Thursday, April 4, 2013

ĐƠN THUỐC TOAN TÁO THANG - AN THẦN, MẤT NGỦ

ĐƠN THUỐC TOAN TÁO THANG - AN THẦN, MẤT NGỦ



Theo thaythuoccuaban.com



Chú ý:
 
Bị mất ngủ vì trong người quá nóng do hoả vì bất cứ nguyên nhân gì không nên dùng.

1/ Toan táo nhân  = 20 gr…...
2/ Xuyên khung   = 6 gr.........
3/ Phục thần        = 12 g ……
4/ Cam thảo         = 4 gr ........

5/ Tri mẫu           = 4gr  ........

Bài đọc thêm về các vị thuốc của TOAN TÁO NHÂN THANG

1. Toan táo nhân: 

    Có tính bình. Giúp an thần, chữa hồi hộp, mất ngủ.

    Liều dùng: 10 - 20 gr. 

    Kiêng Kỵ : không thấy đề cập.
......................................

2. Xuyên khung:  

    Có tính ôn trung nội hàn. Bổ huyết, điều hòa mạch, tiêu huyết ứ, hoạt huyết, trị đau đầu do phong hàn nhập vào não, đau nhức do hàn, khớp bị đau, có rút. phụ nữ huyết bị bế không có con, kinh nguyệt rối loạn.

    Liều dùng: 4 - 8 gr

    Kiêng Kỵ : Bệnh thượng thực hhư, âm hư hoả vượng, nôn mửa, ho, mồ hôi tự ra, họng khô, miệng khô, phát sốt, phát khát, phiền táo không nên dùng.
...................................... 
  
3. Phục thần 
  
    Có tính ôn trung nội hàn. Chữa hồi hộp, mất ngủ, giúp an thần.
    Kiêng kỵ : âm hư, mà không thấp nhiệt không nên dùng.

    Liều dùng: 6 – 12 gr
...............................................

4. Cam thảo 

    Có tính bình. Bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc.

    Liều dùng: 2 – 4 gr.

    Kiêng kỵ : khôn thấy đề cập
........................................

5. Tri mẫu

    Có tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, bổ âm, nhuyễn kiên, ho do nhiệt ở phế. hay ho khan do thiếu âm. dùng phối hợp với xuyên bối mẫu, dưới dạnh NHỊ MỘC TÁN, thiếu âm ở phổi và thận, kèm dấu hiệu sốt về chiều. Phối hợp với HOÀNG BÁ, tiểu đường, như háo khát, đói và đi tiểu nhiều. Dùng phối hợp thiên hoa phấn, ngủ vị mạch đông và cát căn dưới dạng NGŨ DIỆP THANG.

    Liều dùng: 6 - 12 gr.

    Kiêng kỵ : không dùng khi bị tiêu chảy do tỳ kém.
......................................

Phục thần là một phần của phục linh còn có tên là bạch linh


    Bạch linh hay phục linh:

    Thể quả nấm: Phục linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt.
  
    Phục thần. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông.
Chữa yếu tim, an thần, hồi hộp, mất ngủ.

    Nấm phục linh: không mùi, vị nhạt, cắn dính răng.

    Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi

    Phục linh khối: sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.

    Dược tính của các loại trong phục linh:

    Phục thần: yếu tim, an thần, hồi hộp, mất ngủ.

    Phục linh bì = lợi tiểu, trị phù thủng.

    Xích phục linh. Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bang quang, đái gắt.)

    Bạch phục linh. Ăn uống kém tiêu, bí tiểu tiện, ho có đờm, tiêu chảy.





Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger