Saturday, April 6, 2013

BẠN BIẾT GÌ VỀ CHỨNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

BẠN BIẾT GÌ VỀ CHỨNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

 
Theo danong.com
 
Mất ngủ về đêm, hay buồn ngủ về ban ngày - đó là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy có có sự liên h giữa thiếu ngủ và tai nạn xe hơi, hiệu quả của công việc, các vấn đề về bộ nhớ, rối loạn tâm trạng và các mối quan hệ không được tốt. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy, rối loạn giấc ngủ có thể góp phần làm tăng nguy cơ bệnh tim, béo phì và tiểu đường.

 
Thiếu ngủ có thể gây những tai nạn nghiêm trọng khi điều khiển xe hơi.


Có hai hình thức của giấc ngủ: giấc ngủ REM và giấc ngủ NREM. REM là viết tắt của chuyển động mắt nhanh chóng và được liên kết với mơ. Nó chiếm 25% giấc ngủ bình thường, trong thời gian dài hơn vào buổi sáng. Phần còn lại của thời gian ngủ của chúng ta là giấc ngủ NREM. Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ bình thường, ngăn ngừa một đêm ngủ ngon.

Vậy cần ngủ bao nhiêu là đủ?

Mỗi người có một nhu cầu ngủ khác nhau là:

16 giờ cho trẻ sơ sinh

9 giờ cho thanh thiếu niên

7-8 giờ cho người lớn

Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ

Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn giấc ngủ, nhưng có thể bao gồm:

- Buồn ngủ quá nhiều trong ngày

- Khó ngủ hoặc duy trì giấc ngủ

- Ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ

- Cảm giác khó chịu ở bàn chân vào ban đêm

Nguyên nhân

Hầu hết mọi người đều bị mất ngủ ít nhất một lần trong đời, nhưng hiện tượng mất ngủ này chỉ xảy ra một đêm. Nếu hiện tượng mất ngủ xảy ra liên tục đêm này qua đêm khác, bạn đã bị chứng mất ngủ. Người bị mất ngủ có thể nằm thao thức nhiều giờ trước khi ngủ. Họ có thể thức dậy quá sớm mà không thể ngủ lại được hoặc giấc ngủ chập chờn. Mất ngủ do một số nguyên nhân sau:
 

Thói quen xấu: Việc này đề cập đến những thói quen xấu gây trở ngại cho giấc ngủ. Ví dụ như uống cà phê vào buổi chiều hoặc buổi tối, hút thuốc hoặc ăn thức ăn nhiều trước khi ngủ, đi ngủ vào các thời gian khác nhau mỗi đêm, hoặc vừa ngủ vừa xem truyền hình, để đèn sáng…

Sức khỏe tâm thần: Các vấn đề về sức khỏe tâm tần có thể dẫn đến chứng mất ngủ bao gồm: trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Nếu bạn nghi ngờ về thuốc là nguyên nhân gây mất ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị của mình.

Mất ngủ liên quan đến vấn đề y tế, bao gồm:

- Viêm khớp

- Ợ nóng

- Đau mãn tính

- Suyễn

- Bệnh phổi

- Suy tim (do vấn đề về hô hấp)

- Vấn đề về tuyến giáp

- Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như đột quỵ, bệnh Alzheimer hay Parkinson

Các nguyên nhân khác của chứng mất ngủ

Ngưng thở khi ngủ


Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng ngừng thở đột ngột trong khoảng thời gian ngắn khi ngủ, sau đó thở lại bình thường. Người bị chứng rối loạn này thường bị ngưng thở nhiều lần trong khi ngủ, và họ không thể nhận thức được mình đang mắc chứng này. Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến chứng buồn ngủ vào ban ngày. Ngáy là một trong những dấu hiệu cảnh báo thông thường.
 

 
Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến chứng buồn ngủ vào ban ngày.

Chân bồn chồn khó chịu


Những người bị chứng rối loạn giấc ngủ thường cảm thấy chân bồn chồn khó chịu, muốn chân được vận động để hết cảm giác này, nhất là vào ban đêm. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn khi ngủ.
 

Chứng ngủ rũ là hiện tượng buồn ngủ cùng cực trong ngày. Bạn có thể ngủ bất kỳ thời điểm nào trong ngày mặc dù bạn đã dành đủ thời gian ngủ vào ban đêm. Các dấu hiệu cảnh báo khác bao gồm: Không thể thức dậy khi bạn lần đầu tiên thức, mất kiểm soát cơ bắp với những cảm xúc mạnh mẽ, mơ trong giấc ngủ trưa và giấc mơ giống như ảo giác.

- Mộng du: Những người bị mộng du có thể đứng dậy đi làm một việc gì đó trong khi ngủ, nhưng họ sẽ không nhớ gì khi thức dậy. Mộng du thường phổ biến ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể xảy ra với phụ nữ mang thai, công nhân làm ca.

Điều trị rối loạn giấc ngủ

Đối với ngưng thở khi ngủ, bạn có thể sử dụng một thiết bị CPAP làm tăng áp suất không khí giữ cho khí quản mở, giúp bạn thở dễ dàng hơn và không bị gián đoạn khi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc để điều trị chứng mất ngủ, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.




Nhận thức-hành vi trị liệu: Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong, hãy gác lại. Không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề. Khi lên giường ngủ, không nên làm gì. Nếu không ngủ được, sau 10-15 phút, hãy đứng dậy đi làm một việc khác.

Bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp thư giãn hoặc hít thở sâu để điều hòa nhịp tim, tạo tâm lý thoải mái khiến bạn dễ chìm vào giấc ngủ.

Điều trị giấc ngủ kém:

Tập thể dụcGiúp bạn có được giấc ngủ tốt. Tập thể dục thường xuyên là một phần của kế hoạch. Tuy nhiên, bạn phải tập ít nhất 3 tiếng trước khi ngủ. Nếu tập thể dục gần giờ đi ngủ lại có tác dụng ngược lại, nó sẽ khiến bạn khó rơi vào giấc ngủ hơn.

Một số thực phẩm và đồ uống: Nên tránh trong 4-6 giờ trước khi đi ngủ, Caffeine, bao gồm cà phê, trà, và sôđa, đồ ăn chứa nhiều chất béo hoặc thực phẩm nhiều gia vị, alcohol (Mặc dù cồn giúp một số người dễ dàng rơi vào giấc ngủ, nhưng nó lại đánh thức họ dậy vào ban đêm).

- Một số thực phẩm hữu ích: Một bữa ăn tối nhẹ trước khi ngủ có thể giúp bạn ngủ tốt hơn. Ngũ cốc với sữa hoặc bánh quy rất phù hợp với bữa ăn nhẹ, nhưng bạn nên ăn ít nhất một giờ trước khi ngủ.



 
Một bữa ăn tối nhẹ trước khi ngủ có thể giúp bạn ngủ tốt hơn.


Truyền hình: Xem ti vi trước khi ngủ có thể là một thói quen của bạn, nhưng nó lại khiến bạn khó khăn trong giấc ngủ. Những chương trình truyền hình đi vào tâm trí bạn và làm tăng sự tỉnh táo. Các trò chơi trên máy tính hoặc lên mạng cũng có những tác động tương đương. Vì vậy, hãy loại bỏ ti vi và máy tính hoàn toàn khỏi phòng ngủ của bạn để có một giấc ngủ tốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tập những bài tập nhẹ có tính chất thư giãn trước khi ngủ như tập hít thở sâu.

Những cách trên là một trong những biện pháp nhằm chống tình trạng rối loạn giấc ngủ, nhưng trong một số trường hợp sau cần có sự chăm sóc của các chuyên gia y tế: Ngáy to hoặc thở gấp khi ngủ, cảm thấy mệt mỏi trong tất cả các thời gian trong ngày, hoặc bạn có thể ngủ vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. (Theo Libero)

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger