Monday, August 26, 2013

PHẢI LÀM GÌ KHI "CHÁN GHÉT CÔNG VIỆC HIỆN TẠI

PHẢI LÀM GÌ KHI "CHÁN GHÉT CÔNG VIỆC HIỆN TẠI

 

Bạn cảm thấy mỗi ngày làm việc giống như một 'cực hình' nhưng lại băn khoăn không biết nên ra đi hay tiếp tục công việc nhàm chán này?
 
Tìm được một công việc tốt trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định bạn nên tham khảo 10 lời khuyên dưới đây:
 

  1. Tự đánh giá bản thân
 
 
Khi ở trong hoàn cảnh này, các chuyên gia khuyên điều đầu tiên bạn nên làm là tự đánh giá lại bản thân mình. Hãy đặt và tự trả lời những câu hỏi như: "Tại sao tôi lại ghét công việc hiện tại?"; "Đây là cảm giác mới xuất hiện hay đã tồn tại từ lâu?"...
 
 
Cố gắng liệt kê danh sách những ưu và khuyết điểm của công việc hiện tại cũng như xác định những điều bạn mong muốn ở công việc kế tiếp.
 
 
Suy nghĩ xem có cách nào giúp bạn thay đổi tình hình mà vẫn giữ nguyên công việc này không hay đã đến lúc bạn nên ra đi.
 
Tuy nhiên, luôn nhớ rằng bạn chỉ nên rời bỏ công việc hiện tại khi chắc chắn đã có một công việc khác thay thế.
 

2. Xác định nguyên nhân chán nản là do bạn hay do công việc
 
 
Nếu bạn quyết định thay đổi công việc vì muốn thoát khỏi những căng thẳng và áp lực, bạn có thể vẫn phải 'đối đầu' với chúng ở công việc mới. Trong trường hợp bạn chán ghét công việc vì bản thân đang gặp những khó chịu trong cuộc sống, hãy tìm những giải pháp bên ngoài công sở.
 

 3. Nói chuyện với nhà quản lý
 
 
Nếu bạn không thoải mái với lịch làm việc, chế độ phúc lợi hay nhiệm vụ được phân công, bạn nên chia sẻ với sếp của mình. Điều đó có thể giúp bạn cải thiện tình hình thay vì cứ tiếp tục làm việc với nỗi ấm ức, khó chịu.
 
 
4. Đừng bỏ việc ngay lập tức
 
 
Trước khi rời bỏ công việc hiện tại hoặc quyết định chuyển sang một lĩnh vực toàn toàn mới mẻ, hãy tiến hành nghiên cứu và có mọi sự chuẩn bị cần thiết để chắc chắn rằng bạn đủ kiến thức và khả năng.
 
 
5. Thay đổi thái độ
 
 
Có thể bạn đã gặp một vài sự cố hoặc vấn đề gì đó khiến bạn luôn ác cảm với vị trí hiện tại. Hãy thay đổi thái độ và nhìn vào những điều tích cực mà công việc này đem lại cho bạn. Nếu bạn không thể tìm ra một điều tích cực nào cả thì có lẽ đây là thời điểm bạn nên ra đi.
 
 
6. Tỏ ra chuyên nghiệp
 
 
Ngay cả khi bạn có kế hoạch nghỉ việc, bạn vẫn nên tiếp tục làm việc một cách nghiêm túc. Điều đó sẽ giúp bạn có được những nhận xét tích cực từ nhà quản lý cũ khi nhà tuyển dụng mới muốn tham khảo ý kiến. Mặt khác, sau một thời gian  nếu thấy tình hình được cải thiện và bạn quyết định ở lại, bạn sẽ không thấy xấu hổ về thái độ trước đó của mình. Luôn nhớ rằng: cho dù bạn có khó chịu đến mấy với sếp hay công việc thì cũng không nên tỏ ra vô trách nhiệm.
 
 
7. Lập mục tiêu nghề nghiệp
 
 
Xác định xem bạn muốn ở vị trí nào trong 5 năm tới. Liệu công việc hiện tại có giúp bạn đạt được điều đó hay không? Nếu không, bạn nên làm gì để đạt được mục tiêu mà mình đề ra. Biết chính xác những điều mình mong muốn sẽ giúp bạn có được quyết định sáng suốt hơn.
 
 
8. Tìm kiếm các cơ hội
 
 
Tình nguyện giúp đỡ một người mà bạn ngưỡng mộ trong công ty, họ có thể dạy bạn thêm một vài kỹ năng hoặc đưa ra những lời khuyên hữu ích. Bạn cũng có thể đăng ký tham gia vào một dự án nào đó khiến bạn thấy hào hứng...Những điều đó có thể khiến bạn hứng thú hơn với công việc của mình.
 

9. Đừng 'trút' sự chán nản lên người khác
 
 
Đừng vì thấy bất mãn với công việc mà bạn tỏ thái độ khó chịu với khách hàng hay đồng nghiệp. Bạn có thể chia sẻ câu chuyện của mình với đồng nghiệp nhưng phải ở mức độ vừa phải, không nên suốt ngày than vãn, phàn nàn hay 'buôn chuyện'.
 
 
10. Thay đổi vị trí những không thay đổi công ty
 
 
Nếu bạn vẫn yêu thích công ty này nhưng lại gặp vấn đề với đồng nghiệp hoặc sếp, bạn có thể tìm kiếm cơ hội để làm việc tại một phòng ban khác phù hợp với mình hơn.
 
Theo Tin kinh doanh

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger