Wednesday, October 9, 2013

Những nghĩa địa nổi tiếng ở châu Âu

Những nghĩa địa nổi tiếng ở châu Âu



Nghĩa trang Père Lachaise – Paris – Pháp
Một góc nghĩa trang Pere - Lachaise

 

Nghĩa trang Père Lachaise – Paris – Pháp

Nghĩa trang Père-Lachaise nằm trên một trong bảy ngọn đồi cổ ở Paris và được đặt tên theo tên của Đức cha La Chaise, giáo sĩ nghe xưng tội của vua Louis XIV, người từng sống ở vùng này.

 
Nghĩa trang Père Lachaise được mở cửa vào năm 1804, người đầu tiên được chôn cất tại đây là một cô bé năm tuổi có tên Adélaïde Pailliard de Villeneuve. Suốt hai trăm năm qua, có tới hàng vạn người mà cuộc đời và tên tuổi của họ gắn bó với nước Pháp đã chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ. Đây là nghĩa địa được nhiều người tới thăm nhất trên thế giới và được người dân Paris gọi là “Công viên của người chết”.

Những ngôi mộ ở đây có kiến trúc phong phú từ một tấm bia đá giản dị cho tới những tòa tháp điêu khắc tỉ mỉ thậm chí là những thánh đường nhỏ.


Nghĩa trang Père Lachaise – Paris – Pháp

Một chuyến đến thăm Père Lachaise không chỉ là một cuộc dạo chơi lãng mạn trong công viên với nắng vàng rực rỡ, những thảm hoa đua nở, những ngọn đồi thoai thoải mà còn là một lần tưởng nhớ những vĩ nhân lớn của thế giới, những người đã đóng góp nhiều thành tựu cho văn hoá của nhân loại.

Nghĩa trang Père Lachaise – Paris – Pháp
Nghĩa trang Pete Lachaise - Nơi nghỉ ngơi của nhà văn Balzac

Danh sách những người nổi tiếng ở Père Lachaise rất dài nhưng đặc biệt phải kể tới Molière tác giả của truyện ngụ ngôn La Fontaine tiểu thuyết gia Victor Hugo với những tác phẩm lừng danh như Những người khốn khổ, Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris


Baron Haussmann, kiến trúc sư thế k 19, người đã thiết kế đô thị Paris hiện đại; nhà soạn nhạc thiên tài  Frédéric Chopin; tác giả bộ Tấn trò đời – Balzac; nhà viết kịch người Ai len Oscar Wilde; hoạ sĩ người Ý Modigliani; nhà thơ  Guillaume Apollinaire, tác giả những vần thơ lãng mạn Dưới chân cầu Mirabeau trôi mãi dòng Sein

Nghĩa địa Highgate – London - Vương quốc Anh

Nghĩa địa này nằm ở phía Bắc London được thành lập vào năm 1839 trong kế hoạch xây dựng bảy nghĩa địa lớn ở London đươc biết tới với cái tên “Bảy kì quan- Magnificent Seven”. Nghĩa địa Highgate được chia thành hai khu vực phía Tây và phía Đông, ngăn cách bởi một con đường nhỏ rợp bóng mát có tên gọi Swains Lane.


Nghĩa địa Highgate – London - Vương quốc Anh
Một kiến trúc nghệ thuật ở nghĩa địa Highgate

Ước tính cho tới nay có khoảng 170.000 người đã yên nghỉ ở nghĩa địa này. Ngoài những ngôi mộ được trang trí cầu k, Highgate còn nổi tiếng là một khu bảo tồn thiên nhiên với bạt ngàn cây cổ thụ, cây bụi, hoa dại, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim, sóc, chồn và cáo.

Nghĩa địa Highgate – London - Vương quốc Anh

Công viên Olympic ở phía Đông, vườn bách thảo Kews ở phía Tây, bảo tàng nghệ thuật hiện đại Tate Modern bên bờ sông Thames và nghĩa địa Highgate. Highgate với vẻ đẹp tự nhiên, nơi đây là nơi yên nghỉ của nhà triết học, nhà xã hội học lừng dành của thế giới - Karl Marx và nhà văn George Eliot.

Nghĩa địa Highgate – London - Vương quốc Anh
Một góc ở nghĩa địa Highgate

Đến thăm Highgate là một lần được hòa mình vào không khí yên bình nơi đây. Mỗi ngôi mộ là một công trình được trạm khắc cầu k. Điều tôi yêu thích ở nghĩa địa này là sự đa dạng của nó. Giống như bản thân thành phố London, Highgate là ngôi nhà vĩnh hằng của mọi người từ khắp ngả trong cuộc sống từ các nhà cộng sản, nhà cách mạng, người theo đạo thiên chúa, đạo Hồi, người gốc châu Á, châu Âu, Mỹ latin…

Nghĩa địa Bunhill - – London - Vương quốc Anh

Bunhill là một nghĩa địa nhỏ, nằm lọt như một ốc đảo giữa khu Old Street - khu trung tâm công nghệ bận rộn của London.


Nghĩa địa này đặc biệt gắn bó với dân văn phòng bởi đó là nơi mà mọi người có thể đi dạo trong giờ nghỉ trưa, ngắm nhìn những chú sóc lông đỏ đang tìm hạt và tạm quên đi những bộn bề công việc.

Một trong những cái tên nổi tiếng nhất của nghĩa địa này là Daniel Defoe, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Robinson trên đảo hoang kể về cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kỳ thú của Robinson Crusoe, người thủy thủ xứ York.

Nghĩa địa Bunhill - – London - Vương quốc Anh

Bên cạnh ngôi mộ của Defoe là William Blake, nhà thơ nằm trong danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất của Đài BBC.

Nghĩa địa Bunhill - – London - Vương quốc Anh

Người ta kể rằng vào ngày mất của mình, Blake vẫn miệt mài làm việc và còn hoàn thành bức chân dung của Catherine - người vợ yêu quí của mình. Khi ông mất, người ta nói đó là cái chết của một thiên thần. Sau này khi Catherine qua đời, bà cũng được chôn cất cùng chồng mình ở nghĩa địa Bunhill.

Nghĩa trang trung tâm thành phố Viên – Áo

Đây là nghĩa trang nổi tiếng nhất trong số gần 50 nghĩa trang của thành phố Viên. Nhiều người đã ví von rằng vào những ngày sương mù, khung cảnh nơi đây giống như trong những bộ phim của Steven King.

Nghĩa trang trung tâm thành phố Viên – Áo

Nghĩa trang này được thành lập từ năm 1863. Với diện tích 2,4 km2 và 3,3 triệu người được chôn cất ở đây. Ngày nay, nghĩa trang này được xem như nhỏ bằng nửa thành phố Zurich của Thuỵ Sỹ và có “dân số” gấp đôi số công dân của thành Viên.

Bên trong nghĩa trang, ngoài khu vực dành cho những người theo đạo Thiên chúa Giáo còn có khu vực dành cho người Do Thái, người theo đạo Hồi, đạo Orthodox của Nga…

Nghĩa trang trung tâm thành phố Viên – Áo

Gọi là nghĩa trang trung tâm nhưng trong kì thực nghĩa trang này nằm ở khu ngoại ô Simmering. Vì diện tích rất rộng nên du khách có thể lái xe giữa những đại lộ lớn trong nghĩa trang. Ngoài ra còn có riêng một tuyến xe bus số 106 với nhiều điểm dừng trong nghĩa trang. Để tới nghĩa trang du khách cũng có thể bắt tàu điện số 71 từ Shwarzenberqplatz. Vì thế mà người Áo còn dùng cách nói ẩn dụ “Anh ấy đã đi tàu số 71” khi muốn nói ai đó đã qua đời.

Nghĩa trang trung tâm thành phố Viên – Áo

Là một thành phố của âm nhạc, dĩ nhiên nghĩa trang Viên nổi tiếng là nơi an nghỉ của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng trong đó có Beethoven, Schubert, Johann Strauss II và Arnold Schoenberg.

Nghĩa trang trung tâm thành phố Viên – Áo

Đến nơi này rồi tìm hiểu về cuộc đời đầy biến động của người nhạc sĩ để mỗi lần nghe âm nhạc của họ thấy trân trọng hơn và cảm xúc hơn.

Theo Thế giới điện ảnh

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger