BẢO VỆ MŨI MÙA LẠNH
Dương Hằng (danong.com)
Mùa đông, mùa lạnh tăng cường bảo vệ mũi sẽ giúp bảo vệ lá phổi, cánh cửa của hệ thống hô hấp.
Luyện tập khả năng chịu lạnh
Hàng ngày nên kiên trì luyện tập thể thao, đặc biệt là luyện tập khả năng chịu lạnh bằng các hoạt động ngoại trời, hít thở nhiều không khí trong lành; dùng nước lạnh để rửa mũi trong suốt cả 4 mùa, ví dụ như sáng tối sau khi rửa mặt, dùng nước sạch rửa mũi. Như vậy không những tăng cường khả năng thích ứng của niêm mạc mũi đối với khí hậu lạnh, mà còn kịp thời đánh đuổi vi khuẩn gây bệnh, bụi bặm, phấn hoa và các vi sinh vật nhỏ gây dị ứng, từ đó phòng chống và giảm nhẹ triệu chứng cảm.
Ăn uống
Xoang mũi và khí phổi tương thông. Mùa đông thời tiết hàn lạnh thường xuyên ăn một số thực liệu có tác dụng thông khí phổi như như hành, gừng, bạch chỉ vv. Ngoài ra, mùa đông tiết trời khô hanh, có thể ăn một số thực phẩm có tác dụng ích dương nhuận khô như lê, củ sen, chuối, nấm tuyết, củ cải, cà rốt, mía, cà chua, mật ong, hạch đào, vừng vv, nên hạn chế ăn các chất kích thích như cay hoặc thực phẩm quá khô nóng để phòng tránh chứng nóng trong người, gây ảnh hưởng và tổn thương cho khoang mũi.
Giữ ẩm chống lạnh
Thế giới tự nhiên có đại khí hậu, trong xoang mũi của mỗi người có tiểu khí hậu. Việc điều tiết môi trường trong xoang mũi sẽ giúp duy trì được độ ẩm và ấm áp. Trong những ngày thời tiết hàn lạnh, đặc biệt cần phải chú ý giữ ấm cho mũi.
Nếu cảm thấy mũi khô khó chịu hoặc lỗ mũi ngứa không sạch sẽ, có thể dùng khăn bông hoặc gạc bông thấm vào nước ấm rửa sạch khoang mũi, cũng có thể để mũi vào chỗ khí hơi bốc lên của nước nóng và lấy chất bẩn ra, tuyệt đối không được dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương cho niêm mạc mũi gây ra chứng viêm.
Xoa bóp
Xoa bóp có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, có tác dụng hữu hiệu trong phòng chống cảm và bệnh về mũi.
Đầu tiên dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ xoa bóp huyệt nghinh hương ở hai bên sống mũi 20 -30 phút, sau đó dùng bàn tay chà xát vào nhau cho nóng, nhẹ nhàng áp bàn tay, xoa bóp lên đầu mũi, sống mũi thuận theo kim đồng hồ 10 phút và ngược kim đồng hồ cũng 10 phút. (Theo Dân Trí)
Hàng ngày nên kiên trì luyện tập thể thao, đặc biệt là luyện tập khả năng chịu lạnh bằng các hoạt động ngoại trời, hít thở nhiều không khí trong lành; dùng nước lạnh để rửa mũi trong suốt cả 4 mùa, ví dụ như sáng tối sau khi rửa mặt, dùng nước sạch rửa mũi. Như vậy không những tăng cường khả năng thích ứng của niêm mạc mũi đối với khí hậu lạnh, mà còn kịp thời đánh đuổi vi khuẩn gây bệnh, bụi bặm, phấn hoa và các vi sinh vật nhỏ gây dị ứng, từ đó phòng chống và giảm nhẹ triệu chứng cảm.
Ăn uống
Xoang mũi và khí phổi tương thông. Mùa đông thời tiết hàn lạnh thường xuyên ăn một số thực liệu có tác dụng thông khí phổi như như hành, gừng, bạch chỉ vv. Ngoài ra, mùa đông tiết trời khô hanh, có thể ăn một số thực phẩm có tác dụng ích dương nhuận khô như lê, củ sen, chuối, nấm tuyết, củ cải, cà rốt, mía, cà chua, mật ong, hạch đào, vừng vv, nên hạn chế ăn các chất kích thích như cay hoặc thực phẩm quá khô nóng để phòng tránh chứng nóng trong người, gây ảnh hưởng và tổn thương cho khoang mũi.
Giữ ẩm chống lạnh
Thế giới tự nhiên có đại khí hậu, trong xoang mũi của mỗi người có tiểu khí hậu. Việc điều tiết môi trường trong xoang mũi sẽ giúp duy trì được độ ẩm và ấm áp. Trong những ngày thời tiết hàn lạnh, đặc biệt cần phải chú ý giữ ấm cho mũi.
Nếu cảm thấy mũi khô khó chịu hoặc lỗ mũi ngứa không sạch sẽ, có thể dùng khăn bông hoặc gạc bông thấm vào nước ấm rửa sạch khoang mũi, cũng có thể để mũi vào chỗ khí hơi bốc lên của nước nóng và lấy chất bẩn ra, tuyệt đối không được dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương cho niêm mạc mũi gây ra chứng viêm.
Xoa bóp
Xoa bóp có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, có tác dụng hữu hiệu trong phòng chống cảm và bệnh về mũi.
Đầu tiên dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ xoa bóp huyệt nghinh hương ở hai bên sống mũi 20 -30 phút, sau đó dùng bàn tay chà xát vào nhau cho nóng, nhẹ nhàng áp bàn tay, xoa bóp lên đầu mũi, sống mũi thuận theo kim đồng hồ 10 phút và ngược kim đồng hồ cũng 10 phút. (Theo Dân Trí)
Post a Comment