Thursday, March 28, 2013

VỊ THUỐC ĐẠI TÁO

VỊ THUỐC ĐẠI TÁO

Theo thaythuoccuaban.com

Đại táo

Táo (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí), Táo tàu (Dược Điển Việt Nam).

 Đại táo, dai tao, daitao - vị thuốcTác dụng: 

+ An trung, dưỡng Tỳ, trợ 12 kinh, bình Vị khí, thông cửu khiếu, bổ thiểu khí, hòa bách dược (Bản Kinh).
 
+ Bổ trung, ích khí, cường lực, trừ phiền muộn (Danh Y Biệt Lục).
 
+ Giảm độc của vị Ô đầu (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
 
+ Dưỡng huyết, bổ Can (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
 
+ Nhuận Tâm Phế, chỉ thấu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
 
+ Kiện Tỳ, bổ huyết,  an thần, điều hòa các loại thuốc (Trung Dược Học).
 
+ Bổ Tỳ, hòa Vị, ích khí, sinh tân, điều doanh vệ, giải độc dược (Trung Quốc Đại Từ Điển).
 Đại táo, dai tao, daitao - vị thuốcChủ trị: 

+ Trị Tỳ hư, ăn ít, tiêu lỏng, khí huyết tân dịch bất túc, doanh vệ không điều hòa, hồi hộp, phụ nữ tạng táo (Trung Quốc Đại Từ Điển).
 
+ Trị Tỳ vị hư nhược, hư tổn, suy nhược, kiết lỵ, vinh vệ bất hòa (Trung Dược Học).
Liều dùng: 3 quả - 10 quả.

 Đại táo, dai tao, daitao - vị thuốcKiêng kỵ: 

+ Trái xanh ăn không tốt, không nên ăn nhiều. Ăn táo với hành làm ngũ tạng bất hòa, ăn với cá làm đau bụng, đau thắt lưng (Danh Y Biệt Lục).
 
+ Ăn nhiều trái Táo chưa chín  sẽ bị nhiệt khát, khí trướng (Thiên Kim Phương – Thực Trị).
 
+ Vùng dưới ngực có bỉ khối, đầy trướng, nôn mửa: không dùng (Y Học Nhập Môn).
 
+ Trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy trướng, đờm nhiệt, răng đau: Cấm dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
 
+ Dạ dày đau do khí bế, trẻ nhỏ bị nhiệt cam, bụng to, đau bụng do giun: không dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
 
+ Đang uống Nguyên sâm, Bạch vi, không được dùng Đại táo (Bản Thảo Tỉnh Thường).
 
+ Trẻ nhỏ, sản hậu, sau khi bị bệnh ôn nhiệt, thử thấp, hoàng đản, cam tích, đờm trệ: không nên dùng (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ).
 


Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger