Thursday, March 28, 2013

CÁC VỊ THUỐC TRỊ CẢM MẠO

CÁC VỊ THUỐC TRỊ CẢM MẠO

Theo thaythuoccuaban.com

Tía tô

Tác dụng dược lý: 


Làm ra mồ hôi, giải cảm.


Lợi tiểu.


Trợ tiêu hóa (kiện vị) uống nước sắc làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động dạ dày.


Tiêu đờm giảm ho, giảm xuất tiết của phế quản (hạt có tác dụng tiêu đờm mạnh hơn)


Giải ngộ độc ốc cua gây đau bụng, nôn mửa.


Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:


+ Nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.


+ Làm giảm chất xuất tiết của phế quản, làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản. Có tác dụng cầm máu.


+ Chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống thối và ức chế trung khu thần kinh.


+ Nước ngâm kiệt lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như: Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lî, trực khuẩn đại tràng.


Ứng dụng lâm sàng:


1.Giải cảm phong hàn: Trường hợp cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức dùng bài Hương tô tán (lá Tía tô 8g, Hương phụ 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g, cho thêm Gừng tươi 2 lát sắc nước uống) có thể xông lúc thuốc đang nóng tác dụng làm ra mồ hôi tốt.


2.Tiêu đờm giảm ho: Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang (Tô tử 6-12g, La bạc tử 8-12g, Bạch giới tử 6-8g) gia vị (thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.


3.Lý khí an thai: Trường hợp phụ nữ có mang thai động đau bụng, đau lưng ngực, buồn nôn dùng bài Tử tô ẩm (Tô ngạnh 8g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Đảng sâm 12g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, sắc nước uống.

4.Kiện vị cầm nôn: Trường hợp nôn ọe, ăn không tiêu, đầy bụng kèm nôn (dạng hư hàn) dùng nước sắc lá tía tô uống với viên Hương sa lục quân 6-8g có tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng. Trường hợp nôn thai nghén dùng nước sắc Tô ngạnh uống tốt.


5.Giải độc cua cá: Giã lá tía tô vắt nước uống, hoặc nước sắc lá khô 10g uống lúc nóng. Thường ngày ăn ốc cua hoặc gỏi cá nên kèm ăn rau sống có lá Tía tô. Bài thuốc Tử tô giải độc thang gồm Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.

Ngoài ra có kinh nghiệm dùng Lá tía tô chữa sưng vú (lá tía tô 10g sắc nước uống, bã đắp vú. Hoặc dùng nước sắc lá tía tô còn nóng rửa trị chàm lở bìu dái.


Liều lượng thường dùng: Lượng thường dùng trong các bài thuốc từ 4-12g. Dùng độc vị và thuốc tươi có thể nhiều gấp nhiều lần tùy tình hình bệnh lý.


Chú ý lúc dùng thuốc: Lá tía tô có tác dụng giải cảm phong hàn, giải độc, cành có tác dụng như lá nhưng ít hơn, có tác dụng an thần, còn hạt (Tô tử) chủ yếu là hành khí hóa đờm. 

Trường hợp BIỂU HƯ TỰ RA MỔ HÔI không dùng.

 Phòng phong

Tính vị: vị cay, ngọt và tính ấm.
Qui kinh: phế, can, tỳ và bàng quang.
 
Công năng: Giải biểu và trừ phong. Trừ phong     thấp và giảm đau. Giảm co thắt.
 
Chỉ định và phối hợp:
 
Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện như sốt, nghiến răng, đau đầu và đau toàn thân: Dùng phối hợp phòng phong với kinh giới và thương hoạt.
 
Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau họng, đỏ mắt và đau đầu: Dùng phối hợp phòng phong với kinh giới, hoàng cầm, bạc hà và liên kiều.
 
Hội chứng phong-hàn-thấp biểu hiện như đau khớp (viên khớp) và co thắt chân tay: Dùng phối hợp phòng phong với khương hoạt và đương qui.
 
Mày đay và ngứa da: Dùng phối hợp phòng phong với khổ sâm và thuyền thoái dưới dạng tiêu phong tán.
 
Liều dùng: 3-10g.
 
Thận trọng và chống chỉ định: Thận trọng khi dùng vị này khi bị co thắt do thiếu máu, không dùng vị thuốc này cho các trường hợp âm suy kèm dấu hiệu nhiệt.
 
 Bạch chỉ

Bạch chỉ, bachchi, bach chiTác dụng, chủ trị: 

 

+ Trị phụ nữ bị lậu hạ, xích đới, huyết bế, âm đạo sưng, nóng lạnh, đầu phong, chảy nước mắt, cơ nhục sưng (Bản Kinh).
 
+ Trị phong tà, nôn mửa, hông sườn dầy, đầu đau, khát lâu ngày, chóng mặt, mắt ngứa (Biệt Lục).
 
+ Trị xoang mũi, mũi chảy máu, răng đau, xương chân mày đau, bón, tiểu ra máu, huyền vận, giải độc do rắn cắn, vết thương đâm chém (Bản Thảo Cương Mục).
 
+ Trừ phong tà, làm sáng mắt, cầm nước mắt, trừ mủ. Trị ngực bụng đau như kim đâm, phụ nữ bị băng huyết, tiểu ra máu, lưng đau, bụng đau, ói nghịch (Dược Tính Luận).
 
+ Bổ thai lậu, hoạt lạc, phá huyết xấu, bổ huyết mới, bài nùng, chỉ thống, sinh cơ.Trị mắt đỏ, mắt có mộng, vú sưng đau, phát bối, loa lịch (lao hạch), trường phong, trĩ lậu, mụn nhọt, lở ngứa (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
 
+ Trị da ngứa do phong, Vị bị lạnh, bụng đau do lạnh, cơ thể đau do phong thấp (Trấn Nam Bản Thảo).
 
+ Tán hàn, giải biểu, khư phong, táo thấp, chỉ thống, giải độc. Trị đầu đau, răng đau, vùng trước trán và lông mi đau, tỵ uyên (xoang mũi viêm), xích bạch đới, mụn nhọt, ghẻ lở, ngứa ngoài da, rắn cắn, bỏng do nóng (Trung Dược Đại Từ Điển).
 
+ Táo thấp, trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu mủ, sinh da non, giảm đau. Trị phong thấp thuộc kinh dương minh, ung nhọt (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bạch chỉ, bachchi, bach chiLiều dùng: 4-8g. 

 

Bạch chỉ, bachchi, bach chi Kiêng kỵ:

 

+  Nôn mửa do hỏa: không dùng. Lậu hạ, xích bạch đới, âm hư hỏa kết, huyết nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
 
 + Nhức đầu do huyết hư, hỏa vượng, đinh nhọt hoặc mụn nhọt chưa vỡ miệng, người âm hư hỏa uất: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
 
+ Âm hư, huyết nhiệt: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
 
+ Âm hư  hỏa vượng: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
 
+  Đầu đau do huyết hư, ung ngọt đã vỡ mủ: không dùng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
 
+  Không dùng đối với chứng đau đầu do huyết hư, ung nhọt đă vỡ mủ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
 
+  Kỵ Tuyền phúc hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
 
+  Ức chế Hùng hoàng, Lưu hoàng (Bản Thảo Cương Mục).
 
+  Bạch chỉ làm tổn thương khí huyết, không nên dùng nhiều (Lôi Công Bào Chích Luận).

Bạch chỉ, bachchi, bach chiĐơn thuốc kinh nghiệm:


+  Trị đầu phong: Bạch chỉ, Bạc hà, Mang tiêu, Thạch cao, Uất kim. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít, thổi vào mũi ( Bạch Chỉ Tán – Lan Thất Bí Tàng).
 
+  Trị đầu đau, mắt đau: Bạch chỉ 16g, Ô đầu (sống) 4g. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít uống với nước trà (Bạch Chỉ Tán – Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
 
+  Trị các chứng phong, chóng mặt, sản hậu sinh xong bị cảm do phong tà, tinh thần không tỉnh: Hương bạch chỉ (dùng nước nấu sôi 4-5 dạo), tán bột, trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 hoàn (Đô Lương Hoàn - Bách Nhất Tuyển Phương).
 
+  Trị chứng trường phong: Hương bạch chỉ, tán bột, uống với nước cơm (Bách Nhất Tuyển Phương).
 
+  Trị nửa đầu đau: Bạch chỉ, Tế tân, Thạch cao, Nhũ hương, Một dược (bỏ dầu), lượng bằng nhau. Tán nhuyễn, thổi vào mũi. Đau bên trái thổi bên phải và ngược lại (Bạch Chỉ Tế Tân Suy Tỵ Tán - Chủng Phúc Đường Công Tuyển Lương Phương).   
 
+  Trị mi mắt đau do phong, nhiệt hoặc đờm: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm Pháp).
 
+  Trị mũi chảy nước trong: Bạch chỉ, tán bột. Dùng Hành gĩa nát, trộn thuốc làm hoàn 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g với nước trà nóng (Bạch Chỉ Tán - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
 
+  Trị xoang mũi: Bạch chỉ, Phòng phong, Tân di mỗi thứ 3,2g, Thương nhĩ tử 4,8g, Xuyên khung 2g, Tế tân 2,8g, Cam thảo 1,2g, hòa với nước bôi chung quanh rốn. Kiêng thịt bò (Dương Y Đại Toàn). 
 
+  Trị thương hàn cảm cúm: Bạch chỉ 40g, Cam thảo (sống) 20g, Gừng 3 lát, Hành 3 củ, Táo 1 trái, Đậu xị 50 hột, nước 2 chén, sắc uống cho ra mồ hôi (Vệ Sinh Gia Bảo Phương).
 
+  Trị trẻ nhỏ bị sốt: Bạch chỉ, nấu lấy nước tắm cho ra mồ hôi (Tử Mẫu Bí Lục Phương). 
 
+  Trị bạch đới, ruột có mủ máu, tiểu đục, bụng và rốn lạnh đau: Bạch chỉ 40g, Đơn diệp hồng la quỳ căn 80g, Thược dược căn, Bạch phàn, mỗi thứ 20g. Tán bột. Trộn với sáp làm hoàn to bằng hạt Ngô đồng. Uống mỗi lần 10-15 hoàn với nước cơm, lúc đói (Bản Thảo Hối Nghĩa).
 
+  Trị các loại phong ở đầu, mặt: Bạch chỉ, xắt lát, lấy nước Củ cải tẩm vào, phơi khô, tán bột. Ngày uống 8g với nước sôi hoặc thổi vào mũi (Trực Chỉ Phương).
 
+  Trị trĩ ra máu: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, ngoài ra sắc thuốc lấy nước xông và rửa hậu môn (Trực Chỉ Phương).
 
+  Trị trĩ sưng lở loét: trước hết, lấy Tạo giác  đốt, hun khói, sau đó lấy mật vịt trộn với bột Bạch chỉ, bôi (Y Phương Trích Yếu).
 
+  Trị chính giữa đầu đau (đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi, dùng bài này có hiệu quả): Bạch chỉ (sao) 100g, Xuyên khung (sao), Cam thảo (sao), Xuyên ô đầu (nửa sống nửa chín), mỗi vị 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước sắc Bạc hà, Tế tân (Đàm Dã Ông Thí Hiệu Phương).
 
+  Trị 2 đầu lông mày đau do phong, nhiệt, đờm: Bạch chỉ, Hoàng cầm (sao rượu), lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm pháp).
 
+  Trị răng đau do phong nhiệt: Bạch chỉ 4g, Chu sa 2g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt súng. Hàng ngày dùng sát vào chân răng (Y Lâm Tập Yếu Phương).
 
+  Trị răng đau do phong nhiệt: Bạch chỉ, Ngô thù, lượng bằng nhau, hòa với nước, ngậm (Y Lâm Tập Yếu Phương).
 
+  Trị các bệnh ở mắt: Bạch chỉ, Hùng hoàng, tán nhuyễn, trộn mật làm viên to bằng hạt nhãn, dùng Chu sa bọc ngoài. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hạt (Hoàn Tinh Hoàn - Phổ Tế Phương).
 
+  Trị tiểu khó do khí (Khí lâm): Bạch chỉ, tẩm giấm, phơi khô, 80g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Mộc thông và Cam thảo (Phổ Tế Phương).
 
+  Trị mắc (hóc) xương: Bạch chỉ, Bán hạ, lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g thì sẽ ói xương ra (Phổ Tế Phương).
 
+  Trị chân răng thối: Bạch chỉ 28g, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 4g, sau khi ăn (Bách Nhất Tuyển Phương).
 
+  Trị chân răng thối: Bạch chỉ, Xuyên khung, 2 vị bằng nhau, tán bột, làm viên to bằng hạt súng, ngậm hàng ngày (Tế Sinh Phương).
 
+  Trị mồ hôi trộm: Bạch chỉ 40g, Thần sa 20g. Tán bột, ngày uống 8g với rượu nóng (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).    
 
+  Trị ống chân đau: Bạch chỉ, Bạch giới tử, lượng bằng nhau, trộn nước Gừng, đắp vào    (Y Phương Trích Yếu Phương).
 
+  Trị bạch đới: Bạch chỉ 160g, Thạch hôi 640g. Ngâm 3 đêm, bỏ vôi đi, lấy Bạch chỉ xắt lát, sao, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu, ngày 2 lần (Y Học Tập Thành Phương).
 
+  Trị táo bón do phong độc: Bạch chỉ, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm trộn với ít Mật ong (Thập Tiện Lương Phương).  
 
+  Trị cháy máu cam không cầm: lấy huyết chảy ra đó, trộn với bột Bạch chỉ, đắp vào sơn căn (Giản Tiện Phương).
 
+  Trị thủng độc, nhiệt thống: Bạch chỉ, tán nhỏ, hòa dấm bôi (Vệ Sinh Giản Dị Phương).
 
+  Trị tiêu ra máu do phong độc trong ruột: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, rất thần hiệu (Dư Cư Sĩ Tuyển Kỳ Phương).
 
+  Trị đinh nhọt mới phát: Bạch chỉ 4g, Gừng sống 40g, rượu 1 chén, gĩa nát thuốc, uống nóng cho ra mồ hôi (Tụ Trân Phương).
 
+  Trị ung nhọt trong ruột, đới hạ ra chất tanh nhớp luôn luôn: Bạch chỉ 40g, Hồng quỳ 80g, Khô phàn, Bạch thược đều 20g. Tán bột, uống với nước cơm, lúc đói. Khi hết mủ, dùng lá Sen để bổ. Khi ung nhọt đã bớt thì giảm liều dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
 
+  Trị ung nhọt sưng đỏ: Bạch chỉ, Đại hoàng, lượng bằng nhau, mỗi lần uống 8g với nước cơm (Kinh Nghiệm Phương).
 
+  Trị vết thương do dao chém, tên bắn : Bạch chỉ, nhai nát, đắp (Tập Giản Phương). 
 
+  Giải độc Từ thạch: Bạch chỉ, nghiền nát, uống 8g với nước giếng (Sự Lâm Quảng Ký Phương).
 
+  Trị trẻ nhỏ bị đơn độc, độc còn lại chạy quanh, nhập vào bụng thì nguy: Bạch chỉ, Hàn thủy thạch, tán bột, trộn nước hành, dán vào chỗ đau (Toàn Ấu Tâm Giám Phương). 
 
+  Trị tiểu ra máu: Bạch chỉ, Đương quy, lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 8g (Kinh Nghiệm Phương)
 
+  Trị bệnh âm thử, xích thủng: Bạch chỉ, Đại hoàng, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống  6g với nước cơm ( Kinh Nghiệm Phương).
 
+  Trị ung nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, rắn cắn: Bạch chỉ, Bối mẫu, Liên kiều, Qua lâu, Tử hoa địa đinh, mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo 4g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
 
+  Trị rắn độc hoặc rết cắn: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau, uống với rượu ấm (Bạch Chỉ Hộ Tâm Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).  
 
+  Trị bạch đới: Bạch chỉ, Mai mực, lượng bằng nhau, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 12g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
 
+  Trị cảm, đầu đau (đau trước trán nhiều): Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 4g, Phòng phong 12g, Khương hoạt 8g, Hoàng cầm 8g, Sài hồ 8g, Kinh giới 8g, Cam thảo 4g, sắc nước uống (Khu Phong Thanh Thượng Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)..
 
+  Trị lở sơn: Bạch chỉ mài với rượu hoặc dấm bôi (Dược Liệu Việt Nam).
 
+  Trị miệng hôi: Bạch chỉ 30g, Xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2-3 viên (Dược Liệu Việt Nam).
 
 Đại táo

Táo (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí), Táo tàu (Dược Điển Việt Nam).

 Đại táo, dai tao, daitao - vị thuốcTác dụng: 

+ An trung, dưỡng Tỳ, trợ 12 kinh, bình Vị khí, thông cửu khiếu, bổ thiểu khí, hòa bách dược (Bản Kinh).
 
+ Bổ trung, ích khí, cường lực, trừ phiền muộn (Danh Y Biệt Lục).
 
+ Giảm độc của vị Ô đầu (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
 
+ Dưỡng huyết, bổ Can (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
 
+ Nhuận Tâm Phế, chỉ thấu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
 
+ Kiện Tỳ, bổ huyết,  an thần, điều hòa các loại thuốc (Trung Dược Học).
 
+ Bổ Tỳ, hòa Vị, ích khí, sinh tân, điều doanh vệ, giải độc dược (Trung Quốc Đại Từ Điển).
 Đại táo, dai tao, daitao - vị thuốcChủ trị: 

+ Trị Tỳ hư, ăn ít, tiêu lỏng, khí huyết tân dịch bất túc, doanh vệ không điều hòa, hồi hộp, phụ nữ tạng táo (Trung Quốc Đại Từ Điển).
 
+ Trị Tỳ vị hư nhược, hư tổn, suy nhược, kiết lỵ, vinh vệ bất hòa (Trung Dược Học).
Liều dùng: 3 quả - 10 quả.

 Đại táo, dai tao, daitao - vị thuốcKiêng kỵ: 

+ Trái xanh ăn không tốt, không nên ăn nhiều. Ăn táo với hành làm ngũ tạng bất hòa, ăn với cá làm đau bụng, đau thắt lưng (Danh Y Biệt Lục).
 
+ Ăn nhiều trái Táo chưa chín  sẽ bị nhiệt khát, khí trướng (Thiên Kim Phương – Thực Trị).
 
+ Vùng dưới ngực có bỉ khối, đầy trướng, nôn mửa: không dùng (Y Học Nhập Môn).
 
+ Trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy trướng, đờm nhiệt, răng đau: Cấm dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
 
+ Dạ dày đau do khí bế, trẻ nhỏ bị nhiệt cam, bụng to, đau bụng do giun: không dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
 
+ Đang uống Nguyên sâm, Bạch vi, không được dùng Đại táo (Bản Thảo Tỉnh Thường).
 
+ Trẻ nhỏ, sản hậu, sau khi bị bệnh ôn nhiệt, thử thấp, hoàng đản, cam tích, đờm trệ: không nên dùng (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ).
 

Mã đề

D. Tác dụng dược lý
1. Tác dụng lợi tiểu: Uống nước sắc mã đề, lượng nước tiểu tăng, trong nước tiểu lượng ure, axit uric và muối đều tăng.
2. Tác dụng chữa ho: Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6-7 giờ, mạnh nhất sau khi uống 3-6 giờ. Kết quả chữa ho trừ đờm trên lâm sàng phù hợp với kết quả thí nghiệm trên lâm sàng. Tác dụng chữa ho này không trở thành không trở ngại đến  sự tiêu hóa và cũng không tác dụng phá huyết. Cho tác dụng chữa ho của mã đề không giống những thuốc chữa ho chứa saponozit, nhưng tác dụng chữa ho giống nhau. Có điều cần chú ý là trẻ con ho dùng thuốc mã đề hay đái nhiều, có thể đái dầm.
Chất plantagin có tác dụng hưng phấn thần kinh bài tiết niêm dịch của phế quản và cũng của ống tiêu hóa, tác dụng trên trung khu hô hấp làm cho hơi thở sâu và từ từ.
3. Tác dụng kháng sinh: Nước mã đề có tác dụng ức chế đối với một số vi trùng bệnh ngoài da.
Mã đề tán bột chế thành thuốc cầu đắp lên mụn nhọt đỡ mưng mủ, đỡ viêm tấy.
Để lá mã đề trong tối và lạnh kiểu chế thuốc Filatov trong vài ngày có thể sinh chất biostimulin, chế thành thuốc tiêm, tiêm dưới da có thể chữa các bệnh mụn nhọt, viêm cổ họng, mắt.
4. Độc tính: Cho uống aucubin không thấy có triệu chứng độc.
5. Tác dụng khác: Trên lâm sàng mã đề còn được dùng chữa cao huyết áp có kết quả, ngày hái 20-30g cây mã đề tươi, non, thêm vao nước sắc kỹ chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa lỵ cấp tính và mãn tính: Lá mã đề tươi chế thành thuốc sắc 100%, ngày uống 3 lần mỗi lần 60-120ml nước sắc 100% nói trên. Có thể uống tớil mỗi lần. Thời gian điều trị 7-10 ngày có thể kéo dài tới 1 tháng
Đơn thuốc có mã đề
Thuốc lợi tiểu: xa tiền tử 10g, Cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc và giữ sôi trong nửa giờ. Chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa ho tiêu đờm: Xa tiền thảo 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml. Đun sôi trong nửa giờ, chia ba lần uống trong ngày. Nếu không có Cam thảo thì có thể thay bằng đường cho đủ ngọt mà uống.
 
Cam thảo
B. Tác dụng dược lý
1. Tác dụng giải độc của cam thảo: có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.
2. Tác dụng như coctison
Cam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.
C. Công dụng và liều dùng
Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.
Theo tài liệu cổ cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải đọc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.
Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt rễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu.
1. Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luôn 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.
2. Chữa bệnh Ađidơ vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.
Đơn thuốc có cam thảo
1. Cát cánh cam thảo: Chữa ho
2. Đơn thuốc Kavet chữa đau dạ dày: Cao cam thảo 0.03g, bột cam thảo 0.1g, natri bicacbonat 0.15g, magiê cacbonat 0.2g, bitmutnitrat basic 0.05g, bột đại hoàng 0.02g tá dược vừa đủ 1 viên, chữa loét dạ dày với liều 2-4 viên mỗi lần, ngày uống 2-3 lần.
3. Đơn thuốc chữa loét dạ dầy: Cam thảo, cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần, hòa tan, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa nhỏ không uống lâu quá 3 tuần lễ.
4. Nhân trung hoàng chữa sốt qúa hóa điện cuồng, trúng độc: Cam thảo tán nhỏ, cho vào ống tre đã cạo hết lớp tinh tre bên ngoài. Bịt kín 2 đầu bằng nhựa thông, đến mùa đông cắm cả ống tre đó vào hố phân người, cho đến ngày lập xuân lấy ra rửa sạch, bổ ống lấy cam thảo phơi khô tán nhỏ. Đông y coi vị này rất quý để chữa cảm sốt quá hóa điên cuồng, trúng độc, bị mụn nhọt mỗi lần uống 1-2g.
5. Cao cam thảo mền chữa các chứng mụn nhọt, ngô độc, ngày uống  1-2 thìa con.
  
Ngọc trúc

Tính vị, tác dụng: Ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn; có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân chỉ khát.
 
Công dụng: Thường dùng chữa: 1. Thân thể hư yếu, ra nhiều mồ hôi, đái nhiều và đái đường; 2. Họng khô, miệng khát, âm hư phát sốt, ho khô; 3. Mắt đỏ sưng đau, mờ tối; 4. Phong thấp, đau lưng, 5. Đòn ngã, vết thương.
 
Ngày dùng 8-18g, phối hợp với các vị thuốc khác.
 
Đơn thuốc:
 
1. Chữa âm hư phát sốt, ho khô, miệng khô họng ráo: Ngọc trúc 16g, Mạch môn, Sa sâm đều 12g, Cam thảo dây 8g, sắc uống.
 
2. Chữa mắt đau đỏ, thấy hoa đen, mù tối: Dùng Ngọc trúc 12g, Sinh địa, Huyền sâm, Thảo quyết minh sao, Cúc hoa, mỗi vị 10g, Bạc hà 2g, nấu xông hơi và uống.
 

Ghi chú: Người dương suy, âm thịnh, tỳ hư đờm thấp ứ trệ không được dùng
 
 Mạch môn, mach mon, mach mon - vị thuốcTác Dụng Dược Lý:

+ Thuốc có tác dụng tăng huyết lượng động mạch vành, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim, cải thiện lực co bóp cơ tim và chống rối loạn nhịp tim, trên thực nghiệm, thuốc còn có tác dụng an thần (Trung Dược Học).
 
+ Trên thực nghiệm, tiêm bắp cho thỏ nước sắc Mạch môn làm tăng đường huyết, nhưng cũng có báo cáo nói hạ đường huyết (Trung Dược Học).
 
+ Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn (Trung Dược Học).
 
+ Tác dụng nội tiết: Dùng nước sắc hoặc cồn chiết xuất Mạch môn pha vào dịch truyền chích cho thỏ, thấy đảo Langerhans phục hồi nhanh, tăng lưọng dự trữ Glycogen so với lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine).
 
+ Tác dụng kháng khuẩn: Bột Mạch môn có tác dụng ức chế Stapylococus albus vaf E. Coli (Chinese Hebral Medicine).
 
+ Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn… (Trích Yếu Văn Kiện Nghiên Cứu Trung Dược – NXB Khoa Học trung Quốc 1965, 301).

 Mạch môn, mach mon, mach mon - vị thuốcTính Vị:

+ Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).
 
+ Vị hơi đắng, tính hàn (Y Hcj Khởi Nguyên).
 
+ Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
 
+ Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). 
 
 Mạch môn, mach mon, mach mon - vị thuốcQuy Kinh:

+ Vào kinh thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).
 
+ Vào kinh thủ Thái âm, thủ Thiếu âm (Bản Thảo Mông Thuyên).
 
+ Vào kinh túc Dương minh, kiêm thủ Thái âm, Thiếu âm (Bản Thảo Kinh Sơ).
 
+ Vào kinh Phế, Vị, Tâm (Trung Dược Đại Từ Điển).
 
+ Vào kinh Tâm, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu). 
 
 Mạch môn, mach mon, mach mon - vị thuốcTham Khảo:

+ Những người mạch Đại và những chứng nuy súc phải dùng đến Mạch môn vì nó làm cho tâm phế nhuận thì huyết mạch tự  nhiên thông lợi được ngay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
 
+ Mạch môn có tác dụng thanh dưỡng âm của Phế và Vị do đó thường bỏ lỏi khi xử dụng. Nếu chỉ muốn thanh tâm hỏa mà tư âm thì thường cứ để cả lõi khi xử dụng (Đông Dược Học Thiết Yếu). 
+ Mạch môn và Thiên môn cùng giống nhau, nhưng Mạch môn không béo và nhiều chất nhờn bổ bằng Thiên môn, vì vậy muốn tư âm thì dùng Thiên môn tốt hơn. Tuy nhiên Mạch môn bổ âm mà không dính nhầy mà con2 có thể bổ dưỡng chân âm của Vị, điều này Thiên môn không sánh bằng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
 
+ Mạch môn và Thiên môn đều có tác dụng dưỡng âm, thanh phế, nhuận táo, chỉ khái. Nhưng Mạch môn vị hàn, tác dụng tư âm, nhuận táo so với Thiên môn kém hơn. Mạch môn thiên về ích tỳ, sinh tân, thanh tâm, trừ phiền. Thiên môn tính rất hàn, nhiều nước, tác dụng tư âm nhuận táo mạnh hơn Mạch môn, thiên về tư thận, tráng thủy, thanh phế, giáng hỏa, hóa đờm nhiệt (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
 

 Thiên môn, thien mon, thienmon - vị thuốcTác dụng: Thiên môn

+ Bảo định Phế khí, khu hàn nhiệt, dưỡng cơ bì, ích khí lực, lợi tiểu tiện (Biệt Lục).
+ Thông Thận khí, trừ nhiệt, chỉ tiêu khát, khử nhiệt trúng phong (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trấn Tâm, nhuận ngũ tạng, ích bì phu, bổ ngũ lao, thất thương (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

 Thiên môn, thien mon, thienmon - vị thuốcChủ trị: Thiên môn
 
+ Trị hư lao, người gìa suy nhược, gầy ốm, âm nuy, điếc, mắt mờ (Thiên Kim phương).
 
+ Trị phế khí ho nghịch, suyễn, phế nuy sinh ra nôn ra mủ, ghẻ nước (Dược Tính Bản Thảo).
 
+ Trị ho lao, lao phổi, ho ra máu, khát nưóc do bệnh ở thượng tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).

 Thiên môn, thien mon, thienmon - vị thuốcKiêng kỵ:

+ Phế không có hư hỏa mà lại có hàn đàm hoặc đàm ẩm: cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

 Thiên môn, thien mon, thienmon - vị thuốcĐơn thuốc kinh nghiệm: 
 
+ Tư âm, dưỡng huyết, ôn bổ hạ nguyên: Thiên môn bỏ lõi, Sinh địa đều 80g. cho vào bình bằng gỗ cây Liễu, cho rượu vào rửa. Chưng chín rồi phơi 9 lần, đến lúc thật khô. Thêm Nhân sâm 40g, tán bột. Lấy 9 quả Táo tầu, bỏ hột, gĩa nát, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên, với rượu nóng, trước bữa ăn, ngày 3 lần (Tam Tài Hoàn – Hoạt Pháp Cơ Yếu).
 
+ Trị cơ thể đau nhức do hư lao: Thiên môn, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa với rượu (Thiên Kim phương).
 
+ Làm cho nhan sắc xinh tươi: Thiên môn, Thục địa, Hồ ma nhân, tán nhuyễn, trộn với mật ong, làm thành viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần uống 20 viên với nước nóng (Trửu Hậu phương).
 
+ Trị phế nuy, ho, khạc nhiều đờm, trong tim nóng, miệng khô, khát nhiều: Thiên môn để sống, gĩa vắt lấy nước cốt chừng 7 chén, rượu 7 chén, Mạch nha 1 chén, Tử uyển 160g. cho vào bình bằng đồng hoặc nồi bằng sành, nấu đặc thành cao hoặc làm thành viên. Mỗi lần uống to bằng qủa Táo, ngày 3 lần (Trửu Hậu phườn).
 
+ Trị tiêu khát: Thiên môn, Mạch môn, Ngũ vị tử, nấu đặc thành cao, thêm ít Mật ong để dùng dần (Giản Tiện phương).
 
+ Trị âm hư hỏa vượng, có đờm mà không dùng được thuốc táo: Thiên môn 1 cân, rử nước, bỏ lõi, lấy nguyên nhục khoảng 480g. cho vào cối đá gĩa  nát. Lấy Ngũ vị tử, rửa sơ qua, bỏ hột, chỉ lấy thịt 160g. phơi khô (đừng cho vào lửa). Cả hai thức cùng nghiền nát, trộn với hồ làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi klần uống 20 viên với nước trà nóng, ngày 3 lần (Giản Tiện phương).
 
+ Trị phế nuy, hư lao, phong nhiệt, trị chứng nóng, khát: Thiên môn, bỏ vỏ, bỏ lõi, nấu chín, ăn. hoặc phơi khô, tán bột, luyện với mật làm thành viên, to bằng hạt Ngoốnnng. Mỗi lần uống 20 viên với nước trà. Cũng có thể nấu lấy nước để rửa mặt (Thực Liệu Bản Thảo).
 
+ Trị phong, điên, mỗi khi lên cơn thì nôn mửa, tai ù như ve kêu, đau lan xuống cạnh sườn: Thiên môn, bỏ lõi, phơi khô, gĩa nát. Mỗi lần dùng 1 thìa với rượu, ngày 3 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
 
+ Trị phụ nữ bị cốt chưng, trong xương nóng, buồn phiền, bứt rứt, mồ hôi trộm, miệng khô, khát mà không uống được nhiều, suyễn; Thiên môn, Thanh hao, Miết giáp, Mạch môn, Sài hồ, Ngưu tất, Bạch thược, Địa cốt bì, Ngũ vị tử. Lượng bằng nhau, sắc uống (Hoạt Pháp Cơ Yếu).
 
+ Trị miệng lở lâu ngày không khỏi: Thiên môn (bỏ lõi), Mạch môn (bỏ lõi), Huyền sâm. Lượng bằng nhau, tán bột, trộn mật làm thành viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần ngậm 1 viên [Bài này do nhà sư Liêu Sở truyền cho] (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa).
 
+ Trị thiên trụy [sán khí]: Thiên môn 12g, Ô mai 20g, nấu cho kỹ, uống (Hoạt Nhân Tâm Kính phương).
 
+ Trị da mặt nám đen: Thiên môn, phơi khô, gĩa nát, trộn với mật ong làm thành viên. Hằng ngày, dùng thuốc viên pha với nước để rửa mặt. Dùng thuốc xát vào da cũng sẽ làm cho da dần dần tươi sáng, xinh tươi (Thánh Tế Tổng Lục).


 

 

 

 

 

 
 

́ 


 

 

 


Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger