Friday, August 23, 2013

NGƯỜI ĐẸP VÀ TRINH TIẾT

NGƯỜI ĐẸP VÀ TRINH TIẾT


(chuyencamcuoi.blogspot.com) - Trên toàn thế giới đàn ông có thể gom nhặt kinh nghiệm tình ái vô độ mà không bị trừng phạt. Lần đầu làm tình của họ thường diễn ra trong nhà thổ. Là thực tế phổ biến tại các quốc gia khu vực Trung và Nam Mỹ.

Khi không may trở thành nạn nhân của hành động cưỡng dâm, nhiều phụ nữ ở một số quốc gia trên thế giới, bắt buộc phải che giấu trước mối đe doạ bị trừng phạt nghiêm khắc. "Đám cưới với thủ phạm đã cưỡng hiếp là sự ban thưởng được xã hội ngầm chấp nhận. Tình yêu của nạn nhân không có ý nghĩa. Người đã "đánh cắp" trinh tiết của nạn nhân nghiễm nhiên có quyền lấy nạn nhân làm vợ. Nhờ thế, đấng mày râu khác không rơi vào tình cảnh "Nuôi cá lạ vào ao nhà". Có thể nói trinh tiết của phụ nữ và sự an toàn tài chính tương lai của tài sản gia đình. Vậy nên, nó không chỉ có giá trị mang tính biểu trưng, mà cả giá trị vật chất" - GS Hanne Blank, nhà lịch sử khoa học Mỹ đã viết như thế trong cuốn: "Virgin : The Untouched History".

Mảnh khăn trắng

Tập tục theo đó, cho đến ngày cưới, người phụ nữ phải còn nguyên trinh, bắt đầu đi vào cuộc sống từ khi nào? Chính người Hy Lạp là dân tộc đầu tiên đưa hành vi phá trinh như tiết mục bắt buộc của tiệc cưới. Quan khách đưa cô dâu, chú rể đến căn nhà lớn, nơi chuẩn bị sẵn "căn phòng hạnh phúc" để đôi trai gái "làm chuyện ấy" và mọi người đồng loạt hoan hô - khi cặp uyên ương đã "xong phim" (tất nhiên kèm theo chứng cứ "vẫn còn trinh").

Suốt nhiều thế kỷ, tập tục Hy Lạp gắn lễ cưới với hiện tượng phá trinh đã tồn tại ở nhiều loại và nhiều nền văn hóa trên thế giới.

Có thể dễ dàng chứng kiến kịch bản tương tự trong cộng đồng dân Digan ở Tây Ban Nha, nơi đám cưới, thực chất là ngày lễ phá trinh cô dâu (chú rể gần như bị bỏ quên). Khám xét cô dâu và hành động phá trinh được coi là đỉnh điểm của trọng lễ - GS Paloma Blasco mô tả trong bài viết đã đăng trên tạp chí "Journal of Royal Anthropological Institute".

Để lọt qua vòng kiểm tra. Về việc, liệu thiếu nữ đã qua tay đàn ông chưa? Sẽ do một phụ nữ thâm niên có chồng và tuổi đời cao nhất địa phương đánh giá. Nếu cô dâu là đối tượng còn "nguyên xi như khi người mẹ đã sinh ra". Người đàn bà này sẽ phá màng trinh bằng ngón tay trỏ quấn mảnh khăn trắng (mảnh vải sau đó sẽ trở thành kỷ vật vô giá). Ngay khi thu được chứng cứ "như ý", đám đông sẽ hò reo, gia đình cô dâu sẽ òa khóc vì sung sướng, mọi người nhất loạt công kênh cặp uyên ương. Bắt đầu cỗ cưới kéo dài liên tục ba ngày.

Ở bên kia bờ biển Địa Trung Hải, tại Ai Cập, trình tự đám cưới cũng diễn ra tương tự. Có thể xem mô tả chi tiết trong cuốn "De-fiance Gender in Low-Income Cairo" của Heba Aziz El-Khola. "Thủ tục khai mạc" diễn ra với sự tham gia của nữ giám khảo - cũng dùng ngón tay trỏ quấn khăn trắng. Đám đông thực khách tiệc cưới hồi hộp và im lặng chờ đợi tin vui bên ngoài ngôi nhà. Tiếng reo hò mừng vui tóe ra - ngay khi một thành viên "Ban giám khảo" giới thiệu trước công chúng mảnh vải thấm máu đào.

Tại những khu nhà ổ chuột của dân nghèo ngoại ô Cairo, thủ tục này còn được "bổ xung" chi tiết đặc biệt hấp dẫn: căn phòng diễn ra thủ tục phá trinh bắt buộc phải mở cửa, để đám đông quan sát. Lý do: thiếu nữ trẻ trước ngày lấy chồng thường có thời gian đi làm kiếm tiền xa nhà, thiếu sự giám sát của gia đình, số đông bị tiếng đồn thất thiệt (?!). Thế nên, để biểu thị niềm hãnh diện, không hiếm trường hợp cô dâu cài lên đầu mảnh vải "đẫm máu", nhảy múa suốt ba ngày tiệc cưới.

Bản thân thủ tục được tổ chức theo hai cách, thường đã có sự hiện diện của chú rể: dukhla baladi (theo cách truyền thống) hoặc dukhla afrangi (theo cách "phương tây"). Hai cách khác nhau ở chỗ, ngoài cô dâu chú rể và "nữ giám khảo", còn có nhân vật thứ tư. Bản thân giai đoạn phá trinh bao giờ cũng bằng tay hoặc chú rể thực hiện theo cách trần tục, bằng "dụng cụ sung sướng" (theo cách "phương tây").

Rắc rối với chồng

Không phải chỉ tại Ai Cập, nơi sự giải phóng phụ nữ trên bình diện xã hội còn kém xa bình diện cá nhân. Sự phổ cập của thủ thuật phẩu thuật tái tạo màng trinh trước ngày cưới là chứng cứ điển hình. Nhu cầu lớn nhất của dịch vụ này đã duy trì nhiều năm không chỉ tại những quốc gia Hồi giáo Ả Rập, mà cả ở Trung quốc, Indonesia. Tại Armenia, nơi về mặt lý thuyết đã có thể ly dị, tái hôn và nạo phá thai, cha mẹ không còn dựng vợ, gả chồng cho con, nhưng tình dục trước hôn nhân vẫn là chủ đề cấm kỵ.

Sau đêm tân hôn, mẹ chồng bao giờ cũng đưa cho cô dâu một trái táo chín đỏ - biểu tượng đã rách màng trinh. Thậm chí, cả khi bố mẹ chồng và chú rể không nghiêm trọng hóa vấn đề trinh tiết, hủ tục cũ vẫn tiếp tục được tôn trọng. Trong những trường hợp xuất hiện sự hoài nghi bác sĩ bệnh viện phụ sản địa phương buộc phải giải quyết bằng cách cấp giấy xác nhận "cô dâu từng là phụ nữ còn trinh".

Một trong những thủ tục dị thường nhất liên quan đến đêm tân hôn đến nay vẫn được thực hiện tại vùng Amhara ở Ethiopia. Cô dâu có nghĩa vụ "tự vệ", ngăn cản chồng phá trinh bằng mọi cách và sức lực. Chú rể buộc phải "chiến đấu" thực sự  với sự trợ giúp của hai - ba đấng mày râu và người thân trong gia đình hoặc bạn bè từng trải, giàu kinh nghiệm. Trường hợp chú rể thiếu tự tin, ngượng ngùng, yếu đuối và tự mình không thể hoàn thành, nhân vật có uy tín nhất, thường đã có vợ, sẽ thực hiện nhiệm vụ. Sau đó, nhân vật sẽ giới thiệu với quan khách có mặt bộ trang phục vấy máu làm vật chứng: giai đoạn phá trinh đã hoàn thành.

Trinh tiết? Vô tích sự

Không hiếm địa phương trên thế giới, nơi màng trinh không được ai coi trọng. Khi khao khát có chồng và đã được ông bố chấp thuận, thiếu nữ bộ tộc da đỏ Cashinahua ỏ Brazil sẽ mời đối tượng đã lọt mắt xanh đến phòng ngủ của mình. Chàng trai sẽ tha dần đồ đạc đến "nhà mới" nhưng không ai nghĩ đến đám cưới một cách nghiêm túc - cho đến khi cô gái chưa to bụng.

Trên đảo Dobu cách New Guinea không xa, đến tuổi dậy thì các chàng trai thoải mái đến ngủ nhà bạn gái trong thời gian vài năm, họ cũng thường trao đổi bạn tình với nhau. Giới trẻ da đỏ Pueblo ở New Mexico cũng được sinh hoặt tình dục tự do. Nếu con gái thích bạn trai, bà mẹ sẽ chuẩn bị giường ngủ và đôi bạn trẻ có thể vô tư khám phá.

Trong bộ tộc Busznen sống du mục trên sa mạc Kalahari, thậm chí không có khái niệm "màng trinh" - chuyên gia nhân chủng học Mỹ, GS Helen Fisher nhấn mạnh trong cuốn sách "Giải phẩu tình yêu" của bà. "Các thành viên trong bộ lạc Kung đặc biệt đam mê tình dục, đối với họ tình dục tkhông khác gì thức ăn ngon. Họ tin rằng, nếu cô gái trẻ không học được cách hưởng thụ sự đê mê từ sự chung đụng xác thịt, trí óc sẽ phát triển không bình thường.

Chữa bệnh bằng cách phá trinh

Màng trinh phụ nữ không chỉ có giá cao. Lòng tin vào khả năng cứu vãn sự sống được phổ cập rộng rãi đáng ngạc nhiên, thậm chí trong thế kỷ XXI. "Thần dược màng trinh" - Là mối quan hệ tình dục của người đàn ông mắc bệnh và thiếu nữ trinh tiết, trung bình cứ 5 trường hợp hiếp dâm bé gái tuổi vị thành niên có một xuất phát từ lòng tin vào sức mạnh chữa bệnh của hành động phá trinh. Hiện nay không ít nạn nhân AIDS ở châu Nam Phi, Ấn Độ và Jamaica cũng nổ lực phá trinh với hy vọng sẽ thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. (Theo Mới Magazine)


Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger