Friday, April 5, 2013

BÀI THUỐC TRỊ MẤT NGỦ VỚI LONG NHÃN NHỤC

BÀI THUỐC TRỊ MẤT NGỦ VỚI LONG NHÃN NHỤC


Theo Những cây thuốc và vị thuốc nam - tác giả Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi

Bài quy tỳ

1/ Long nhãn nhục (sao) = 10 gr

2/ Táo nhân (sao)  = 10 gr

3/ Hoàng kỳ (trích) = 6 gr

4 / Phục thần = 6 gr

5/ Mộc hương = 6 gr

6/ Cam thảo (trích) = 4 gr

7/ Gừng 3 lát

8/ Táo đỏ 3 quả

Sắc uống nóng.


Tham khảo thêm về dược tính của vị thuốc.

1. Long nhãn : Có tính bình, vị ngọt. Vào 2 kinh tâm và tỳ. Có tác dụng bổ tâm, tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí. Dùng chữa huyết hư sinh hay quên, hồi hộp, mất ngủ.

Liều dùng: 

Kiêng kỵ : những người đầy bụng, kém ăn không dùng được.

Vị thuốc Long nhãn nhục còn gọi Ích Trí (Thần Nông Bản Thảo), Long Mục (Ngô Phổ Bản Thảo), Á Lệ Chi (Khai Bảo Bản Thảo), Qủy Nhãn, Viên Nhãn (Tục Danh), Lệ Nô, Mộc Đạn (Bản Thảo Đồ Kinh), Lệ Chi Nô, Quế Viên Nhục, Nguyên Nhục, Mật Tỳ, Tế Lệ Ích Trí, Yến Noãn, Ly Châu, Giai Lệ, Lệ Thảo, Lệ Duyên, Tỷ Mục, Khôi Viên, Lệ Châu Nô, Long Nhãn Cẩm, Hải Châu, Hải Châu Tùng, Long Nhãn Cân (Hòa Hán Dược Khảo).

Long nhãn, long nhan,Euphoria longana Lamk,Ích Trí (Thần Nông Bản Thảo), Long Mục (Ngô Phổ Bản Thảo), Á Lệ Chi (Khai Bảo Bản Thảo), Qủy Nhãn, Viên Nhãn (Tục Danh), Lệ Nô, Mộc Đạn (Bản Thảo Đồ Kinh), Lệ Chi Nô, Quế Viên Nhục, Nguyên Nhục, Mật Tỳ, Tế Lệ Ích Trí, Yến Noãn, Ly Châu, Giai Lệ, Lệ Thảo, Lệ Duyên, Tỷ Mục, Khôi Viên, Lệ Châu Nô, Long Nhãn Cẩm, Hải Châu, Hải Châu Tùng, Long Nhãn Cân (Hòa Hán Dược Khảo).
Tác dụng: 
 
+Khử độc (Danh Y Biệt Lục).
+Dưỡng huyết, an thần, ích trí, liễm hãn, khai Vị, ích Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo).
+Đại bổ âm huyết (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+Bổ Tâm, Tỳ, dưỡng huyết, an thần (Trung Dược Học).

Chủ trị:

+ Chủ trị ngũ tạng tà khí,  chán ăn, uống lâu ngày làm khỏe trí não, thông minh (Bản Kinh).
+ Trị lo nghĩ quá mức, lao thương Tâm Tỳ, hay quên, hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, tự ra mồ hôi, giật mình lo sợ, các chứng suy nhược (Trung Dược Học).

Kiêng kỵ:

+ Có đờm hỏa hoặc  thấp ở Trung tiêu: không dùng (Trung Dược Học).
+ Bên ngoài bị cảm, bên trong có uất hỏa, đầy bụng, ăn uống đình trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Liều dùng: 12-20g/ ngày. 
 
Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị mất ngủ, hồi hộp, hay quên: Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 12g, Đảng Sâm 12g, Đương qui 8g, Phục thần 12g, Long nhãn nhục 12g, Toan táo nhân 12g, Mộc hương 4g (cho sau), Viễn chí 6g, Chích thảo 4g, sắc nước uống (có thể cho thêm Gừng tươi và Đại táo) (Quy Tỳ Thang - Tế Sinh Phương).
 
+ Ôn bổ Tỳ Vị, trợ tinh thần: Long nhãn nhục, nhiều ít tùy dùng, ngâm rượu 100 ngày, mỗi ngày uống (Long Nhãn Tửu – Vạn Thị Gia Sao).
+ Trị Tỳ hư, tiêu chảy: Long nhãn khô 14 trái, Sinh khương 3 lát, sắc uống  (Tuyền Châu Bản Thảo).
 
Tên khoa học:
 
Euphoria longana Lamk. Họ Bồ Hòn (Sapindaceae).

..............................

2. Táo nhân: Có tính bình, vị ngọt. Vào 4 kinh tâm, can, đởm và tỳ. Có tác dụng bổ can, đởm, định tâm, an thần. Dùng chữa hư phiền không ngủ được, hồi hộp hay quên, tân dịch ít, miệng khô, người yếu ra nhiều mồ hôi.

Liều dùng: 6 - 20 gr loại thuốc sắc.
  táo nhân, toan táo nhân, taonhan, tao nhan, toantaonhan - vị thuốcTên khác: 
 táo nhân, toan táo nhân, taonhan, tao nhan, toantaonhan ,Toan táo hạch (Giang Tô Tỉnh Thực Vật Dược Tài Chí), Nhị nhân, Sơn táo nhân, Điều thụy sam quân, Dương táo nhân .
Táo nhân (Dược Phẩm Hóa Nghĩa) còn gọi là Toan táo hạch (Giang Tô Tỉnh Thực Vật Dược Tài Chí), Nhị nhân, Sơn táo nhân, Điều thụy sam quân, Dương táo nhân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
 táo nhân, toan táo nhân, taonhan, tao nhan, toantaonhan - vị thuốcTác dụng:
. Dưỡng tâm, an thần, liễm hãn (Trung Dược Học).
. Bổ trung, ích Can khí, kiện cân cốt, trợ âm khí (Biệt Lục).
. Dưỡng Can, ninh Tâm, an thần, liễm hãn (Trung Dược Đại Từ Điển).
. Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
 táo nhân, toan táo nhân, taonhan, tao nhan, toantaonhan - vị thuốcChủ trị:
+ Ngủ nhiều: dùng sống, Mất ngủ: dùng Toan táo nhân sao (Bản Kinh).
+ Trị huyết hư, tâm phiền, mất ngủ, mồ hôi trộm, mồ hôi tự ra (Trung Dược Học).
+ Trị hư phiền, mất ngủ, hồi hộp, kinh sợ, phiền khát, hư hãn (Trung Dược Đại Từ Điển).(Trung Dược Đại Từ Điển).
 táo nhân, toan táo nhân, taonhan, tao nhan, toantaonhan - vị thuốcKiêng kỵ:
+ Phàm kinh Can, Đởm và Tỳ có thực nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Can vượng, phiền táo, mất ngủ do Can cường: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Toan táo nhân ghét Phòng kỷ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Có thực tà, uất hỏa: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
 táo nhân, toan táo nhân, taonhan, tao nhan, toantaonhan - vị thuốcĐơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị bị gai đâm vào trong thịt: Toan táo hạch, đốt tồn tính, tán bột, uống 8g với nước sẽ ra ngay (Ngoại Đài Bí yếu).
+ Trị cốt chưng, trong xương nóng âm ỉ, tâm phiền, mất ngủ: Toan táo nhân 40g, sao đen, tán bột, hòa với nước ngâm ít lâu, rồi vắt lấy nước cốt, nấu với cháo cho nhừ, lại thêm 1 chén nước cốt Sinh địa, nấu chín đều, ăn (Thái Bình Thánh Huệ phương).
+ Trị mồ hôi ra nhiều quá, đã uống thuốc cố biểu mà cũng không cầm được mồ hôi: Toan táo nhân 40, sao đen, nghiền nát. Thêm Sinh địa, Mạch môn, Ngũ vị tử, Long nhãn nhục, Trúc diệp, lượng bằng nhau, sắc uống (Giản Tiện phương).
+ Chia 3 nhóm nghiên cứu trị 60 trường hợp mất ngủ, dùng Toan táo nhân sao, gĩa nát; Toan táo nhân nửa sao, nửa sống; Táo nhân sống, gĩa nát. Đều dùng 45g, thêm Cam thảo 4,5g, sắc uống trước lúc ngủ đều có kết quả an thần, giúp ngủ tốt hơn. Cả 3 tổ không có khác biệt rõ  và không có tác dụng phụ (Trung Tây Y kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 97).
+ Trị mất ngủ: bột Táo nhân 6g, hòa uống trước khi đi ngủ, trị 20 ca, kết quả tốt  (Trung Tây Y kết Hợp Tạp Chí 1982, 2: 97).
+ Trị mồ hôi trộm do âm hư: Táo nhân (sao) 20g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g. tán bột, uống với nước cơm hoặc sắc uống (Trị Đạo Hãn Phương - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lao phổi hoặc nguyên nhân khác dẫn đến sốt về chiều, mất ngủ, nhiều mồ hôi: Táo nhân (sao), Sinh địa đều 20g, Gạo tẻ 40g, sắc, uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị huyết hư, tâm thần không yên, hồi hộp, mất ngủ, mồ hôi nhiều, đầu choáng, hoa mắt: Táo nhân (sao) 20g, Tri mẫu, Phục linh đều 12g, Xuyên khung, Cam thảo đều 8g, sắc uống (Toan Táo Nhân Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thần kinh suy nhược, hay quên, ăn uống kém, mỏi mệt, không có sức: Táo nhân (sao) 16g, Viễn chí (chích), Xương bồ đều 8g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g. Sắc uống hoặc tán bột, uống với nước cơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

..........................................................................

Hoàng kỳ: Có tính ôn. Vào 2 kinh phế và tỳ. Tác dụng bổ khí, lợi tiểu, làm hết đau, hút mủ, lở loét mãn tính, suy nhược lâu ngày, huyết áp cao, mạch máu nhỏ dễ đứt vỡ, viêm thận mãn tính, tăng sự co bóp của tim. Đối với trường hợp tim bị trúng độc, thì tác dụng càng rõ rệt, làm co giãn mạch, kết quả của sự giãn mạch ngoại vi, dẫn đến việc làm cho máu tới nhiều hơn làm dinh dưỡng nhiều hơn cũng do giãn mạch ngoại vi giúp huyết áp hạ thấp, vì mạch tim và mạch thận giãn nở, nên cũng ảnh hưởng làm thônh tiểu tiện.

Liều dùng: 4 - 10 gr. loại thuốc sắc hoặc thuốc cao.

Kiêng kỵ : không thấy đề cập

.............................

 
3. Phục thần Có tính ôn trung nội hàn. Chữa hồi hộp, yếu tim, hoảng hốt, mất ngủ, giúp an thần.
    

Liều dùng 6-12g. Dạng thuốc sắc, hoàn, tán. Phối hợp trong nhiều phương thuốc khác nhau.
 

 Kiêng kỵ : âm hư, mà không thấp nhiệt không nên dùng.
 
........................................

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger