. Doanh Chính lên ngôi khi mới 13 tuổi. Lã Bất Vi trở thành tướng quốc, được tôn xưng Trọng Văn, nắm phần lớn quyền lực trong triểu. Đương thời thái hậu, vốn là thiếp của Lã Bất Vi xưa kia - đã nối lại "duyên xưa" với người chồng cũ một cách thầm lén.

Doanh Chính mỗi ngày một lớn, Lã Bất Vi càng thêm lo, nhưng thái hậu vẫn xem Doanh Chính như là một đứa trẻ, nên không e ngại việc tư thông với tướng quốc.

Lã Bất Vi hiểu rõ Doanh Chính là một thiếu niên cực kỳ thông minh, do đó rất lo sợ mối quan hệ bất chính của mình bị khám phá, và để tránh trường hợp thân bại, danh liệt dễ như trở bàn tay. Lã Bất Vi nhiều lần đề nghị chấm dứt mối tình bất chính này với thái hậu. Thái hậu chẳng những không nghe, mà còn ngày càng lộ liễu và cuồng nhiệt hơn, khiến Lã Bất Vi hết sức âu lo. Nhưng với một bộ óc siêu việt, Lã Bất Vi biết muốn thoát khỏi vòng tay của người đàn bà dâm đảng này, chỉ có một cách tìm người thay thế mình để thỏa mãn cho thái hậu.

Thế là, họ Lã đã tìm ra Lao Áo và giới thiệu với thái hậu. Không ngoài dự đoán của Lã Bất Vi, thái hậu hoàn toàn hài lòng với Lao Ái. Thái hậu muốn đưa Lao Ái về để ngày đêm kề cận. Nhưng luật lệ hậu cung không dễ dàng chấp nhận sự có mặt của một người đàn ông lạ. Vì thế, Lã Bất Vi hiến kế: Lao Ái biến thành thái giám giả.

Theo kế hoạch đó, Lao Ái được dọn sạch râu, cải trang hoạn quan và được đưa vào cung. Quả là tuyệt chiêu của thương nhân Lã Bất Vi khét tiếng là "con buôn chính trị" siêu đẳng thời cổ đại.

Thế nhưng, sau đó không bao lâu, thái hậu trên danh nghĩa không có chồng mà lại có thai. Sợ Doanh Chính phát giác mối tình của mình với Lao Ái, thái hậu lấy cớ có bệnh, nhờ gieo quẻ. Kết quả cho biết bà phải rời cung để trị liệu. Thế là, bà đem theo cả Lao Ái đến ly cung. Từ đó, Lao Ái được phong Trường tín hầu, trở thành kẻ hiển đạt có thực lực và kẻ phục dịch mấy ngàn người.

Dù thế, sự thật không thể mãi che đậy, Doanh Chính phát hiện sự bất thường trong mối quan hệ của Lao Ái và thái hậu. Lúc đó, thái hậu đã có hai đứa con với Lao Ái. Hơn nữa, có người còn mật báo việc thái hậu chuẩn bị thực hiện kế hoạch phế Doanh Chính để lập con riêng của mình với Lao Ái làm vua. Tin tức trên được thái hậu biết trước nên bà định ra tay, nhưng Doanh Chính xuất quân đánh bại.

Hai đứa con riêng của thái hậu và Lao Ái bị giết chết, bản thân bà bị giam cầm.

Về sau, khi biết sự kiện động trời này có liên quan đến Lã Bất Vi, Doanh Chính ra lệnh cách chức họ Lã và đày tới đất Thục.

Hạ Cơ - người đẹp tai họa

Theo Liệt Nữ Truyện, Hạ Cơ của nước Trịnh là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Tính đến cuối đời, người phụ nữ này đã 3 lần được phong hoàng hậu, 7 lần phu nhân và 9 lần là ...quả phụ! Mặc dù bao nhiêu đàn ông có liên hệ với Hạ Cơ lần lượt qua đời. Nhưng người đẹp này vẫn được vô số công hầu tranh nhau quỳ dưới chân nàng để bày tỏ tình yêu.

Hạ Cơ là con gái của Trịnh Mục Công, thời Xuân Thu. Tương truyền, khi 15 tuổi Hạ Cơ nằm mộng thấy giao hợp với một người đàn ông khôi ngô, tuấn tú, tự xưng mình là "thiên tiên". Dù trong mộng, Hạ Cơ vẫn tiếp nhận tinh khí của "Thiên tiên", hóa thành nguồn cội, sức sống mãnh liệt và là ma thuật hết sức lôi cuốn đối với nam giới.

Trước khi xuất giá Hạ Cơ đã từng có quan hệ tình dục với anh nuôi mình là A Man. Không đầy 2 năm sau A Man chết yểu, thiên hạ đồn rằng gã chết là do tinh lực khô kiệt.

Người chồng thứ nhất của Hạ Cơ là Hạ Ngự Thúc, đại phu nước Trần. Sau cuộc hôn phối không bao lâu, Hạ Cơ sinh một con trai tên Chính Thư. Khi Chính Thư lên 12 tuổi, Hạ Ngự Thúc chết bất đắc kỳ tử vì xương cốt bỗng giòn như củi . Đó là kẻ thứ hai trong đời Hạ Cơ chết non.

Chết đi, Hạ Ngự Thúc để lại một tài sản lớn. Do đó Hạ Cơ sống sung túc và nhàn hạ để tiếp tục yêu đương với nhiều người đàn ông khác. Trong số đó, người được Hạ Cơ yêu mến nhất là đại phu Khổng Vũ của nước Trần. Một hôm Khổng Vũ đưa con Hạ Cơ - Hạ Chính Thư - ra ngoài săn bắn. Khi trở về Khổng Vũ đem Hạ Chính Thư đến cổng Hạ Phủ, với mục đích được ngắm thử Hạ Cơ vì nghe đồn, đó là một người đàn bà có sức quyến rũ mê hồn.

Quả lời đồn không sai, vừa chợt nhìn thấy, Khổng Vũ đã rụng rời tay chân. Thực ra trước đó, Khổng Vũ đã từng có quan hệ với Hà Hoa - thị nữ của Hạ Cơ, Hà Hoa cũng từng ca ngợi Khổng Vũ là một trang phong lưu. Do đó, Hạ Cơ không lạ gì Khổng Vũ, vả lại còn tỏ ra thích thú. Thế là, hai người gặp nhau và không mấy chốc đã tiến tới chỗ thân tình.

Sau khi thân với Hạ Cơ, Khổng Vũ chứng minh khả năng phong lưu của một tay chơi. Một hôm, Khổng Vũ đánh cắp đồ lót của Hạ Cơ và thích thú mang tới cho đồng liêu của mình là Hạ Nghi Văn xem thứ.

Từ lâu, Hạnh Nghi Văn đã từng nghe tiếng về sắc đẹp của Hạ Cơ. Bị kích thích bởi hiện vật trên thân thể nàng, Nghi Hạnh Văn cảm thấy đất trời điên đảo. Thế là họ Nghi tìm cách mua chuộc thị nữ Hà Hoa và nhờ Hà Hoa chuyển thư để quen biết với Hạ Cơ. Thực hiện được mối quan hệ này, Nghi Hạnh Văn tìm cách xin thẳng một cái áo lót của Hạ Cơ, mang theo mình mỗi ngày!

Biết được sự việc này, Khổng Vũ không ngờ Nghi Hạnh Văn còn tài hơn mình, có được áo lót của Hạ Cơ mà không cần đánh cắp. Nghe nói chúa công của mình là Linh Công - vua nước Trần - cũng rất mê Hạ Cơ, Khổng Vũ bèn tìm cơ hội lén đưa Linh Công đến nhà Hạ Cơ. Hạ Cơ cực kỳ phấn khởi, ra nghênh tiếp. Từ đó, Hạ Cơ lại có thêm một mối quan hệ mới với vua Linh Công.

Đương thời, Hạ Cơ gần 40 tuổi nhưng vẫn xinh đẹp và quyến rũ như một thiếu nữ, điều này hoàn toàn khó hiểu với Linh Công. Nhà Vua trực tiếp hỏi lý do, Hạ Cơ mỉm cười đáp: "Thiếp biết vận dụng nội lực để điều tiết tuần hoàn trong cơ thể. Cho nên sau khi sinh nở vài ngày, thiếp có khả năng khìến cơ thể phục hồi như lúc ban đầu".

Sau một đêm ân ái nồng nàn, lúc hai người chia tay, Hạ Cơ cởi y phục đang mặc tặng vua Linh Công. Chỉ qua một lần gặp gỡ, Linh Công hoàn toàn bị chinh phục. Từ đó về sau, vua tôi 3 người thay phiên nhau dâm loạn với  nàng Hạ Cơ.

6 năm sau, Hạ Chính Thư trở thành một thanh niên tuấn tú 18 tuổi. Kế thừa tước vị của cha, Chính Thư giữ chức Tư mã, nắm giữ binh quyền trong tay. Trước hành vi phóng đảng của mẹ, Chính Thư rất xấu hổ và khó chịu. Đồng thời, chàng Tư mã trẻ tuổi này cũng căm ghét tận xương tủy những người đàn ông đang quan hệ với Hạ Cơ. Vì thế, lợi dụng thời cơ thích hợp, Hạ Chính Thư hạ sát Trần Linh Công. Hoảng sợ, Khổng Vũ và Nghi Hạnh Văn bỏ chạy sang nước Sở, khẩn cấp xin Sở Trang Vương xuất quân, thảo phạt một tên "loạn thần tặc tử".

Sở Trang Vương đang nuôi mộng bá quyền bèn xua quân tấn công nước Trần, giết chết Hạ Chính Thư và bắt sống Hạ Cơ.

Vừa nhìn thấy Hạ Cơ, Sở Trang Vương đã bị mê hoặc bới sắc đẹp của nàng. Chẳng những không muốn giết Hạ Cơ, nhà vua còn trách cứ thuộc hạ "Mặc dù ta có vô số mỹ nữ nơi hậu cung, nhưng không ai có sức quyến rũ kỳ lạ như nàng Hạ Cơ. Ta quyết định mang nàng về cung, và nàng sẽ trở thành vợ của ta!"

Lúc đó, đại thần Vu Thần hướng về vua cảnh báo:

- Đại vương xuất binh vì nghĩa lớn, vạn dân hết lòng tôn kính. Nếu như mang "mối hoạ này" về làm phi tử, bệ hạ sẽ bị chỉ trích là kẻ tham dâm, hiếu sắc, chắc chắn có ảnh hưởng không tốt cho bá nghiệp trong tương lai, xin đại vương xét lại!

Nghe lời can ngăn, Sở Trang Vương cho là phải, không còn nghĩ tới việc lưu giữ Hạ Cơ. Đứng bên cạnh, Thái tử nước Sở bèn nói: "Thế thì phụ vương hãy cho con xin!". Vu Thần lại can: "Hạ Cơ là một phụ nữ bất tường (không tốt)! Vì nàng mà nhà vua qua đời, có quốc gia diệt vong. Ai lấy nàng sẽ tan nhà nát cửa thôi!"

"Lời Vu Thần không sai, không nên đụng tới người đàn bà kỳ lạ này!" - Sở Trang Vương bảo thái tử. Thái tử không bỏ lỡ cơ hội: "Thôi được rồi, ta không cần nàng, nhưng Vu Thần cũng không được xin nàng!". Vu Thần rất lúng túng, nhưng kịp trấn tĩnh: "Đó là lời trẻ con, ta một lòng vì nước, sao có thể nghĩ như thế được?"

Cuối cùng, Sở Trang Vương quyết định gả Hạ Cơ cho lão thần Liên Duẫn Tương Lão, vừa mới mất vợ. Thế là chẳng mấy chốc, Hạ Cơ cấu kết với con trai của Liên Duẫn. Hai năm sau, Liên Duẫn tử trận trong một chiến dịch lớn.

Việc thông gian của Hạ Cơ dần dần lan truyền rộng rãi, cuối cùng nước Sở quyết định trả nàng về nguyên quán.

Nhận được tin tức này, Vu Thần quyết nắm lấy thời cơ, bèn cho người thông báo với vua nước Trịnh là Cơ Hiền để Cơ Hiền đón tiếp Hạ Cơ.

Đương thời, nước Trịnh lệ thuộc Sở không thể trái lịnh. Khi tới nước Trịnh, Vu Thần tuyên xưng mình phụng mệnh Sở Trang Vương đến đây để kết hôn với Hạ Cơ. Làm điều đó, Vu Thần biết rõ Sở Trang Vương không chấp thuận vì giả chiếu chỉ là một tội lớn. Vì thế, Vu Thần cùng Hạ Cơ phái lánh nạn sang Tấn.

Vu Thần vốn là một đại thần nổi tiếng của nước Sở, được ca tụng là "trí đa tình". Vì thế, nước Tấn sẵn sàng tiếp nhận và lập tức cấp cho họ Vu tước lộc trọng hậu. Rõ ràng vì Hạ Cơ, Vu Thần phải bất trung và phản quốc. Nhưng  chưa dừng lại ở đó, chỉ sau vài năm được Hạ Cơ, Vu Thần chết vì bệnh thận!.



Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger