VỊ THUỐC MỘC HƯƠNG
Theo thaythuoccuaban.com
Tên
khác:
mộc
hương
Vị thuốc Mộc
hương còn gọi Ngũ Mộc hương (Đồ
Kinh), Nam mộc hương (Bản Thảo Cương Mục), Tây mộc hương, Bắc mộc hương, Thổ mộc
hương, Thanh mộc hương, Ngũ hương, Nhất căn thảo, Đại thông lục, Mộc hương thần
(Hòa Hán Dược Khảo), Quảng Mộc hương, Vân mộc hương, Xuyên mộc hương, Ổi mộc
hương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác
dụng: mộc
hương
+ Trừ độc dịch,
trị tà khí (Bản kinh).
+ Tả lãnh khí ủng
trệ ở vùng ngực (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tán trệ khí,
điều chư khí, hòa vị khí, tả phế khí (Trân Châu Nang).
+ Hành Can kinh (Bản
Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Hành khí, chỉ
thống, điều khí trệ ở trường vị, kiện tỳ, ngừa trệ (Trung Dược Học).
+ Hành khí, chỉ
thống, ôn trung, hòa vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Kiện vị, điều
hòa khí, giải hàn, chỉ thống (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Hành khí, chỉ
thống, kiện vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ
trị: mộc
hương
+ Trị ngực bụng
đầy trướng, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy, lỵ, đau do sán khí, phù thũng (Đông
Dược Học Thiết Yếu).
+ Âm hư, táo
nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Kiêng
kỵ:
+ Vì Mộc hương vị
cay thơm, có tác dụng tiết khí, vì vậy, người khỏe mạnh nếu uống dài ngày sẽ
không thích hợp (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Mộc hương dùng
chung với Hoàng liên để trị chứng lỵ độc. Mộc hương nướng lên dùng thì có tác
dụng sáp trường. Làm sứ cho Binh lang thì phá khí; Làm tá cho Khương, Quế thì
điều hòa Vị; Gặp Thảo quả, thương truật thì trị ôn ngược, chướng ngược; Dùng
Binh lang làm tá thì có tác dụng tiêu nhọt độc, sán khí thể hàn, đau trong bàng
quang; Có Sinh khương, Nhục đậu khấu làm tá thì công hiệu càng nhanh; Dùng Hoàng
lien kềm chế Mộc hương thì tác dụng khơi thông không mạnh lắm; Dùng Hoàng bá,
Tri mẫu ức chế Mộc hương thì đưa lên không nhiều (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Mộc hương là vị
thuốc số 1 của phần khí Tam tiêu. Khí và vị của nó thuần dương, cho nên trừ được
tà, giảm đau. Vì tiêu chảy và thức ăn ngưng động là bệnh của Tỳ. tỳ thổ thích ôn
táo mà gặp được Mộc hương thì hiệu nghiệm ngay. Khí uất, khí nghịch là bệnh của
Can, gặp được Mộc hương khơi thông thì bình an ngay. Khi có thai, nên dùng phép
thuận khí, gặp được Mộc hương thì thai yên (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Âm hư: không
dùng (Trung Dược Học).
+ Âm hư, tân dịch
bất túc: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Chân khí suy
yếu, có nhiệt, huyết hư mà táo: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều
dùng: 2 - 12g.
Đơn
thuốc kinh nghiệm:
+ Trị trúng ác
khí bất tỉnh, mắt nhắm, cấm khẩu, giống như trúng phong: Một hương, tán bột. Hạt
Bí đao nấu lấy nước, hòa Mộc hương cho uống (Tế Sinh Phương).
+ Trị đầy hơi,
không muốn ăn uống: Thanh mộc hương, tán bột cho uống. Nếu nhiệt, uống với sữa
bò, nếu hàn uống với rượu (Thánh Huệ Phương).
+ Trị khí đau xóc:
Mộc hương 40g, Tạo giáp (nướng kỹ) 40g. Tán bột. Trộn với hồ làm viên, to bằng
hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước sôi (Giản Tiện Phương).
+ Trị khí đau xóc:
Mộc hương, Diên hồ sách, tán bột Trộn với hồ làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn.
Mỗi lần uống 50 viên với nước sôi (Giản Tiện Phương).
+ Trị khí đau xóc:
Mộc hương, mài với nước sôi, thêm ít nước, uống (Giản Tiện Phương).
+ Trị sán khí:
Mộc hương 160g. nấu với rượu uống, mỗi ngày 3 lần (Tôn Thiên Nhân Tập Hiệu
Phương).
+ Trị nội điếu,
ruột đau thắt: Mộc hương, Nhũ hương, Một dược nấu lấy nước uống (Nguyên Thị Tiểu
Nhi Phương).
+ Trị khí trệ,
lưng đau: Mộc hương, Nhũ hương mỗi thứ 8g, ngâm vào trong rượu, hấp trong nồi
cơm cho sôi, uống (Thánh Huệ Phương).
+ Trị khí trệ,
lưng đau: Mộc hương, Trần bì, Sa nhân, Bạch đậu khấu, Tử tô (lá) (Thánh Huệ
Phương).
+ Trị tai bỗng
nhiên ù, điếc: Mộc hương 40g, ngâm giấm 1 đêm, rồi cho vào ít dầu Mè, đun sôi 3
lần. Dùng bông gòn lọc bỏ bã. mỗi ngày nhỏ vào tai 2 – 3 giọt (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị trong tai
đau: Mộc hương, tán bột, lấy củ Hành nhúng vào mỡ ngan rồi chấm vào thuốc bột,
nhét vào trong lỗ tai (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị lỵ: Mộc
hương 1 tấc, Hoàng liên 20g. Nấu với nước cho cạn, bỏ hoàng liên đi, chỉ lấy Mộc
hương, thái mỏng, bồi khô, tán bột. Chia làm 3 lần uống. Lần thứ nhất uống với
nước sắc Trần bì, lần thứ 2 uống với nước sắc Trần mễ, lần thứ 3 uống với nước
sắc Cam thảo. Bài này do ông Lý Cảnh Thuần truyền cho. Ngày trước có người phụ
nữ bị lỵ lâu ngày, gần chết. Trong lúc ngủ mơ thấy Phật Bà Quan Âm dậy cho bài
thuốc trên, rồi uống và khỏi (Tôn Triệu Bí Bảo Phương).
+ Trị trường
phong hạ huyết: Mộc hương, Hoàng liên, 2 thứ bằng nhau, tán bột, cho vào trong
ruột gìa của heo, buộc chặt 2 đầu, nấu cho nhừ, bỏ thuốc đi, chỉ ăn ruột. Hoặc
để chung, tán nhuyễn, làm thành viên, uống (Liên Tùng Thạch Bảo Thọ Thư Phương).
+ Trị tiểu đục
như nước gạo: Mộc hương, Một dược, Đương quy, lượng bằng nhau. Tán bột. Làm viên
to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước muối (Phổ Tế Phương).
+ Trị hôi nách
hoặc chỗ kín bị ẩm ướt, lở loét: Mộc hương, ngâm giấm. Tán bột. Xtá vào vết
thương (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị bụng đầy,
bụng đau do hàn thấp trở trệ ở trường vị: Mộc hương, Bạch đậu khấu, Đàn hương,
Cam thảo đều 4g, Hoắc hương 12g, Đinh hương 2g, Sa nhân 6g. Sắc uống (Mộc Hương
Điều Khí Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ruột viêm
cấp, lỵ, bụng đau, bụng đầy trướng: Mộc hương 4g, Hoàng liên 8g, sắc uống (Hương
Liên Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bụng đầy,
táo bón, lỵ, ruột viêm cấp, bụng đau do khí trệ: Mộc hương 4g, Ngô thù 4g, Binh
lang, Hương phụ, Đại hoàng, Khiên ngưu, Mang tiêu (để riêng) đều 12g, Thanh bì,
Trần bì, Chỉ xác, Nga truật, Tam lăng đều 8g, sắc uống (Mộc Hương Binh Lang Hoàn
- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiêu hóa
rối loạn, ruột viêm cấp, dạ dầy viêm mạn: Mã Văn Quang dùng dịch Mộc hương 100%
chích bắp 2ml/lần, ngày 2 lần, trị 29 cas, kết quả 93% (Thông Tin Trung Thảo
Dược 1979, 3: 37).
+ Trị cơn đau
thắt túi mật: Hoàng Dục Quang dùng Mộc hương trị 8 cas, kết quả tốt (Trung Hoa
Ngoại Khoa Tạp Chí 1958, 1: 24).
Post a Comment