Monday, August 5, 2013

3 CÂU HỎI VỀ TRÍ NHỚ

3 CÂU HỎI VỀ TRÍ NHỚ



chuyencamcuoiblogspot.com

1/- Có mấy loại trí nhớ và đời tư của trí nhớ

Trí nhớ là một chức năng thiết yếu của não, được vận dụng liên tục trong hầu hết cuộc đời. Không phải chỉ có một mà có nhiều loại trí nhớ, trí nhớ gần (về những sự việc, hình ảnh mới xảy ra) trí nhớ lao động (không bao giờ ta quên cách đi xe đạp), và trí nhớ lâu dài (vốn từ ngữ đã được lưu giữ từ nhỏ đến già, những ký ức đầu tiên....). Nói một cách ví von, trí nhớ như cái hộp cất giữ những gì con người trải nghiệm như nghe, thấy, nhìn, học....trong cuộc sống.

Trí nhớ có từ khi nào? Thật khó tin nếu có ai đó còn nhớ những kỷ niệm từ thời đi nhà trẻ, nhiều người đã quên hết những kỷ niệm tuổi mẫu giáo và chỉ có trí nhớ từ tuổi học cấp 1...Trên thực tế, đa số bắt đấu có kỷ niệm từ thời gian 3- 4 tuổi. Trí nhớ phụ thuộc một phần vào sự phát triển của não bộ và nhất là sự phát triển của ngôn ngữ, vì khi trẻ mới bập bẹ dùng lời nói để gợi lại kỷ niệm, điều kiện tiên quyết để hình thành trí nhớ. Trước khi biết nói, trẻ đã có trí nhớ giác quan, nhưng loại trí nhớ này rất mong manh, không bền. Nếu không có lời nói để tái hiện, để mô tả, tất cả rất dễ bị xóa sạch,

Ghi nhớ là quá trình tạo ra trong não bộ những liên kết giữa các tế bào thần kinh, những gì gây ấn tượng cảm xúc càng mạnh thì dấu ấn để lại càng bền vững. Các nghiên cứu cho thấy, hợp chất trung gian trong quá trình ghi nhớ là ribonucleic acid (RNA), chuột thí nghiệm được cấy RNA của cá thể chuột khác sẽ nhớ những gì chuột khác học được, mặc dù chuột được cấy chưa được học. Một khi thiếu RNA chuột thí nghiệm sẽ không có khả năng nhớ được bất cứ điều gì.

Trước đây, giới y học vẫn cho rằng, bán cầu não trái đảm trách quá trình ghi nhớ. Gần đây, các nhà khoa học Đức thuộc đại học Hamburg đã phát hiện ra rằng, việc kích thích bán cầu não phải làm việc cũng có tác dụng gia tăng đáng kể khả năng ghi nhớ. Thực tế, những người khai thác triệt để bán cầu não phải, không chỉ có nhiều ý tưởng rất sáng tạo mà còn là những người tháo vát và nhanh trí trong giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và có trí nhớ tốt.

Trí nhớ suy giảm theo tuổi tác. Sau tuổi 60, có thể xuất hiện những biểu hiện suy giảm trí nhớ. Bước sang tuổi 70 - đặc biệt sau tuổi 80 trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Từ khoảng 25 tuổi, trong não người xuất hiện quá trình tiêu hao các tế bào thần kinh, đến tuổi 80 - não mất khoảng 10% các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, 90% số tế bào còn lại vẫn đủ khả năng làm việc hiệu quả và vẫn tạo được những khả năng tạo được những khả năng tạo lập những kết nối mới. Trong thực tế, vẫn có không ít cụ già trên 80 tuổi có trí nhớ minh mẫn.

2/- Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ?

Theo giáo sư Adam Stepien thuộc Viện Y học Quân sự Warsaw (Ba Lan), có ba nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm trí nhớ.

* Do tuổi tác: Quá trình phát triển của hệ thần kinh bắt đầu trong phôi thai và đến năm 25 tuổi thì hoàn chỉnh. Sau lứa tuổi này, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị tiêu hủy mà không có sự sinh sản thêm. Càng lớn tuổi, cơ thể càng ít tạo ra các chất trung gian cần thiết cho não hoặt động.

* Suy giảm trí nhớ do bệnh lý: Các nghiên cứu đã cho thấy, những người bị xơ vữa động mạch, có hàm lượng cholesterol trong máu cao và bị tiểu đường có nhiều nguy cơ suy giảm trí nhớ nhanh. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các thành mạch máu bị sơ cứng và cholesterol xấu gây khó khăn cho việc máu và oxy tới nuôi não, đẩy nhanh việc tiêu hủy các tế bào thần kinh. Đặc biệt bệnh Alzheimer, trước đây người ta cho rằng bệnh này chỉ gặp ở người cao tuổi tuy nhiên gần đây giới nghiên cứu ghi nhận thực tế  bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào.

Trường hợp sa sút trí tuệ do tai biến não thường có tiền sử bị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh động mạch vành hoặc những biểu hiện khác của xơ vữa động mạch. Dạng sa sút trí tuệ này có thể khởi phát âm thầm và tiến triển chậm.

* Suy giảm trí nhớ do căng thẳng và do nghiện rượu, lạm dụng các loại thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm. Đặc biệt, với nhịp sống và cường độ làm việc quá gấp gáp và căng thẳng như hiện nay, nhiều người còn trẻ đã rơi vào tình trạng mất ngủ, trầm cảm, làm việc căng thẳng gây kém tập trung....., đó cũng là những nguyên nhân thường gặp gây giảm trí nhớ ở người trẻ.

3/- Có thể duy trì "tuổi thanh xuân" cho trí nhớ?

Theo các nhà khoa học, có thể duy trì "tuổi thanh xuân" trí nhớ bằng bốn biện pháp:

* Hoặt động thể lực tích cực: Não luôn cần oxy cho hoặt động. Do vậy việc đểu đặn và thường xuyên có hoặt động thể lực làm gia tăng lượng máu lên não, cung cấp oxy nuôi tế bào thần kinh. Hoặt động thể lực cũng là biện pháp giải toả căng thẳng -  một trong những "kẻ thù" của trí nhớ. Các hình thức vận động thể lực như đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục, bơi lội - thậm chí chỉ cần vài động tác hít sâu - thở sâu bên cạnh cửa sổ đón không khí ngoài trời đều có tác dụng duy trì trí tuệ minh mẫn.

* Tạo giấc ngủ ngon sau mỗi ngày làm việc: Theo các nhà khoa học Thụy Sĩ, giấc ngủ ngon là một trong những biện pháp tốt nhất để cải thiện trí nhớ - tăng cường liên kết giữa các tế bào thần kinh, tác động tích cực tới việc học tập và ghi nhớ. Giấc ngủ ngon về đêm là liều thuốc bổ cho não, bảo đảm đủ oxy và nghỉ ngơi, đồng thời cho phép não sắp xếp "ngăn nắp" các tin tức mới trong ngày và tăng cường trí nhớ những sự kiện đã qua. Các nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy, ba đêm liền mất ngủ có thể làm tê liệt não bộ.

* Kích thích cả hai bán cầu não hoặt động: Để kích thích cả hai bán cầu não phối hợp hoặt động, có thể áp dụng những bài tập như viết, vẽ bằng hai tay  hoặc nếu thuận tay phải thì viết bằng tay trái, dùng bàn chải đánh răng hay tập dùng dao bằng tay trái. Học ngoại ngữ cũng là biện pháp tốt để duy trì trí nhớ, buộc hai bán cầu não hoặt động đồng thời. Theo giáo sư Gary Small, càng bắt não làm việc thường xuyên, càng làm cho não hoàn hảo hơn: không chỉ có tác dụng tạo ra những liên kết mới, mà còn tạo ra nhiều tế bào thần kinh mới. Kích thích vùng xám của não làm việc bằng nhiều biện pháp như đọc sách, giải các bài đố chữ, xếp hình, chơi cờ, đi du lịch khám phá, thay đổi những thói quen hằng ngày. Các nghiên cứu gần đây tại Anh cho thấy, khả năng của trí nhớ được cải thiện đáng kể - nếu thường xuyên tiếp cận với những sự kiện mới, những khám phá mới hoặc những mối quen biết bạn hữu mới.....

* Áp dụng cách ăn uống và dinh dưỡng "thông minh": gần nửa thế kỷ trước các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, có mối lệ thuộc chặt chẽ giữa khả năng trí tuệ với chế độ dinh dưỡng vào cơ thể có tác dụng khởi động hàng nghìn tác động tới các chức năng và hoặt

Hằng ngày, não liên tục tiếp nhận, giải quyết và vận chuyển hàng triệu các loại tin tức; mặc dù có kích thước không lớn (ở người lớn chiếm khoảng 2% thân thể), nhưng não bộ đòi hỏi nhu cầu năng lượng rất lớn (chiếm 20 - 25%) năng lượng cơ thể). Món ăn chủ yếu của não là glucose và oxy (riêng bản thân não tiêu thụ khoảng 50% lượng glucose trong máu, không kể nhu cầu về glucose của các tế bào thần kinh khác).

Nguồn cung cấp glucose là các chất bột như ngũ cốc, khoai tây, các loại đậu...Ngoài lượng glucose từ lương thực, não có nhu cầu lớn về các vitamin và khoáng chất, trước hết là vitamin nhóm B và các acid béo không no. Vitamin B rất quan trọng cho việc phát triển trí tuệ, đặc biệt là B8 và B3. Vitamin B3 có trong cám gạo, hạt ngũ cốc, đậu phộng, hạt đậu.

Thiếu hụt B3 gây suy giảm trí nhớ và thiếu tập trung, suy giảm khả năng kết nối các sự việc. Vitamin B8 cần thiết cho việc tạo acetycholine - một trong những chất truyền dẫn thần kinh, giúp cải thiện trí nhớ. B8 có trong giá đỗ, mầm thóc và ngũ cốc, lạc.

Một số khoáng chất cần thiết nhất cho não: Chất sắt có nhiệm vụ chuyên chở oxy cho não có trong đậu phộng, đậu, nho khô.... Kẽm sẵn có trong sò, hến, hạt bí ngô Magnesium - có nhiệm vụ sản sinh nhiều enzyme cần thiết cho hoặt động của não sẵn có trong cacao, đậu phộng, đậu tương, cám gạo bánh mì đen, các loại hạt đậu, đỗ...Kalium - có nhiệm vụ cải thiện lượng oxy cung cấp cho não, sẵn có trong cam, mơ, trái đào, quả bơ, cà chua...

Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ xung: hạt lanh (giàu B3, kẽm, acid Omega-3); bí ngô (giàu chất sơ, kalium, magnesium, calcium...) nho tươi (giàu sắt, kalium, magnesium) 
(Mới Magazine - Theo Zdrowie)







Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger