Friday, April 5, 2013

5 LẦM TƯỞNG PHỔ BIẾN VỀ CẢM CÚM

5 LẦM TƯỞNG PHỔ BIẾN VỀ CẢM CÚM

 Tiêm vacxin phòng cúm có thể bị cúm?
Theo thaythuoccuaban

Nhiều người cho rằng tiêm văcxin phòng cúm có thể khiến họ bị bệnh. Điều này hoàn toàn không đúng, vì văcxin được tạo thành từ những thành phần của virus, chứ không phải là cả con virus.
Bệnh cảm cúm đã có từ rất lâu. Và lời khuyên bạn thường hay được nghe nhất là “nếu ra ngoài trời lạnh mà không mặc áo ấm hoặc tóc bị ướt thì bạn dễ bị cảm lạnh”. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu chứng minh, chúng ta bị ốm không phải vì điều này.
ABC news trích đăng ý kiến của tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về y tế dự phòng tại trường y Vanderbilt và Philip Tierno, một chuyên gia về vi sinh vật và miễn dịch lâm sàng, Đại học New York (Mỹ) về 5 hiểu lầm hay gặp nhất khi nói về bệnh cúm:

1. Tiêm văcxin ngừa cúm có thể khiến bạn bị cúm

“Đây là lầm tưởng phổ biến bất kể chúng tôi đã nỗ lực thế nào để tuyên truyền. Điều này hoàn toàn không đúng”, Schaffner nói.
Ông cho biết, văcxin ngừa cúm được tạo thành từ những thành phần của virus, chứ không phải là cả con virus. Chính vì thế, bạn không thể ốm khi được chích ngừa. Còn văcxin cúm mới dạng xịt thì chứa virus đã bị làm yếu. Vì thế, bạn có thể bị một số triệu chứng như: đau họng hoặc sổ mũi nhưng chỉ kéo dài trong khoảng một ngày. Virus sẽ không thể đi vào phổi và gây bệnh cúm.
Rất nhiều người được ngừa cúm trước đó cho rằng họ vẫn bị bệnh. Vì thế, theo họ việc chích ngừa thực sự không có hiệu quả. “Hiệu quả bảo vệ của văcxin không thể đạt 100%, nó chỉ ở mức 50 đến 70%. Nhưng nó sẽ làm yếu virus, vì thế bạn sẽ không bị nặng”, Philip Tierno cho biết.
Nếu một người đã được chích ngừa nhưng vẫn bị cúm thì thông thường bệnh sẽ ít nghiêm trọng hơn so với việc không được ngừa.
“Văcxin không hoàn hảo. Chúng ta biết rằng virus cúm có khả năng thay đổi hoặc đột biến và trong trường hợp đó, văcxin phòng cúm năm nay sẽ không hoàn toàn có hiệu quả với virus cúm đột biến đang lưu hành trong cộng đồng”, Schaffner nói.
Bên cạnh đó, với người càng già văcxin càng ít có hiệu quả. Tuy nhiên, việc tiêm phòng bệnh vẫn là cần thiết, vì dù có bị cúm, bạn cũng sẽ tránh được nguy cơ bệnh chuyển biến xấu dẫn đến viêm phổi hoặc phải nhập viện.
Để phòng bệnh, việc tiêm phòng là cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là rửa tay với xà phòng. Đây là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cảm lạnh, cảm cúm và nhiều bệnh khác.

2. Người trẻ, khỏe mạnh thì không cần tiêm phòng
Những thanh niên trẻ, khỏe mạnh có thể không nghĩ rằng mình cần tiêm phòng, rằng văcxin chỉ dành cho trẻ nhỏ và người già. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điều này không đúng.
“Virus cúm lưu hành mạnh vào mùa đông. Bất kể ai cũng có thể mắc bệnh, thậm chí là một người hoàn toàn khỏe mạnh có thể cần chăm sóc đặc biệt chỉ trong 2 ngày nhiễm virus”, Schaffner nói.
Ngay cả với trường chỉ mắc cúm nhẹ, trong khi cơ thể họ không suy nhược, thì vẫn là mối de đọa với những người khác. Bạn có thể không cảm thấy ốm, có thể đi học hoặc đi làm, nhưng bạn vẫn có thể lây truyền virus cho người khác. Sự bùng phát của đại dịch cúm H1N1 năm 2009 đã chứng mình, càng người trẻ càng dễ bị nặng.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh (Mỹ) khuyến cáo bất trường hợp nào nào hơn 6 tháng tuổi đều nên đi tiêm phòng.

3. Vitamin và thảo dược là ‘khắc tinh” của bệnh
Dù vitamin C và một số thảo dược khác có thể giúp cơ thể chống chọi khi bạn mắc những bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, nhưng các dữ liệu cho thấy những tuyên bố này có thể bị thổi phồng một chút.
“Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của các loại vitamin và thảo dược. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất. Có nghiên cứu chỉ ra rằng nó hiệu quả, nhưng có những nghiên cứu lại chứng minh điều ngược lại”, Shaffner nói.
Có một phương thức chữa bệnh bằng thảo dược lâu đời, được sử dụng rộng rãi và thực sự làm yếu virus là cây hồi. Những loại thuốc hiện đại đã tận dụng lợi ích của loại cây này. Đó là một trong những thành phần chính của thuốc Tamiflu, một loại thuốc kháng virus.

4. Dùng thuốc kháng sinh để chữa cúm
“Bởi vì nguyên nhân gây cảm lạnh và cúm là virus chứ không phải vi khuẩn vì thế việc uống kháng sinh sẽ không có tác dụng. Giờ đây, chúng ta biết là có những loại thuốc kháng virus cúm như Tamiflu có thể khiến bệnh diễn tiến nhẹ hơn”, Schaffner nói.
Nhiều người cho rằng, những ai có biểu hiện cúm nên được điều trị bằng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt, đặc biệt là những người dễ bị biến chứng. Điều này đúng với một vài người ở trong những nhóm tuổi nhất định như người già, dễ bị viêm phổi khi bị cúm.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh với virus không những không hiệu quả mà còn có thể dẫn đến việc kháng thuốc.

5. Không cần tiêm nhắc lại
“Các virus cúm thay đổi từng năm, văcxin phòng bệnh cũng thế. Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyến cáo viêm tiêm phòng cúm cần thực hiện định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, năm nay có lẽ là năm đặc biệt nhất bởi vì chủng virus cúm năm này giống như năm ngoái. Dù vậy, bạn vẫn cần tiêm phòng”, Tierno cho biết
Lý do là không có bằng chứng cho thấy liều văcxin bạn nhận được từ năm trước vẫn còn hiệu lực bảo vệ. Trong khi nếu tiêm thêm, hiệu lực bảo vệ của văcxin sẽ cao hơn.
(Theo VnExpress)

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger